Đông DiĐông Di (chữ Hán: 東夷, bính âm: Dongyi) là thuật ngữ miệt thị trong lịch sử Trung Quốc để chỉ người Bách Bộc (tên gọi khác của người Việt cổ) ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Theo bản ghi chép xưa nhất của Trung Hoa "Tả truyện", nhà Thương bị sụp đổ bởi cuộc tấn công của vua Vũ nhà Chu, đồng thời lúc đó nhà Chu cũng tấn công Đông Di.[1] Tới giữa nhà Chu, người Đông Di đã dung hợp với người Hoa Hạ, trong sách vở từ thời Tần-Hán về sau không còn ghi chép nào về người Đông Di. Nguồn gôcỞ vùng sông Bộc có một nhóm khác cũng thuộc dòng Việt tộc, đó là nhóm Bách Bộc. Sông Bộc là con sông phát nguyên từ cao nguyên tỉnh Sơn Ðông chảy vào sông Hoàng Hà. Nhóm Bách Bộc này sống bằng nghề canh nông và tầm tang (trồng dâu nuôi tằm dệt lụa). Họ có lối sống cổ sơ hồn nhiên trai gái giao du thân mật không bị cấm đoán “nam nữ thụ thụ bất tương thân” như Hoa tộc. Người Hoa thấy lối sống thân cận nam nữ của dân Bách Bộc thì chê bai chỉ trích là cảnh dâm loạn : “trên bộc trong dâu”. Nhóm Bách Bộc này rồi cũng bị người Hoa tấn công chiếm đất. Không biết có những trận chiến xẩy ra khốc liệt như với nhóm Cửu Lê hay không vì không thấy sử chép nhưng biết rằng nhóm này bị lấn đất mãi, bị dồn lên cao nguyên Sơn Ðông và cuối cùng cũng bị đồng hóa với Hoa tộc. Nhóm Bách Bộc bị dồn lên cao nguyên Sơn Ðông này, Tàu gọi họ là Đông Di. Những người Di Việt bị dồn lên Cao nguyên Sơn Ðông vẫn còn tồn tại và luôn luôn nổi lên chống đối Hoa tộc. Cho mãi đến đời Tam Quốc nhóm người Đông Di này vẫn còn dằng dai kháng cự. Cụ thể là nhóm người mà Tàu gọi là Hoàng cân (khăn vàng, người Di này dùng khăn bịt đầu vì họ cắt tóc ngắn, phát tiễn, một dấu chỉ của người Việt, sử Tàu cũng cho biết người Di này nhuộm răng đen và xâm mình), nổi lên đánh phá khắp vùng Sơn Ðông làm điêu đứng nhà Hán không ít và cũng là dịp cho Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền xuất hiện lập ra ba nước Thục, Nguỵ, Ngô. Thuật ngữLý thuyết vũ trụ quan "Trung Hoa" (Sinocentric) có từ thời nhà Chu (cỡ 1046–256 TCN) đưa ra khái niệm "trời tròn đất vuông", coi "thiên hạ" (天下) là bao trùm gồm Hoa Hạ (華夏) ở tâm là người đã giáo hóa văn minh, và bao quanh là các dân tộc Tứ Di (man di mọi rợ) không phải người Trung Quốc, gồm Đông Di (東夷), Bắc Địch (北狄), Tây Nhung (西戎), và Nam Man (南蠻). Các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật" [2][3]. Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi, nên trong các chữ Hán dẫn ra ở trên chỉ còn có ở chữ Địch (狄). Chữ Di bao gồm nhiều nghĩa. Nghĩa chủ yếu là "yên bình". Trong sách Thuyết văn giải tự (說文解字) của người thời Hán là Hứa Thận giải nghĩa chữ Di là "gồm bộ đại và bộ cung", theo đó người Đông Di phát minh cung tên sớm nhất, có tài bắn tên. Cho nên mới nói "Đông Di" là những người bắn tên ở miền đông. Truyền thuyết và sách vở thời xưa ghi chép Hậu Nghệ là thủ lĩnh của người Đông Di. Nhưng chữ Di trong giáp cốt văn và kim văn thời Thương-Chu thực tế gồm bộ "thi" hoặc bộ "nhân", không có bộ "cung". Có người cho rằng quan điểm 'gồm bộ đại và bộ cung' của chữ Di có thể là người thời Hán thêm bớt mà thành đến nay. Thiên hạ trong chủ nghĩa trung tâm của người Trung Quốc thì gọi chung là Tứ Di. Nhưng người Đông Di từ thời xa xưa đã dung hợp với người Hoa Hạ, trong sách vở từ thời Tần-Hán về sau không có ghi chép về quan hệ trực tiếp với người Đông Di. Văn hóaVăn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới cổ nhất tại Trung Quốc. Theo một số học giả, văn hóa Đông Di thể hiện trong các nền văn hóa Hậu Lý, Bắc Tân, Đại Vấn Khẩu, Long Sơn và Nhạc Thạch. Hà Đức Lượng (何德亮) cho rằng văn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa tiên tiến nhất thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc.[4] Hệ thống chữ viết của người Đông Di được xem là hệ thống chữ viết sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới ở Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy 20 ký tự tượng hình trong các hầm mộ Đông Di ở Sơn Đông (mộ táng văn hóa Đại Vấn Khẩu ở huyện Cử), trong đó có nhiều chữ như "旦、鉞(钺)、斤、皇、封、酒、拍、昃" (đán,、việt (việt), cân, hoàng, phong, tửu, phách, trắc), vẫn còn được dùng đến ngày nay để viết tiếng Hán hiện đại. Còn có những chứng tích cho thấy rằng, người Đông Di đã sáng tạo ra cung tên. Các sách sử Trung Quốc như "Tả truyện", "Thuyết Văn Giải Tự", "Kinh Lễ" đều viết tương tự nhau về chuyện này.[5][6] Anh hùng bắn cung tên nổi tiếng trong truyền thuyết Trung Hoa, Hậu Nghệ, có thể là một lãnh đạo người Đông Di. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy vật tổ thờ cúng tổ tiên của người Đông Di có hình dáng chim.[7] DiTừ "Di" trong "Đông Di" có lịch sử lâu đời và mang nhiều ý nghĩa phức tạp. Ngữ nghĩaCác từ điển tiếng Trung Quốc đưa ra trường ngữ nghĩa của từ "di" (tiếng Trung Quốc: 夷). Ví dụ từ điển "Trung-Anh Viễn Đông" đề cập 11 nghĩa sau:
Hai nghĩa đầu của từ "di" phản ánh quan niệm coi người Hán là trung tâm, xem người Di là người ngoài, thậm chí khinh họ là mọi rợ. Ký tựCách viết hiện đại của chữ "di" là sự kết hợp giữa chữ "đại"- 大 nghĩa là "lớn" và chữ "cung"- 弓 chỉ cung tên. Tuy nhiên, dạng tượng hình nguyên thủy của nó thể hiện một người cong lưng đứng trên hai chân. Cước chú
Chú thích
Đọc thêm
Đọc thêmTra 夷 trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
|