Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Đặng (họ)

Đặng
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữĐặng
Chữ Hán
Chữ Nôm
Tiếng Trung
Chữ Hán
Trung Quốc đại lụcbính âmTẽng
Tiếng Triều Tiên
HangulDeung

Đặng (chữ Hán: 鄧) là một họ người Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và một số nơi khác trên thế giới.

Ở Việt Nam, số lượng người mang họ Đặng phổ biến đứng thứ 10 với 1,9% dân số (2022).

Nguồn gốc

Người họ Đặng xuất hiện sớm trong sử sách Việt Nam được ghi chép lại là các vị tướng nhà Đinh, tiêu biểu như cha con Đặng ChânĐặng Trí; các tướng Đặng Chiêu Pháp, Đặng Sỹ Lẫm, Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan đều có công dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt Đặng Huyền Quang được Vua Đinh Tiên Hoàng là một trong 6 danh nhân được Vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Sùng chân uy nghi, chức quan trong kinh đô Hoa Lư.

Người Việt Nam họ Đặng nổi tiếng

Chính trị

Quân sự

Khoa học và Giáo dục

  • Đặng Lộ, nhà thiên văn học thời Trần.
  • Đặng Huyền Thông, nghệ nhân gốm sứ Việt Nam sống vào thế kỷ XVI.
  • Đặng Xuân Bảng, nhà sử học thời Nguyễn.
  • Đặng Huy Trứ, nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam, người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.
  • Đặng Văn Kiều, Đình nguyên Thám hoa, Toản tu Quốc sử quán, thời nhà Nguyễn.
  • Đặng Xuân Viện, nhà giáo, đồng tác giả của Minh đô sử.
  • Đặng Hữu, Giáo sư, Tiến sĩ cầu đường, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có đóng góp lớn về phát triển ngành công nghệ thông tin.
  • Đặng Quốc Bảo, Thiếu tướng, Phó giáo sư, nguyên Trưởng ban Khoa giáo trung ương ĐCSVN
  • Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Triết học, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
  • Đặng Đình Áng, Giáo sư toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đặng Vũ Minh, Giáo sư, Viện sĩ, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Đặng Đức Thuật, nhà giáo dục dưới thời Chúa Nguyễn.[1]
  • Đặng Văn Thụy, Tế tửu Quốc Tử Giám nhà Nguyễn.
  • Đặng Tố Tuấn, Hiệu trưởng trường Đại Học Kiến trúc, Hà Nội (1992–1999)
  • Đặng Nghiêm Vạn, Giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

Y học

  • Đặng Văn Ngữ, bác sĩ, có đóng góp lớn về ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam.
  • Đặng Ngọc Ký, người đặt nền móng cho ngành nội soi chẩn đoán và phẫu thuật nội soi tại Việt Nam.
  • Đặng Vũ Hỷ, bác sĩ chuyên khoa da liễu, đóng góp nhiều công trình nghiên cứu điều trị bệnh phong, bệnh hoa liễu và các bệnh ngoài da khác.
  • Đặng Văn Chung, bác sĩ nội khoa tiêu biểu của nền y học Việt Nam thời hiện đại.
  • Đặng Hồi Xuân (1929–1988), cố Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Đặng Đức Trạch, nhà vi trùng học Việt Nam, tác giả và đồng tác giả vắc-xin dịch tả, Lao,...
  • Đặng Vũ Thiên Thanh, tác giả công trình khoa học Bộ não người và giải mã giấc ngủ.

Văn học

  • Đặng Đề, nhà thơ Việt Nam thời nhà Mạc.
  • Đặng Trần Côn, tác giả Chinh phụ ngâm.
  • Đặng Đoàn Bằng, nhà hoạt động cách mạng, nhà văn đầu thế kỷ XX.
  • Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam.
  • Đặng Văn Đăng (1911–1987) hay "Bút Tre", nhà thơ dân gian hiện đại, truyền cảm hứng cho trường phái thơ Bút Tre sau này.

Âm nhạc

  • Đặng Đình Hưng: nhà thơ, nhạc sĩ tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm.
  • Đặng Thái Sơn, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân, giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ X (tháng 10 năm 1980) ở Warszawa (Ba Lan).
  • Đặng Ngọc Long, nhạc sĩ, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, người Việt nam đầu tiên doạt giải đặc biệt cuộc thi Guitar quốc tế Villa Lobos (Hungaria - năm 1987)
  • Út Bạch Lan, tên thật là Đặng Thị Hai là một nữ nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam.
  • Trương Quỳnh Anh, tên thật là Đặng Trương Quỳnh Anh, diễn viên, ca sĩ Việt Nam
  • Huyền Baby, tên thật là Đặng Ngọc Huyền, ca sĩ Việt Nam

Kinh doanh

Lĩnh vực khác

Người Trung Quốc họ Đặng nổi tiếng

Phong kiến

Cận hiện đại

Tham khảo

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya