Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Đại học Pennsylvania

Viện Đại học Pennsylvania
Universitas Pennsylvaniensis (La Tinh)
Arms of the University of Pennsylvania
Khẩu hiệuLaws without morals are useless (Luật pháp mà không tuân theo Đạo đức thì vô dụng)
Loại hình˞Đại học tư thục, Phi lợi nhuận, Viện Đại học nghiên cứu
Thành lập14 tháng 11 năm 1740 (1740-11-14)[note 1]
Sáng lậpBenjamin Franklin
Tài trợ$14,7 tỷ (2019)[4]
Kinh phí$3,5 tỷ (2020)[5]
Hiệu trưởngAmy Gutmann
Phó hiệu trưởngWendell Pritchett
Board ChairmanDavid L. Cohen[6]
Giảng viên
4.793 (2018)[7]
Sinh viên21.960 (2018)[7]
Sinh viên đại học10.605 (2018)[7]
Sinh viên sau đại học11.355 (2018)[7]
Vị trí, ,
Hoa Kỳ
Khuôn viênThành thị, Tổng cộng 1.085 mẫu Anh (4,39 km2):
299 mẫu Anh (1,21 km2), khuôn viên University City;
694 mẫu Anh (2,81 km2), Trung tâm New Bolton;
92 mẫu Anh (0,37 km2), Morris Arboretum
MàuĐỏ và Xanh dương[8]
         
Điền kinhNCAA Division I
Ivy League
Philadelphia Big 5
City 6
Biệt danhQuakers
Liên kếtAAU
COFHE
NAICU
568 Group
URA
Websiteupenn.edu

Viện Đại học Pennsylvania hay Đại học Pennsylvania (tên tiếng anhː University of Pennsylvania, gọi tắt là Penn hoặc UPenn) là một viện đại học tư thục phi lợi nhuận nằm trong Liên đoàn Ivy tọa lạc tại trung tâm thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Được tuyên bố ngày thành lập năm 1740,[9] đây là một trong 9 trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ được thành lập khi còn là thuộc địa Anh Quốc (trước Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ). Trường có thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuậtkinh doanh theo một chuơng trình giáo dục khai phóng hiện đại được ủng hộ bởi Benjamin Franklin, người sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Penn.[10]

Penn có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp. Đại học này cũng sở hữu trường y khoa đầu tiên ở Bắc Mỹ là Trường Y học Perelman mở cửa vào năm 1765, trường kinh doanh đại học đầu tiên trên thế giới là Trường Kinh doanh Wharton khai giảng vào năm 1881, và là nơi có "hội sinh viên" đầu tiên được tổ chức trên thế giới vào năm 1896.[11] Năm 2019, trường Đại học này có khoản tài trợ 14,7 tỷ đô la (lớn thứ bảy trong tất cả các trường Đại học ở Hoa Kỳ) và sở hữu ngân sách nghiên cứu là 1,02 tỷ đô la. Chương trình điền kinh của trường đại học mang tên Quakers bao gồm 33 môn thể thao thi đấu trong NCAA Division I của Liên đoàn Ivy.

Tính đến năm 2018, các cựu sinh viên xuất sắc bao gồm 14 nguyên thủ quốc gia, 64 tỷ phú,[12] 3 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, 33 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, 44 Thống đốc Hoa Kỳ, 159 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, 8 người ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, 12 người ký Hiến pháp Hoa Kỳ, 24 thành viên của Quốc hội Lục địa Mỹ, 2 Tổng thống Hoa Kỳ.[13][14][15] Tính đến tháng 10 năm 2019, 36 người đoạt giải Nobel, 169 Nghiên cứu sinh Guggenheim, 80 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và nhiều CEO của các tập đoàn trong danh sách Fortune 500 từng là giảng viên hoặc cựu sinh viên của trường đại học này.[16][17][18] Các cựu sinh viên đáng chú ý khác bao gồm 29 học giả Rhodes,[19] 15 học giả Marshall,[20] 16 người đoạt giải Pulitzer và 48 học giả Fulbright.[21] Penn có số lượng cựu sinh viên đại học là tỷ phú cao hơn bất kỳ trường học nào ở Mỹ.[22][23]

Học thuật

Đại học này có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp

Bằng cử nhân về các môn Khoa học và Nghệ thuật được cấp thông qua Đại học Nghệ thuật và Khoa học. Các văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp các môn trên được cấp thông qua Khoa sau đại họcĐại học Tự do và Nghiên cứu Chuyên nghiệp.

Whartontrường kinh doanh danh tiếng của Đại học Pennsylvania và cấp các văn bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp về Quản trị, Kinh tế, Quản lý. Viện Nghiên cứu Chính phủ Fels có các chương trình thạc sĩ về Tổ chức Quản lý và Chương trình Nghiên cứu Môi trường. Các trường khác có chương trình đào tạo cử nhân bao gồm Trường Điều dưỡng và Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng (SEAS).

Penn có thế mạnh về việc học tập và nghiên cứu liên ngành. Trường cung cấp các chương trình bằng kép, chuyên ngành độc đáo và linh hoạt trong học thuật. Chính sách "Một trường đại học" của Đại học này cho phép sinh viên đại học có thể tham gia các lớp học tại tất cả các trường đại học và sau đại học của Penn ngoại trừ các trường y tế, thú y và nha khoa. Các sinh viên tại Penn cũng có thể tham gia các khóa học tại Bryn Mawr, Haverford và Swarthmore theo một thỏa thuận đối ứng được gọi là Hiệp hội Quaker.

Mức độ chọn lọc trong tuyển sinh

Tạp chí Princeton xếp hạng Penn là trường khó vào thứ 6 tại Hoa Kỳ.[24] Vào năm 2019, Trường đã nhận được 44.960 đơn đăng ký nhập học và chỉ chấp nhận 7,44% số người đăng ký (thực tế là chỉ hơn 5,46% trong Kỳ xét tuyển Tiêu chuẩn).[25][26] Tạp chí Atlantic cũng xếp hạng Penn trong số 10 trường chọn lọc trong khâu tuyển sinh nhất nước này. Ở cấp độ sau đại học, dựa trên số liệu thống kê nhập học từ US News & World Report, các chương trình chọn lọc nhất của Penn bao gồm trường luật, trường chăm sóc sức khỏe (y học, nha khoa, điều dưỡng, công tác xã hội và thú y) và trường kinh doanh.

Xếp hạng

Bảng xếp hạng chung

Bảng xếp hạng năm 2020 của US News & World Report xếp trường Đại học Pennsylvania ở vị trí thứ 6 trong số các "trường Viện Đại học quốc gia" tốt nhất tại Hoa Kỳ. US News cũng đánh giá Penn trong danh sách các trường đại học quốc nổi tiếng nhất nước Mỹ[27]Tạp chí Princeton cũng xếp trường này trong danh sách các trường đáng mơ ước nhất của học sinh và phụ huynh.[28] Theo báo cáo của USA Today, Penn đã được College Factual xếp hạng 1 tại Hoa Kỳ vào năm 2015.[29]

Penn được xếp hạng thứ 15 toàn cầu trong Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS vào năm 2020, thứ 17 theo Xếp hạng Học thuật các Đại học Thế giới (ARWU) vào năm 2019, thứ 12 theo Xếp hạng Đại học Thế giới của Thời đại Giáo dục (THE) vào năm 2019, và thứ 12 trong Xếp hạng Đại học thế giới của Tổ chức SCImago vào năm 2015.[30]

Theo bảng xếp hạng ARWU 2015, Penn cũng là trường đại học tốt thứ 8 trên thế giới về nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu kinh doanh và thứ 9 về khoa học xã hội.[31] Đại học Pennsylvania xếp thứ 12 trong số 300 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012 do Tạp chí Nhân sự & Lao động (HRLR) biên soạn dựa trên các phép đo hiệu suất của 300 trường đại học hàng đầu thế giới.[32]

Bảng xếp hạng nghiên cứu

Trung tâm Đo lường Hiệu suất Đại học đánh giá Penn vào hạng nhất trong các trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ (cùng nhóm với Columbia, MIT, HarvardStanford) dựa trên chi tiêu cho nghiên cứu, giải thưởng của giảng viên, số bằng tiến sĩ được cấp và các tiêu chí học thuật khác.[33] Penn cũng được xếp hạng thứ 18 trong số tất cả các trường Đại học Hoa Kỳ về chi phí Đầu tư & Nghiên cứu trong năm 2013 theo Quỹ Khoa học Quốc gia.[34] Penn cũng sở hữu chỉ số hiệu suất nghiên cứu có tác động cao thứ 8 trên thế giới, và đứng thứ 11 trên thế giới trong Bảng xếp hạng Hiệu suất Báo cáo khoa học vào năm 2010.

Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của tổ chức SCImago vào 2012 dựa trên sản lượng nghiên cứu xếp Đại học này đứng thứ 7 toàn Hoa Kỳ (đứng thứ 2 trong Ivy League chỉ sau Harvard) và thứ 28 trên toàn thế giới (vị trí dẫn đầu thuộc về Trung tâm Quốc gia de la Recherche Victifique của Pháp).[35]

Cựu sinh viên và giảng viên nổi bật

Penn đã sản sinh ra nhiều cựu sinh viên nổi bật trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, học thuật, chính trị, quân sự đến nghệ thuật và truyền thông.[41]

14 nguyên thủ quốc gia đã tham gia hoặc tốt nghiệp từ Penn, bao gồm cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, cựu tổng thống William Henry Harrison,[42] cựu Thủ tướng Philippines Cesar Virata, Tổng thống đầu tiên của Nigeria Nnamdi Azikiwe, Tổng thống đầu tiên của Ghana Kwame Nkrumah, và Tổng thống đương nhiệm của Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara. Các chính trị gia đáng chú ý khác có bằng cấp ở Penn bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ Jayant Sinha,[43] Jon Huntsman, Jr. (từng giữ chức cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cựu Ứng cử viên tổng thống năm 2012, và Cựu thống đốc bang Utah), Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm của Mexico Ernesto J. Cordero, cựu Thượng nghị sĩ Pennsylvania Arlen Specter, và cựu Thống đốc Pennsylvania kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Đảng dân chủ Hoa Kỳ Ed Rendell.

Ghi chú

  1. ^ The University officially uses 1740 as its founding date and has since 1899. The ideas and intellectual inspiration for the academic institution stem from 1749, with a pamphlet published by Benjamin Franklin, (1705/1706–1790). When Franklin's institution was established, it inhabited a schoolhouse built on ngày 14 tháng 11 năm 1740 for another school, which never came to practical fruition.[1] Penn archivist Mark Frazier Lloyd notes: "In 1899, UPenn's Trustees adopted a resolution that established 1740 as the founding date, but good cases may be made for 1749, when Franklin first convened the Trustees, or 1751, when the first classes were taught at the affiliated secondary school for boys, Academy of Philadelphia, or 1755, when Penn obtained its collegiate charter to add a post-secondary institution, the College of Philadelphia."[2] Princeton's library presents another, diplomatically phrased view.[3]

Chú thích

  1. ^ “Penn History Exhibits - University Archives and Records Center”. archives.upenn.edu.
  2. ^ “A Penn Trivial Pursuit - Penn Current”. web.archive.org. ngày 3 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “Seeley G. Mudd Library: FAQ Princeton vs. University of Pennsylvania: Which is the Older Institution?”. web.archive.org. ngày 19 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2003.
  4. ^ Tính đến 30/06/2019. “Penn's Endowment Returns 6.5% in a Slowdown From Last Year”. Bloomberg.com. 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Operating Budget”. Office of Budget and Management Analysis. University of Pennsylvania. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “The Trustees”. Office of the University Secretary, Penn. ngày 1 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ a b c d “Penn: Penn Facts”. University of Pennsylvania. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “Logo & Branding Standards”. University of Pennsylvania. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “Penn History Topics”. Penn Archives and Records Center. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ “Penn's Heritage”. University of Pennsylvania. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ Tannenbaum, Seth S. “Undergraduate Student Governance at Penn, 1895–2006”. University Archives and Research Center. University of Pennsylvania. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  12. ^ Elkins, Kathleen (ngày 18 tháng 5 năm 2018). “More billionaires went to Harvard than to Stanford, MIT, and Yale combined”. CNBC. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2019.
  13. ^ “Top 20 Colleges with the most billionaire alumni”. CNNMoney. CNN. ngày 17 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ “Which Universities Produce the Most Billionaires?”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020. According to annual studies (UBS and Wealth-X Billionaire Census) by UBS and Wealth-X, the University of Pennsylvania has produced the most billionaires in the world, as measured by the number of undergraduate degree holders. Four of the top five schools were Ivy League institutions.
  15. ^ “Penn Signers of the Constitution and the Declaration of Independence”. Archives.upenn.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  16. ^ “Facts | University of Pennsylvania”. Upenn.edu. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  17. ^ “Rutgers ranked: Where the Fortune 500 CEOs Went to School”. Rutgers Business School. ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  18. ^ Kowarski, Ilana (ngày 6 tháng 7 năm 2018). "Map: See Where Top CEOs Got MBA Degrees." USNews.com. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2019.
  19. ^ “Rhodes Scholarships”. University of Pennsylvania. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  20. ^ “Marshall Scholarships”. University of Pennsylvania. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  21. ^ “Fulbright Scholarships”. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  22. ^ Jacobs, Peter (ngày 27 tháng 10 năm 2014). “Here's Why UPenn Produces More Billionaires Than Any Other School In The World”. Business Insider.
  23. ^ Cam, Deniz (ngày 17 tháng 10 năm 2017). “The 10 Schools That Produce The Most Forbes 400 Billionaires”.
  24. ^ The Ten Toughest Schools to Get Into (PDF). My College Planning LLC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  25. ^ Diebold, Gillian. “Penn admits a record-low 7.44 percent of applicants to the Class of 2023”. www.thedp.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  26. ^ Gillian Diebold (ngày 28 tháng 3 năm 2019). “Penn admits a record-low 7.44 percent of applicants to the Class of 2023”. The Daily Pennsylvanian. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  27. ^ U.S. News Staff (ngày 24 tháng 1 năm 2012). “The Most Popular National Universities”. Usnews.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
  28. ^ “2015 College Hopes & Worries Survey Report”. The Princeton Review. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  29. ^ “UPenn named best college nationwide for 2015”. USA TODAY College.
  30. ^ “SCImago Institutions Rankings - Higher Education - All Regions and Countries - 2019 - Overall Rank”. www.scimagoir.com.
  31. ^ “Academic Ranking of World Universities – 2015”. ShanghaiRanking Consultancy. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2015.
  32. ^ “World Top 300 Universities Alumni Ranking”. Chasecareer.net. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.
  33. ^ “Research- The Center for Measuring University Performance”. Mup.asu.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
  34. ^ “Table 17. Higher education R&D expenditures, ranked by FY 2013 R&D expenditures: FYs 2004–13”. National Science Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  35. ^ “SIR World Report 2012:: Global Ranking” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013.
  36. ^ He Won’t Back Down: Elon Musk, ‘‘Wharton School’’, ngày 1 tháng 9 năm 2010
  37. ^ Entrepreneur Elon Musk: Why It's Important to Pinch Pennies on the Road to Riches, ‘‘Knowledge@Wharton’’, Mar 27, 2009
  38. ^ SpaceX Leadership: Elon Musk Lưu trữ 2014-05-16 tại Wayback Machine, ‘‘SpaceX’’, ngày 21 tháng 11 năm 2011.
  39. ^ “Ten great investors”. Incademy Investor Education. Harriman House Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  40. ^ Farrington, Robert. “The top 10 investors of all time”. The College Investor. The College Investor, LLC. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  41. ^ Online College Tips – Online Colleges (ngày 14 tháng 3 năm 2011). “The 10 Most Powerful Alumni Networks | Online College Tips – Online Colleges”. Onlinecollege.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
  42. ^ William Henry Harrison studied medicine at Penn from 1790 until his father died in 1791; after his father's death Harrison left the University to join the army.“William H. Harrison”. Ohio History Central An Online Encyclopedia of Ohio History. Ohio Historical Society. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  43. ^ » Portfolios of the Union Council of Ministers. “Portfolios of the Union Council of Ministers”. pmindia.gov.in.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya