Đạo Trù
Đạo Trù là xã miền núi khó khăn của huyện Tam Đảo. Phía Bắc tiếp giáp xã Ninh Lai (Sơn Dương - Tuyên Quang); Phía Đông tiếp giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên); Phía Tây tiếp giáp xã Bồ Lý; Phía Nam tiếp giáp xã Đại Đình. Tổng diện tích tự nhiên là 7.456 ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp là 712,66 ha. Dân số của xã là 15.081 nhân khẩu, với 3.740 hộ, xã có 13 thôn dân cư gồm: Thôn Đồng Quạ, Vĩnh Ninh, Tân Tiến, Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ, Xóm Gò, Tân Phú, Đạo Trù Thượng, Đạo Trù Hạ, Tiên Long, Tân Lập, Lục Liễu và Đồng Giếng. Có 2 dân tộc cùng sinh sống gồm dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu, trong đó dân tộc sán dìu chiếm 87,5%. Nhân dân các dân tộc xã Đạo Trù có truyền thống yêu nước, góp nhiều công sức trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ năm 1850 nhân dân Đạo Trù, Vĩnh Ninh đã góp công sức đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc, nhân dân vùng Liễn Sơn, Đạo Trù hết lòng che chở cho khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích; tham gia giúp đỡ nghĩa quân Đốc Khoát vào những năm 1972. Trong thời kỳ chiến tranh với đế quốc Mỹ, dân quân du kích xã Đạo Trù đã từng bắn rơi máy bay Mỹ tạo nên trang sử vẻ vang cho đồng bào các dân tộc trong xã. Sau khi hòa bình, thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân xã Đạo trù đã đoàn kết, chung sức thi đua xây dựng quê hương Đạo Trù ngày một giàu đẹp, phồn vinh.. Kinh tế từng bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây bình quân đạt 16,2%, tổng thu nhập trên địa bàn năm 2015 đạt 94 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân trên đầu người đạt 306kg/người/năm. Hàng năm hộ nghèo giảm từ 3-5%. Văn hóa – xã hội được quan tâm, 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường, hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo, quan tâm và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người có công. Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm ngày một tăng, năm 2015 số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 2.762 hộ đạt 76%, làng văn hóa đạt 7/13 thôn. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội mừng thọ, các hủ tục lạc hậu dần được bài trừ. Phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh trong nhân dân…Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự xã hội được giữ vững. Trong chặng đường phát triển kinh tế xã hội của huyện, Đạo Trù chiếm một vị trí rất quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch bởi xã có danh giới giáp với Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên, được tỉnh ưu tiên xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng Đạo Trù Thượng. Hiện nay UBND huyện đã đồng ý chủ trương cho đầu tư xây dựng tượng đài bắn rơi máy bay. Đạo Trù là nơi duy nhất của huyện có Vườn cò tự nhiên vẫn được bà con và chính quyền gìn giữ và bảo vệ. Bên cạnh đó huyện đã có quy hoạch trong tương lai sẽ tiến hành thăm dò, khảo sát và tiến tới khai thác tài nguyên nước khoáng và nước nóng tại Đạo Trù. Ngoài ra, Đạo Trù là xã còn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, tiêu biểu là tiếng hát Soọng cô được tổ chức sinh hoạt, giao lưu thường xuyên, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống tinh thần của đồng bào. Bên cạnh đó, những sản phẩm ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu như Bánh Chưng gù, Bánh Gio chấm mật, Sôi đen, Bánh trứng Kiến…được giữ gìn đến ngày nay, góp phần xây dựng quê hương Tam Đảo ngày càng giàu đẹp. Những lợi thế này sẽ giúp xã Đạo Trù vững bước trên con đường phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Tổ chức hành chính xã Đạo Trùxã có 13 thôn dân cư gồm: Thôn Đồng Quạ, Vĩnh Ninh, Tân Tiến, Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ, Xóm Gò, Tân Phú, Đạo Trù Thượng, Đạo Trù Hạ, Tiên Long, Tân Lập, Lục Liễu và Đồng Giếng. Có 2 dân tộc cùng sinh sống gồm dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu, trong đó dân tộc sán dìu chiếm 87,5%. Chú thích
Tham khảoInformation related to Đạo Trù |