Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Antares

Antares A/B

Vị trí của Antares trong chòm sao Thiên Yết
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thiên Yết
Xích kinh 16h 29m 24s[1]
Xích vĩ −26° 25′ 55″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +0.9~1.8, Average: +1.09[1]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổM1.5Iab-b / B2.5V[1]
Chỉ mục màu U-B1.34
Chỉ mục màu B-V1.87
Kiểu biến quangLC-type
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−3.4[1] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −10.16[1] mas/năm
Dec.: −23.21[1] mas/năm
Thị sai (π)5.40 ± 1.68[1] mas
Khoảng cáchapprox. 600 ly
(approx. 190 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−5.28
Chi tiết
Khối lượng15.5 M
Bán kính700 R
Độ sáng65,000(bolometric) L
Nhiệt độ3,500 K
Tên gọi khác
α Scorpii,[1] 21 Sco,[1] Cor Scorpii, Kalb al Akrab, Scorpion's Heart, Vespertilio, HR 6134,[1] CD -26°11359,[1] HD 148478,[1] SAO 184415,[1] FK5 616,[1] WDS 16294-2626, CCDM J16294-2626A/B,[1] HIP 80763.[1]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Sao Antares, định danh là Alpha Scorpii A, còn được gọi là sao Tâm Tú Nhị (心宿二)[2], tên gốc tiếng Ả RậpĶalb al Άķrab nghĩa là "trái tim của bọ cạp", là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Yết và là thiên thể sáng thứ 16 quan sát được từ Trái Đất. Sao này nằm cách chúng ta khoảng 520 năm ánh sáng[3] và nằm trong dải Ngân Hà.

Hệ thống sao

Antares A

So sánh kích cỡ Antares (sao Tâm Tú Nhị), Acturus (sao Đại Giác) và Mặt Trời

Antares A (Tâm Tú Nhị A) là một ngôi sao khổng lồ đỏ, nên nó không được đặc cho lắm, khối lượng của nó chỉ lớn hơn Mặt Trời chúng ta khoảng 15 lần, nhưng kích thước của nó lớn hơn Mặt Trời tới 883 lần,[3] nghĩa nếu nó đặt thế chỗ Mặt Trời, thì nó sẽ nhấn chìm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả.[4]

Antares A là một sao khổng lồ đỏ đã đến giai đoạn cuối đời. Nó sẽ phát nổ vào khoảng 1 đến 1,4 triệu năm nữa.[5][6] Trong vài tháng, siêu tân tinh Antares có thể sáng như trăng tròn và có thể nhìn thấy vào ban ngày.[7]

Antares B

Hệ sao Antares

Antares B (Tâm Tú Nhị B) là một sao dãy chính loại B, nó cũng có nhiều vạch quang phổ bất thường cho thấy nó đã bị ô nhiễm bởi vật chất do Antares đẩy ra.[8] Nó có khối lượng gấp 7,5 lần Mặt Trời[9] và bán kính gấp 5,2 lần Mặt Trời.[10] Nó rất khó nhìn bởi kính thiên văn do bị ánh sáng của Antares A che mất.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “SIMBAD Astronomical Database”. Results for CCDM J16294-2626A/B. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ Theo cách gọi của người Trung Quốc, tức là Sao Tâm số 2.
  3. ^ a b Kaler, James. “Antares”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2007. Truy cập 13 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ Ohnaka, K; Hofmann, K.-H; Schertl, D; Weigelt, G; Baffa, C; Chelli, A; Petrov, R; Robbe-Dubois, S (2013). “High spectral resolution imaging of the dynamical atmosphere of the red supergiant Antares in the CO first overtone lines with VLTI/AMBER”. Astronomy & Astrophysics. 555: A24. arXiv:1304.4800. Bibcode:2013A&A...555A..24O. doi:10.1051/0004-6361/201321063. S2CID 56396587.
  5. ^ Firestone, R. B. (tháng 7 năm 2014). “Observation of 23 Supernovae That Exploded <300 pc from Earth during the past 300 kyr”. The Astrophysical Journal. 789 (1): 11. Bibcode:2014ApJ...789...29F. doi:10.1088/0004-637X/789/1/29. 29.
  6. ^ Neuhäuser, R.; Torres, G.; Mugrauer, M.; Neuhäuser, D. L.; Chapman, J.; Luge, D.; Cosci, M. (tháng 7 năm 2022). “Colour evolution of Betelgeuse and Antares over two millennia, derived from historical records, as a new constraint on mass and age”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 516 (1): 693–719. arXiv:2207.04702. Bibcode:2022MNRAS.516..693N. doi:10.1093/mnras/stac1969.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hockey20102
  8. ^ Baade, R.; Reimers, D. (tháng 10 năm 2007). “Multi-component absorption lines in the HST spectra of α Scorpii B”. Astronomy and Astrophysics. 474 (1): 229–237. Bibcode:2007A&A...474..229B. doi:10.1051/0004-6361:20077308.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên antaresb2
  10. ^ Kudritzki, R. P.; Reimers, D. (1978). “On the absolute scale of mass-loss in red giants. II. Circumstellar absorption lines in the spectrum of alpha Sco B and mass-loss of alpha Sco A”. Astronomy and Astrophysics. 70: 227. Bibcode:1978A&A....70..227K.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya