Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực (viết tắt: ĐGNL) là tên gọi chung cho một vài kỳ thi tuyển sinh sớm tại Việt Nam do các đại học và trường đại học tự tổ chức.

Kỳ thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nội dung bài thi đánh giá năng lực thường tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.[1]

Kể từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công nhận kết quả hai kỳ thi của nhau, điểm thi được quy đổi theo công thức , với là điểm thi của Đại học Quốc gia Hà Nội và là điểm thi của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Một kỳ thi khác tương đồng với các kỳ thi Đánh giá năng lực là kỳ thi Đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông
Viết tắtĐGNL • HSA
LoạiThi trắc nghiệm trên máy tính
Nhà phát triển / quản lýĐại học Quốc gia Hà Nội
Kiến thức / kỹ năng kiểm traTư duy định lượng, định tính và khoa học
Mục đíchTuyển sinh đại học và cao đẳng
Năm bắt đầu2015–2016; 2021–nay
Thời lượng195 phút
Thang điểm0–150
Hiệu lựcKhông giới hạn (nhưng được khuyến nghị sử dụng trong 02 năm kể từ ngày thi)
Tổ chức10 đợt/năm
Quốc gia / khu vực Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Phí tham dự500.000 VNĐ/đợt thi
Điểm được sử dụng bởiDanh sách
Trang mạngTrang web chính thức

Bài thi ĐGNL học sinh trung học phổ thông (HSA; tiếng Anh: High School Student Assessment) bắt đầu được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào năm 2015,[2] sau đó tiếp tục tổ chức vào năm 2016 và ngưng tổ chức kể từ năm 2017.[3] Năm 2021, kỳ thi được tổ chức trở lại với nhiều thay đổi so với năm 2015, tiếp cập theo hướng phi truyền thống nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh chứ không đơn thuần phục vụ cho tuyển sinh đại học.[4] Bài thi ĐGNL mỗi năm tổ chức 10 đợt thi, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 2 đợt, trừ năm 2021 vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà kỳ thi chỉ tổ chức được một nửa số đợt.

Hình thức

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những câu phù hợp với ba nhóm năng lực nêu trên, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, cân bằng độ khó của từng đề.[5]

Phần thi Số câu hỏi Thời gian Điểm tối đa Mức điểm
Tư duy định lượng 50 75 phút 50 1
Tư duy định tính 50 60 phút 50
Khoa học 50 60 phút 50

Tranh cãi

Ngày 26 tháng 4 năm 2023, một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải bài viết về việc đề thi phần Tư duy định tính của bài thi ĐGNL có sự trùng lặp giữa các đợt, thậm chí chỉ thay đổi khoảng 30% số câu. Về vấn đề này, đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng khả năng lặp lại đề thi, đặc biệt là lặp đến 30% là điều không không thể xảy ra và không có căn cứ để phán đoán, chưa nói đến việc vội vã kết luận.[6]

Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi

Danh sách 70 trường đại học và học viện sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2023:[7]

  1. Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  4. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  5. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  6. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
  7. Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  8. Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  9. Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
  10. Trường Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội
  11. Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
  12. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
  13. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
  14. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên
  15. Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
  16. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  17. Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
  18. Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên
  19. Trường Đại học Ngoại thương
  20. Học viện Ngân hàng
  21. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  22. Trường Đại học Thương mại
  23. Trường Đại học Hà Nội
  24. Học viện Tài chính
  25. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  26. Trường Đại học Thăng Long
  27. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  28. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  29. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  30. Trường Đại học Hồng Đức
  31. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  32. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  33. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  34. Trường Đại học Vinh
  35. Trường Đại học Tân Trào
  36. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  37. Trường Đại học Điện lực
  38. Trường Đại học Tây Bắc
  39. Học viện Chính sách và Phát triển
  40. Trường Đại học Mở Hà Nội
  41. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  42. Trường Đại học Duy Tân
  43. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  44. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  45. Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  46. Trường Đại học Lâm nghiệp
  47. Trường Đại học Nha Trang
  48. Trường Đại học Y tế Công cộng
  49. Trường Đại học Hoa Sen
  50. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
  51. Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  52. Trường Đại học Đà Lạt
  53. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
  54. Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
  55. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
  56. Trường Đại học Nguyễn Trãi
  57. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
  58. Trường Đại học Kinh Bắc
  59. Trường Đại học Tài chính – Marketing
  60. Trường Đại học Quảng Bình
  61. Học viện Hàng không Việt Nam
  62. Trường Đại học Quy Nhơn
  63. Trường Đại học Nam Cần Thơ
  64. Trường Đại học Hòa Bình
  65. Trường Đại học Công nghệ Đông Á
  66. Trường Đại học Đông Đô
  67. Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM
  68. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  69. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  70. Trường Đại học Hải Phòng

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi Đánh giá năng lực
Viết tắtĐGNL • V-ACT
LoạiThi trắc nghiệm trên giấy
Nhà phát triển / quản lýĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Kiến thức / kỹ năng kiểm traSử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; toán, suy luận logic và xử lý số liệu; giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội
Mục đíchTuyển sinh đại học và cao đẳng
Năm bắt đầu2018
Thời lượng150 phút
Thang điểm0–1200
Hiệu lực1 năm
Tổ chức2 đợt/năm
Quốc gia / khu vực Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Phí tham dự300.000 VNĐ/đợt thi
Điểm được sử dụng bởiDanh sách
Trang mạngTrang web chính thức

Kỳ thi Đánh giá năng lực (V-ACT; tiếng Anh: Vietnam National University Ho Chi Minh City - Academic Conpetency Test) bắt đầu được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào năm 2018.[8] Kỳ thi ĐGNL tổ chức tại nhiều cụm ở các tỉnh thành khác nhau, tạo điều kiện cho thí sinh ở nhiều địa phương tham dự.[9] Một năm có 2 đợt thi ĐGNL được tổ chức, trừ năm 2020 vì những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam mà kỳ thi chỉ tổ chức một đợt duy nhất.[10]

Hình thức

Thí sinh sẽ làm bài thi trên giấy với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong 150 phút. Bài thi hướng đến đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh gồm: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; toán, suy luận logic và xử lý số liệu; giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội. Đa phần các câu hỏi được xây dựng theo hướng cung cấp số liệu dữ kiện và kiến thức cơ bản để đánh giá mức độ vận dụng, phân tích của người học. Tuy nhiên, điểm của từng câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.[11]

Phần thi Số câu hỏi Thời gian Điểm tối đa Mức điểm
Tiếng Việt 30 150 phút 300 Dựa theo số lượng thí sinh trả lời đúng mà mỗi câu hỏi có một mức điểm khác nhau.
Tiếng Anh 30 300
Toán học 30 300
Logic, phân tích số liệu 12 120
Suy luận khoa học 18 180

Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi

Danh sách 92 trường đại học, học viện và cao đẳng sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển năm 2023:[12]

  1. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM
  2. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM
  3. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM
  4. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
  5. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM
  6. Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM
  7. Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM
  8. Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ, Đại học Quốc gia TP.HCM
  9. Khoa Chính trị – Hành chính, Đại học Quốc gia TP.HCM
  10. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
  11. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng
  12. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  13. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
  14. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
  15. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng
  16. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  17. Học viện Hàng không Việt Nam
  18. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  19. Trường Đại học Bạc Liêu
  20. Trường Đại học Bình Dương
  21. Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
  22. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  23. Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  24. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  25. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  26. Trường Đại học Cửu Long
  27. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
  28. Trường Đại học Duy Tân
  29. Trường Đại học Đà Lạt
  30. Trường Đại học Đông Á
  31. Trường Đại học Đồng Tháp
  32. Trường Đại học Gia Định
  33. Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  34. Trường Đại học Giao thông Vận tải
  35. Trường Đại học Hoa Sen
  36. Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh
  37. Trường Đại học Kiên Giang
  38. Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  39. Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
  40. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  41. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  42. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  43. Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
  44. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
  45. Trường Đại học Khánh Hòa
  46. Trường Đại học Lạc Hồng
  47. Trường Đại học Lâm nghiệp
  48. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu
  49. Trường Đại học Nam Cần Thơ
  50. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  51. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
  52. Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
  53. Trường Đại học Ngoại thương
  54. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  55. Trường Đại học Nha Trang
  56. Trường Đại học Phạm Văn Đồng
  57. Trường Đại học Phan Châu Trinh
  58. Trường Đại học Phan Thiết
  59. Trường Đại học Phú Yên
  60. Trường Đại học Quảng Bình
  61. Trường Đại học Quang Trung
  62. Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  63. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  64. Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
  65. Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
  66. Trường Đại học Quy Nhơn
  67. Trường Đại học Sài Gòn
  68. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  69. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  70. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  71. Trường Đại học Tài chính – Marketing
  72. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
  73. Trường Đại học Tân Tạo
  74. Trường Đại học Tây Đô
  75. Trường Đại học Tây Nguyên
  76. Trường Đại học Tiền Giang
  77. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  78. Trường Đại học Thái Bình Dương
  79. Trường Đại học Thủ Dầu Một
  80. Trường Đại học Trà Vinh
  81. Trường Đại học Văn Hiến
  82. Trường Đại học Văn Lang
  83. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
  84. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
  85. Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
  86. Trường Đại học Yersin Đà Lạt
  87. Trường Cao đẳng Miền Nam
  88. Trường Cao đẳng Sài Gòn – Gia Định
  89. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
  90. Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh
  91. Trường Cao đẳng Viễn Đông
  92. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

Bộ Công an

Đánh giá tuyển sinh đại học Công an nhân dân
Viết tắtĐGNL
LoạiThi trắc nghiệm và tự luận trên giấy
Nhà phát triển / quản lýBộ Công an (Việt Nam)
Kiến thức / kỹ năng kiểm traKhoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ, toán và ngữ văn
Mục đíchTuyển sinh vào các trường đại học, học viện công an nhân dân
Năm bắt đầu2022
Thời lượngTrắc nghiệm: 90 phút
Tự luận: 90 phút
Thang điểm0–100
Hiệu lực1 năm
Tổ chức1 lần/năm
Quốc gia / khu vực Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Phí tham dựMiễn phí
Điểm được sử dụng bởiDanh sách

Bài thi đánh giá tuyển sinh đại học Công an nhân dân bắt đầu được Bộ Công an tổ chức từ năm 2022 với mục đích lấy kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, học viện công an nhân dân, sau 7 năm không tổ chức thi để tuyển sinh. Các trường đại học và học viện công an xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an, trong đó bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm tỷ lệ 60% và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển chiếm tỷ lệ 40%.[13]

Hình thức

Bài thi được làm trên giấy với phương án đưa ra nhiều mà đề thi (CA1, CA2, CA3, CA4) sẽ thực tế và phù hợp với yêu cầu đối với người học của các trường đại học thuộc Bộ Công an. Đề tự luận Toán và Văn có sự phân hóa cao, có các câu hỏi ở mức nâng cao, vận dụng cao kiến thức và năng lực tư duy, nên có sự phân hóa rất tốt thí sinh. Điểm các môn tự luận, bao gồm Toán và Ngữ văn được nhân hệ số 4.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong đó, 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Lĩnh vực khoa học xã hội gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Lịch sử, Địa lý, Văn hóa kinh tế xã hội. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Lĩnh vực ngôn ngữ (thí sinh được lựa chọn một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển) gồm 20 câu (mỗi câu 0,5 điểm) tương ứng với 10 điểm, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Môn Toán học có từ 3 - 5 câu với 40 điểm, trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Môn Ngữ văn gồm 2 câu với 40 điểm thuộc kiến thức lớp 12, trong đó câu 1 là đọc hiểu với 10 điểm; câu 2 làm văn với 30 điểm.[14]

Hình thức Tổ hợp Thời gian Số câu hỏi Điểm tối đa Mức điểm
CA1 CA2 CA3 CA4
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 90 phút 50 50 1
Khoa học xã hội
Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Trung 20 10 0,5
Tự luận Toán Toán 90 phút 5 40 2
Ngữ văn Ngữ văn 90 phút 6 40 2,5+7,5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Năm 2022, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. Kỳ thi này gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề thi Ngữ văn sẽ có 30% là câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.[15]

Để được tham dự kỳ thi, thí sinh có cần có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT từ loại Khá và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên. Các em được đăng ký tối đa hai nguyện vọng. Các nguyện vọng này hoàn toàn độc lập với xét bằng phương thức khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên).

Bài thi Hình thức Thời gian
Trắc nghiệm Tự luận
Toán 70% 30% 90 phút
Ngữ văn 30% 70% 90 phút
Tiếng Anh 80% 20% 60 phút
Vật lý 70% 30% 60 phút
Hóa học
Sinh học
Lịch sử
Địa lý

Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi

Danh sách 8 trường đại học và học viện sử dụng kết quả thi ĐGNL của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xét tuyển năm 2023:[16]

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lần đầu từ năm 2022. Thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học. Mỗi môn gồm 50 câu hỏi. Trong đó, 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn (một đáp án đúng duy nhất) và 15 câu hỏi ở dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống. Thời gian làm bài là 90 phút, bài thi được máy tính chấm tự động. Thí sinh sẽ được biết điểm thi ngay sau khi kết thúc dự thi.[17]

Riêng môn Ngữ văn, bài thi sẽ gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn (một đáp án đúng duy nhất) và một bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội (đề mở) với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ. Thời gian làm bài là 90 phút, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống. Phần thi trắc nghiệm khách quan môn Ngữ Văn sẽ được máy tính chấm tự động. Phần viết luận sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.

Về cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh, đề thi sẽ sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong đó, bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thời gian làm bài là 180 phút. Phần thi nghe và đọc sẽ do máy tính chấm điểm tự động. Các phần thi nói và viết sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.  

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Linh Trang. “Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của thi đánh giá năng lực”. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ Lê Hà (2 tháng 6 năm 2015). “Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên tuyển sinh vào ĐHQGHN 2015: Điểm cao nhất là 125”. Nhân Dân. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ Diệu Thu. “Năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội bỏ thi đánh giá năng lực”. Dân Việt. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Hà Cường (27 tháng 1 năm 2021). “Thí sinh nào được tham gia thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội?”. VTC News. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ Dương Tâm (27 tháng 1 năm 2021). “Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ Nhật Hạ (28 tháng 4 năm 2023). “Giải đáp nghi vấn 'lộ đề' thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội”. Giáo dục thủ đô. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ Anh Tuấn (18 tháng 4 năm 2023). “Cập nhật danh sách trường xét điểm thi đánh giá năng lực Hà Nội và TP.HCM 2023”. Dân Việt. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Lưu Ly (20 tháng 4 năm 2018). “Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM 2018”. VTC News. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Nguyễn Đức Nghĩa (18 tháng 10 năm 2021). “Thi đánh giá năng lực: Xu thế tuyển sinh của các trường ĐH”. Người Lao Động. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ BBT (15 tháng 5 năm 2020). “Thi Đánh giá năng lực 2020: Chỉ tổ chức 1 đợt thi”. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Hà Ánh (28 tháng 1 năm 2023). “Thông tin mới nhất về cấu trúc đề thi kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023”. Thanh Niên. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Hà Ánh (7 tháng 4 năm 2023). “Thêm nhiều trường ĐH xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM”. Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ “Đề tham khảo bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2023”. Xây dựng Chính sách, Pháp luật. 30 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ Thanh Hùng (17 tháng 7 năm 2022). “Thi đánh giá năng lực của Bộ Công an: Thí sinh gặp khó với phần tự luận”. VietNamNet. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ Dương Tâm (30 tháng 3 năm 2022). “Đại học Sư phạm Hà Nội thi đánh giá năng lực như thế nào”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ “Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  17. ^ Mỹ Quỳnh (21 tháng 3 năm 2023). “ĐH Sư phạm TP.HCM chính thức mở cổng thi ĐGNL chuyên biệt và điều chỉnh ngày thi”. Dân Việt. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya