Mục từ này liên quan đến chủ đề giáo dục giới tính và tình dục. Thông tin ở đây có thể không phù hợp với một số đối tượng độc giả hoặc khi truy cập ở những nơi công cộng. Wikipedia không chịu trách nhiệm về những nội dung có thể không phù hợp cho một số người xem, xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Âm vật
Giải phẫu sinh lý của âm hộ người, với mũ âm vật và môi nhỏ được chỉ ra ở hình vẽ. Âm vật kéo dài từ phần nhìn thấy được đến điểm dưới xương mu.
Âm vật (tiếng Anh: clitoris, /ˈklɪtərɪs/ⓘ hoặc /klɪˈtɔːrɪs/ⓘ), tên gọi dân gian là hột le hay mồng đốc, là một phần của cơ quan sinh dục của giống cái. Âm vật có mặt ở động vật có vú, đà điểu châu Phi và một số động vật khác. Ở người, âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại, nằm trên niệu đạo. Không giống như dương vật, âm vật không chứa phần mở ra bên ngoài của niệu đạo và do vậy không dùng để tiểu tiện. Mặc dù đa số động vật có vú không tiểu tiện qua âm vật, linh cẩu đốm cái - loài có âm vật phát triển đầy đủ - tiểu tiện, quan hệ tình dục và sinh con qua cơ quan này. Một số động vật có vú khác như vượn cáo và ateles cũng có âm vật phát triển đầy đủ.[1]
Âm vật là cơ quan nhạy cảm nhất trong cơ thể con người [2] (cùng hạng với dương vật ở nam và lưỡi), nơi đây tập trung nhiều (khoảng 8000) đầu dây thần kinh có chức năng mang lại khoái cảm tình dục.[3]
Các cuộc tranh luận về xã hội học, tình dục và y học đã tập trung vào âm vật, chủ yếu liên quan đến độ chính xác về giải phẫu, các yếu tố của cực khoái và giải thích sinh lý cho điểm G, và liệu âm vật là sản phẩm mang tính di tích, tính thích ứng, hoặc chuyên phục vụ chức năng sinh sản.[4] Các nhận thức xã hội về âm vật dao động từ tầm quan trọng của vai trò của nó đối với khoái cảm tình dục của phụ nữ, các giả định về kích thước thực sự và chiều sâu của nó, và những niềm tin khác nhau liên quan đến việc sửa đổi bộ phận sinh dục như làm âm vật lớn hơn, xỏ khuyên âm vật và phẫu thuật cắt bỏ âm vật. Sửa đổi bộ phận sinh dục có thể là vì lý do thẩm mỹ, y tế hoặc văn hóa.[5]
Kiến thức về âm vật bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhận thức văn hoá về nó. Các nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức về sự tồn tại và giải phẫu của âm vật rất ít so với các cơ quan tình dục khác, và việc giáo dục nhiều hơn về âm vật có thể giúp giảm bớt những căng thẳng xã hội liên quan đến cơ thể phụ nữ và tình dục nữ giới; ví dụ như âm vật và âm hộ nói chung là không hấp dẫn về mặt trực quan, phụ nữ mà thủ dâm là điều cấm kỵ, hoặc đàn ông cần làm chủ và kiểm soát cực khoái của phụ nữ.[6]
Baskin, Laurence S.; Yucel, Selcuk; Cunha, Gerald R.; Glickman, Stephen E.; Place, Ned J. (tháng 1 năm 2006). “A Neuroanatomical Comparison of Humans and Spotted Hyena, a Natural Animal Model for Common Urogenital Sinus: Clinical Reflections on Feminizing Genitoplasty”. Journal of Urology. 175 (1): 276–83. doi:10.1016/S0022-5347(05)00014-5. PMID16406926.
Blechner, Mark J. (2017). “The Clitoris: Anatomical and Psychological Issues”. Studies in Gender and Sexuality. 18 (3): 190–200. doi:10.1080/15240657.2017.1349509.
Glickman, Stephen E.; Cunha, Gerald R.; Drea, Christine M.; Conley, Alan J.; Place, Ned J. (2006). “Mammalian sexual differentiation: lessons from the spotted hyena”. Trends in Endocrinology and Metabolism. 17 (9): 349–56. doi:10.1016/j.tem.2006.09.005. PMID17010637.
Goldmeier, D; Leiblum, SR (2006). “Persistent genital arousal in women – a new syndrome entity”. International Journal of STD & AIDS. 17 (4): 215–6. doi:10.1258/095646206776253480. PMID16595040.
Harvey, Elizabeth D. (2002). “Anatomies of Rapture: Clitoral Politics/Medical Blazons”. Signs. 27 (2): 315–46. doi:10.1086/495689. JSTOR3175784.
Hawkins, C. E.; Dallas, J. F.; Fowler, P. A.; Woodroffe, R.; Racey, P. A. (ngày 1 tháng 3 năm 2002). “Transient Masculinization in the Fossa, Cryptoprocta ferox (Carnivora, Viverridae)”. Biology of Reproduction. 66 (3): 610–615. doi:10.1095/biolreprod66.3.610. PMID11870065.
Jocelyn, Henry David; Setchell, Brian Peter (1972). “Regnier de Graaf on the human reproductive organs. An annotated translation of 'Tractatus de Virorum Organis Generationi Inservientibus' (1668) and 'De Mulierub Organis Generationi Inservientibus Tractatus Novus' (1672)”. Journal of Reproduction and Fertility. Supplement. 17: 1–222. OCLC468341279. PMID4567037.
Kammerer-Doak, Dorothy; Rogers, Rebecca G. (tháng 6 năm 2008). “Female Sexual Function and Dysfunction”. Obstetrics and Gynecology Clinics of North America. 35 (2): 169–83, vii. doi:10.1016/j.ogc.2008.03.006. PMID18486835.
Kawatani, Masahito; Tanowitza, Michael; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 1994). “Morphological and electrophysiological analysis of the peripheral and central afferent pathways from the clitoris of the cat”. Brain Research. 646 (1): 26–36. doi:10.1016/0006-8993(94)90054-X. PMID7519963.
Martin-Alguacil, Nieves; Pfaff, Donald W.; Shelley, Deborah N.; Schober, Justine M. (tháng 6 năm 2008). “Clitoral sexual arousal: an immunocytochemical and innervation study of the clitoris”. BJUI. 101 (11): 1407–13. doi:10.1111/j.1464-410X.2008.07625.x. PMID18454796.
O'Connell, Helen E.; Sanjeevan, Kalavampara V.; Hutson, John M. (tháng 10 năm 2005). “Anatomy of the clitoris”. The Journal of Urology. 174 (4): 1189–95. doi:10.1097/01.ju.0000173639.38898.cd. PMID16145367.
Ogletree, Shirley Matile; Ginsburg, Harvey J. (2000). “Kept Under the Hood: Neglect of the Clitoris in Common Vernacular”. Sex Roles. 43 (11–12): 917–26. doi:10.1023/A:1011093123517.
Moore, Lisa Jean; Clarke, Adele E. (tháng 4 năm 1995). “Clitoral Conventions and Transgressions: Graphic Representations in Anatomy Texts, c1900-1991”. Feminist Studies. 21 (2): 255–301. doi:10.2307/3178262. JSTOR3178262.
Rubenstein, N. M.; Cunha, G. R.; Wang, Y. Z.; Campbell, K. L.; Conley, A. J.; Catania, K. C.; Glickman, S. E.; Place, N. J. (tháng 12 năm 2003). “Variation in ovarian morphology in four species of New World moles with a peniform clitoris”. Reproduction. 126 (6): 713–719. doi:10.1530/rep.0.1260713. PMID14748690.
Schmotzer, B.; Zimmerman, A. (ngày 15 tháng 4 năm 1922). von Eggeling, H. (biên tập). “Über die weiblichen Begattungsorgane der gefleckten Hyäne” [About the female sexual organs of the spotted hyena]. Anatomischer Anzeiger [Anatomical Gazette] (bằng tiếng Đức). 55 (12/13): 257–64.
Waskul, Dennis D.; Vannini, Phillip; Wiesen, Desiree (2007). “Women and Their Clitoris: Personal Discovery, Signification, and Use”. Symbolic Interaction. 30 (2): 151–74. doi:10.1525/si.2007.30.2.151.
Yang, Claire C.; Cold, Christopher J.; Yilmaz, Ugur; Maravilla, Kenneth R. (tháng 4 năm 2006). “Sexually responsive vascular tissue of the vulva”. BJUI. 97 (4): 766–72. doi:10.1111/j.1464-410X.2005.05961.x. PMID16536770.
Ghaem-Maghami, Sadaf; Souter, William Patrick (2014). “Carcinoma of the vagina and vulva”. Trong Price, Pat; Sikora, Karol (biên tập). Treatment of Cancer. CRC Press. ISBN978-1-4822-1494-9.
Kaufman, Raymond H; Faro, Sebastian; Brown, Dale (2005). Benign Diseases of the Vulva And Vagina. Elsevier Mosby. ISBN978-0323014748. The external genitalia of a female fetus may become masculinized if exposed to excess androgens in utero.... Besides enlargement, congenital abnormalities of the clitoris may also include agenesis or hypoplasia.... After the 13th to 14th weeks of gestation, androgen exposure produces clitoromegaly alone.