Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Đệ Nhị Cộng hòa Hy Lạp

Cộng hoà Hy Lạp
Tên bản ngữ
  • Ἑλληνικὴ Δημοκρατία
    Ellīnikī́ Dīmokratía
19241935

Quốc caBài ca tới Tự do
Ὕμνος εἰς τὴν Ἐλευθερίαν
Vị trí của Cộng hoà Hy Lạp (1935) ở Châu Âu.
Vị trí của Cộng hoà Hy Lạp (1935) ở Châu Âu.
Tổng quan
Thủ đôAthens
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Hy Lạp
Tôn giáo chính
Chính Thống giáo Hy Lạp
Chính trị
Chính phủCộng hòa nghị viện
Tổng thống 
• 1924–1926
Pavlos Kountouriotis
• 1926
Theodoros Pangalos
• 1926–1929
Pavlos Kountouriotis
• 1929–1935
Alexandros Zaimis
Thủ tướng 
• 1924 (đầu tiên)
A. Papanastasiou
• 1933–1935 (cuối cùng)
Panagis Tsaldaris
Lập phápNghị viện
• Thượng nghị viện
Thượng viện
• Hạ nghị viện
Viện Dân biểu
Lịch sử
Thời kỳGiai đoạn giữa hai cuộc chiến
• Tuyên bố Cộng hoà
25 tháng 3 năm 1924
13 tháng 4 năm 1924
• Chế độ độc tài Pangalos
24 tháng 6 năm 1925
• Venizelos thắng cử
5 tháng 7 năm 1928
tháng 3 năm 1935
• Đảo chính Kondylis
10 tháng 10 năm 1935
3 tháng 11 năm 1935
4 tháng 8 năm 1936
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDrachma
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Hy Lạp
Vương quốc Hy Lạp
Hiện nay là một phần của Hy Lạp


Đê nhị Cộng hoà Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Βʹ Ελληνική Δημοκρατία) là thuật ngữ lịch sử hiện đại chỉ chế độ chính trị tại Hy Lạp giữa 24 tháng 3 năm 1924 và 10 tháng 10 năm 1935, được biết đơn giản lúc bấy giờ với tên gọi là Cộng hòa Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ἑλληνικὴ Δημοκρατία, phát âm tiếng Hy Lạp: [eliniˈci ðimokraˈtia]). Đó là một quốc gia nhỏ trong vùng Balkan bao gồm lãnh thổ gần trùng với các quốc gia ngày nay Hy Lạp (ngoại trừ Dodecanese) và giáp với Albania, Nam Tư, Bulgaria, Thổ Nhĩ KỳQuần đảo Aegean của Ý. Nền cộng hòa là giai đoạn kế tiếp của chế độ quân chủ lập hiến dưới sự trị vì của các quốc vương của nhà Glücksburg, và cho đến khi bị đảo chính quân sự thì khôi phục chế độ quân chủ.

Nước cộng hòa đã được quốc hội quốc gia này tuyên bố ngày 25 tháng 3 năm 1924.[1] Một quốc gia tương đối nhỏ với dân số 6,2 triệu người vào năm 1928, với tổng diện tích 130.199 km², hầu như hệt toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp ngày nay. Trong suốt lịch sử mười một năm, Đệ nhị Cộng hòa đã chứng kiến một số sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp hiện đại nổi lên; từ chế độ độc tài quân sự đầu tiên của Hy Lạp, đến hình thức quản trị dân chủ ngắn ngủi, bình thường hóa quan hệ Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài cho đến 1950 và đến lần đầu tiên những nỗ lực thực sự cho công nghiệp hóa quốc gia, với những tiến bộ đáng kể.

Nó đã bị bãi bỏ vào ngày 10 tháng 10 năm 1935,[2] và việc bãi bỏ nó đã được xác nhận bởi trưng cầu dân ý ngày 3 tháng 11 của cùng năm được chấp nhận rộng rãi như cử tri gian lận. Sự sụp đổ của nước Cộng hòa thứ hai cuối cùng đã mở đường cho Hy Lạp trở thành quốc gia độc đảng độc tài toàn trị, chế độ 4 tháng 8 của Ioannis Metaxas, kéo dài từ năm 1936 cho đến khi chiếm đóng của Hy Lạp vào năm 1941.

Tham khảo

  1. ^ “Newspaper of the Government - Issue 64”. Government Newspaper of the Hellenic State. ngày 25 tháng 3 năm 1924. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ “Newspaper of the Government - Issue 456”. Government Newspaper of the Kingdom of Greece. ngày 10 tháng 10 năm 1935. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya