Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Bạch Hạc quyền

Hạc hình quyền

Bạch Hạc quyền (Bai He quan) còn được gọi Thiếu Lâm Bạch Hạc quyền (Shaolin Bai He quan), tên phổ biến ở Trung Quốc là Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Fujian Yong Chun Bai He Ch'uan , chữ Hán: 福建 永春 白鶴拳, dịch nghĩa tiếng Anh là Fujian Yong Chun White Crane Boxing) là một môn phái võ thuật thuộc dòng võ miền Nam Trung Hoa xuất xứ từ địa hạt Vĩnh Xuân (Yong Chun village) tại thành phố Phúc Thanh, thuộc thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, có căn bản phát tích từ chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến.

Nguồn gốc và danh xưng

Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền là tiền thân của môn phái Hakutsuru Karaté, dịch sang tiếng Việt là Không Thủ Đạo Bạch Hạc phái của Đại sư Bushi Sokon Matsumura thuộc hệ Thủ Lý-Thủ (Shuri-Te 首里手) trong trường phái Okinawa Karate sau này, mà vị đại biểu xuất sắc của trường phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc này trong thế giới hiện đại chính là Đại sư Hohan Soken là cháu nội của Đại sư Bushi Sokon Matsumura. Hohan Soken đã từng làm cho cả thế giới kinh ngạc khi ông vận khí cho thân hình nhẹ như chiếc lá rồi thi triển Kata (diễn quyền pháp) của phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc trên một miếng ván mỏng thả nổi trên mặt nước tại thành phố Thủ Lý (Shuri 首里) trên đảo Okinawa (Xin cho dẫn chứng ???).

Thành tựu biểu diễn quyền pháp (Kata) trên miếng ván mỏng thả nổi trên mặt nước của Đại sư Hohan Soken đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness[cần dẫn nguồn] cùng 2 người nữa là võ sư Thiếu Lâm Hồng gia đại lực sĩ Hà Châu (người Việt gốc Hoa) cho xe lu 12 tấn cán qua người và một đại sư Yoga Ấn Độ chôn sống dưới đất 80 ngày nhịn thở.

Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền và môn Vịnh Xuân quyền có nhiều nét tương đồng nếu không muốn nói đó chỉ là một môn vì chúng có cùng nơi phát tích với những đặc điểm kỹ pháp giống nhau. Tuy nhiên Vĩnh Xuân Bạch Hạc phái có hệ quyền pháp rất phong phú và đã ảnh hưởng rất nhiều đến các môn võ miền Nam Trung Hoa về phương pháp phát kình trong đó có Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan và Bạch Mi quyền của Bạch Mi đạo nhân.

Từ truyền thuyết đến lịch sử

Tương truyền rằng môn quyền này do Ngũ Mai Lão Ni sáng lập tại Bạch Hạc sơn có tài liệu ghi là Đại Lương sơn, thuộc tỉnh Vân Nam, Nam Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ XIX. Bạch Hạc quyền được sáng chế trên cơ sở bài quyền mô phỏng cách đánh của chim Hạc trong Thiếu Lâm Thập bát La Hán quyền (Shaolin Shihpa Luohan Quan, 18 Monk Fists 少林十八羅漢拳) và cách di chuyển chân gọi là Triền Túc (纏足).

Theo truyền thuyết, có một ni cô Thiếu Lâm ở tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam cùng khoảng thời gian này mà ni cô này cũng là người được huấn luyện Thiếu Lâm quyền tại Cung Vĩnh Xuân. Tên thật của ni cô này là Lã Tứ Nương (Lui Sei-Leung hay Lu Si-Niang 魯 四 娘) mà tương truyền pháp danh là Ngũ Mai Sư thái (五 枚 師 太 Ng Mui Si Tai hay Wumei Shitai), còn gọi là Ngũ Mai Đại Sư (五 梅 大 師 Wǔ Méi Dà Shī, Ng Mui Dai Si) sau này là sư phụ của Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Wing Chun 嚴 詠 春) – con gái của Nghiêm Nhị (Yim Yee 嚴 二) một danh thủ quyền thuật Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Lã Tứ Nương lúc đó cũng đã là một danh sư quyền thuật.

Cha của Lã Tứ Nương cũng là một trong 8 vị đại tướng của triều nhà Minh đã theo giúp vua Ung Chính (Ung Chính Đế, Ung Chính Vương) trong công cuộc lật đổ triều nhà Minh và trở thành một trong những vị Hoàng đế đầu tiên của triều Mãn Thanh. Không bao lâu sau khi lên cầm quyền vị tân Hoàng đế này đã sát hại 8 viên đại tướng này. Truyền thuyết kể rằng Ngũ Mai đã ám sát Ung Chính Đế để báo thù vụ án diệt môn gia họ Lã xưa kia, và sau đó đã trốn chạy lên chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam. Thế rồi Lã Tứ Nương đã xuất gia trở thành một ni cô lấy pháp danh là Ngũ Mai. Một số lưu thuyết cho rằng thật ra Ngũ Mai là một Đạo sĩ bên Đạo giáo. Lã Tứ Nương đã đầu quân vào cửa Phật nên mới lấy pháp danh là Ngũ Mai mà ngày nay công chúng chỉ biết đến pháp danh này chứ ít người biết tên thật của bà.

Câu chuyện Phương Thất Nương (Fang Chi-Nian, Fang Qi – Niang 方七娘)

Một nhà sư của chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến đã đào thoát sau vụ đại hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến vào năm 1673 tên là Phương Trọng Cung (Fang Zhonggong 方仲弓), còn được biết dưới các tên khác như Phương Chưởng Quang (Fang Zhang-Guang 方掌光), Phương Chấn Đông (Fang Zhen-Dong 方振东 hay 方振東), Phương Bản Châu (Fang Honshu方本州), Phương Thế Ngọc (Fang Shi Yu, Fong Sai Yuk 方世玉), Phương Tuệ Thạch (Fang Huishi, Fang Huei-shi 方慧石) mà tương truyền rằng nhà sư này là một chuyên gia về Hạc quyền (Hequan, Hok Kuen 鹤拳) của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Sở trường của nhà sư này là môn Thiếu Lâm Thập Bát La Hán quyền (Shaolin Shiba Luohanquan 少林十八羅漢拳). Nhà sư này đã trốn chạy đến chùa Nam Thiếu Lâm khác cũng tại thành phố Phủ Điền (còn gọi là Bồ Điền) (chữ Hán 莆田; Bính âm: Pútián) trong khu vực tỉnh Phúc Kiến để chờ đợi thời cơ lật đổ triều nhà Thanh sau này. Cứ cho là như vậy, thì đây là ngôi chùa Nam Thiếu Lâm thứ hai có liên hệ mật thiết bí mật với chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Sau này, nhà sư này đã di cư đến ngôi làng Vịnh Xuân (Yong Chun).

Tại ngôi làng Vịnh Xuân, Phương Trọng Cung đã hoàn tục xây dựng gia đình. Người con gái thứ bảy của Phương Trọng Cung tên là Phương Thất Nương, có nghĩa là "người con gái thứ 7 họ Phương". Phương Trọng Cung đã truyền thụ võ công Thiếu Lâm cho Phương Thất Nương. Theo lời kể của Đại sư Matsumura Sokon, một này nọ có nhiều người đàn ông từ ngôi làng bên cạnh đã giết Phương Trọng Cung. Lúc đó Phương Thất Nương chưa đạt đến trình độ bậc thầy võ Thiếu Lâm, nhưng cô ta muốn trả thù cho cái chết của cha mình. Cô ta tự hỏi làm sao để trả được mối thù này.

Một hôm trong khi Phương Thất Nương đang ở trong nhà, cô ta nghe một số tiếng ồn lạ tai từ một khu rừng tre nhỏ gần nhà. Cô ta nhìn ra ngoài và trông thấy hai con Hạc đang đánh nhau (hay là đây chỉ là một điệu múa tìm bạn đời của loài Hạc như một vài truyền thuyết kể lại?). Phương Thất Nương chú ý đến cách chúng tấn công nhau thật chính xác từng động tác.

Phương Thất Nương đi ra ngoài đến khu rừng tre với một cây gậy tre trên tay và cố gắng xua gậy cho chúng hoảng sợ bỏ đi. Cô ta đã cố gắng tách đôi hai con Hạc ra bằng cây gậy tre. Mỗi lần cô ta xua gậy hay thọc cây tre vào chúng, chúng liền né tránh cú đánh của cô ta, và cuối cùng chúng đã bay đi. Phương Thất Nương đã bị loài Hạc này tấn công và cô ta đã suy tư về chúng rất nhiều. Một truyền thuyết khác nữa cũng y hệt như truyền thuyết này.

Một ngày nọ trong khi Phương Thất Nương đang ở trong nhà ngồi giặt đồ, và cô ta đã trông thấy một con Hạc trên mái nhà của cô ta. Cô ta thắc mắc sợ con Hạc làm hư hại quần áo mà cô ta đang phơi khô trên sào. Vì vậy Phương Thất Nương đã lấy một cây tre và cố gắng xua làm con Hạc sợ để bay đi. Khi cô ta cố gắng đập vào đầu con Hạc, con Hạc bèn né tránh cây gậy và giương đôi cánh đỡ gạt những cú đánh của Phương Thất Nương. Khi Phương Thất Nương cố gắng đánh vào đôi cánh của con Hạc, con Hạc bèn né cú đánh và dùng những móng vuốt làm chệch hướng đòn đánh của cô ta. Khi cô ta cố gắng thọc cây tre vào con Hạc, nó cũng né luôn và đánh trả lại cây tre bằng cái mỏ dài nhọn của nó. Nguyên lý tránh né này của con Hạc đã giúp Phương Thất Nương hiểu ra nguyên lý đúng đắn của sự cứng rắn (cương) và sự mềm dẻo (nhu) trong quyền pháp Thiếu Lâm.

Chẳng bao lâu sau, Phương Thất Nương đã bắt đầu nghiền ngẫm ra được các phương pháp chiến đấu của con Hạc. Sau đó, cô ta luôn đi ra ngoài bờ sông gần nhà để quan sát các con Hạc và nghiên cứu sâu thêm các phương pháp của chúng. Phương Thất Nương đã dùng võ Thiếu Lâm mà cha của cô ta đã dạy cho làm nền tảng, và tích hợp với những động tác thể hiện các phương thức chiến đấu của loài Hạc vào trong Thiếu Lâm quyền. Phương Thất Nương đã tập luyện chuyên cần môn võ mới của cô ta sáng tác trong vòng 3 năm liên tiếp, và trở thành một võ sĩ công phu thượng thặng. Sau khi cô ta giác ngộ ra được chân lý của võ thuật, cô ta đã không trả mối thù giết cha năm xưa nữa. Cô ta đã trở thành người bất chiến bại, và môn võ do Phương Thất Nương sáng tạo đã được phổ truyền xung quanh khu vực tỉnh Phúc Kiến. Môn võ Bạch Hạc của Phương Thất Nương đã có ảnh hưởng nhất định đến các bộ quyền pháp của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Câu chuyện của Phương Thất Nương đã cho chúng ta biết một số nguyên lý quan trọng trong tư tưởng quyền pháp của Bạch Hạc phái.

Các câu truyện truyền thuyết không thể đơn giản tin được với bất kỳ sự chính xác nào, nhưng người ta mong rằng một số câu chuyện truyền kỳ hé mở một ít tia sáng chân lý trong đó. Rõ ràng có một số sự thực có thực trong đó. Vậy thì những sự kiện chính yếu là gì? Trong bài "Võ Công Thiếu Lâm Bạch Hạc phái": trích đoạn Một Cái Nhìn Tổng quan do quyền sư Tiến sĩ Dương Tuấn Mẫn (Yang Jwing-Ming 杨俊敏) – sinh năm 1946 – hiện nay là một võ sư và là chuyên gia nghiên cứu rất nổi tiếng của Trung Quốc về các môn võ thuật Trường quyền của Bắc Thiếu Lâm và Nam quyền của Nam Thiếu Lâm, chúng ta đọc thấy như sau:

"Theo Tài liệu Lưu Trữ Địa Hạt Vịnh Xuân: trang số 24, Chương Các Môn Võ Địa Phương, Bạch Hạc phái được truyền thế cho người họ Trịnh (Zheng 鄭 hay 郑) và họ Lý (Li 李) ở địa hạt Vịnh Xuân bởi sư tổ Phương Thất Nương (Fang Qi-Niang 方七娘), và từ đó môn Bạch Hạc quyền tiếp tục lan tỏa và được công chúng yêu thích tham gia tập luyện ở vùng Đông Nam Trung Hoa, đặc biệt là ở các thành phố thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian, Fukien 福建) như Phúc Châu (Fuzhou 福州), Vĩnh Xuân (Yongchun 永春) thuộc địa hạt thành phố Toàn Châu (Quanzhou 泉州), Phúc Thanh (Fuqing 福清), Trường Lạc (Changle 长乐), và Phủ Điền (còn dịch là Bồ Điền) (Putian 莆田). Môn Bạch Hạc quyền cũng được truyền đến đảo Đài Loan (Taiwan臺灣) và khu vực Đông Nam Á như Việt Nam.

Tiến sĩ Dương Tuấn Mẫn cũng đề cập đến sự kiện trong tác phẩm này của ông tại Chương Những Nền Tảng Thiết Yếu Của Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái. Đây là một tài liệu văn bản lưu trữ và những sự kiện được viết trong đó được đưa lên hàng đầu vượt trên các câu truyện truyền thuyết. Nhưng thậm chí trong đó cũng có những đầu mối liên hệ rõ ràng giữa Ngũ Mai Đại Sư (Ng Mui Dai Si, Wu Mei Da Shi 五梅大師), Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Wing Chun 嚴詠春) và Phương Thất Nương (Fang Qi-Niang 方七娘):

Trong số những điều lý thú nhất là môn phái Vịnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yǒng Chūn Bái Hè Quán, Wihng ChēUn Baahk Hohk Kyùhn 詠春白鶴拳) được truyền thế qua dòng họ Phương. Hệ thống kỹ pháp chiến đấu của môn Bạch Hạc quyền này có nhiều điểm tương đồng với hệ thống kỹ pháp do Nghiêm Vịnh Xuân truyền lại đang được truyền bá bởi Diệp Vấn (Yip Man 葉問). Cả hai môn phái này đều có các bài tập huấn luyện trên Mộc Nhân Thung (Muk Yan Jong, Wooden Dummy 木人樁) nghĩa là đánh trên tượng người gỗ.

Có một tài liệu bảo mật cho biết có một võ phái phát triển từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa) đến hòn đảo Okinawa trong một tác phẩm có tên là mà tên gọi là Võ Bị Chí (Wubeizhi 武备志, tiếng Nhật phát âm là Bubishi). Đây là một văn bản bí mật của Thiếu Lâm Bạch Hạc phái Phúc Kiến. Theo [1], vào năm 1922 một người đàn ông tên Lâm Đức Thuận (Lin Deshun 林德顺) đến Đài Loan từ thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến và đã giới thiệu một chi lưu Thiếu Lâm Bạch Hạc phái Phúc Kiến gọi là "Thực Hạc" phái. Lâm Đức Thuận có trong tay một quyển quyền phổ nhan đề "Võ công di thư các Đồng Nhân chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến" (the "Shaolin Bronze Man book"). Cuốn sách này có nói đến bức tranh về bức tượng Đồng Nhân (người Đồng) trong tác phẩm Võ Bị Chí mà có nhiều điểm chú ý nổi bật trên đó. Ngày nay gia đình họ Lưu (Liu) ở Đài Loan đã giữ trong tay quyển quyền phổ này. Mặc dù kích thước quyển sách có khác, nội dung bên trong cuốn sách rất giống phiên bản cuốn sách bằng ngôn ngữ thổ dân Okinawa viết về kỹ pháp chiến đấu của Bạch Hạc phái từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa) đến hòn đảo Okinawa trong một tác phẩm tên là Võ Bị Chí (Wubeizhi 武备志, tiếng Nhật phát âm là Bubishi), như vậy đây là một phiên bản khác của cuốn sách này.

Phương Vĩnh Xuân (Fang Yong Chun 方永春) và Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Wing Chun 嚴詠春)

Có một số câu chuyện truyền thuyết lưu truyền trong dân gian tại miền Nam Trung Hoa rằng môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền và Vịnh Xuân quyền có quan hệ mật thiết với nhau do xuất xứ tại huyện thị Vĩnh Xuân thuộc thành phố Phúc Châu trong tỉnh Phúc Kiến. Có thuyết lại cho rằng nguồn gốc của Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền bắt đầu từ một phụ nữ xuất thân là một danh thủ Nam Thiếu Lâm quyền tên là Phương Vĩnh Xuân (Fang Yong Chun 方永春) là vợ của Hồng Hy Quan mà ông này là người sáng lập ra Hồng Gia quyền. Thuyết khác lại cho rằng Vịnh Xuân quyền là do Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Wing Chun 嚴詠春) là môn đồ của Ngũ Mai sáng lập ra sau khi cải biến võ Bạch hạc quyền của sư phụ dạy cho, do vậy giữa Vĩnh Xuân Bạch Hạc phái Phúc KiếnVịnh Xuân quyền thật ra chỉ là tên gọi khác nhau nhưng cùng là một môn võ xuất xứ từ Ngũ Mai.

Phả hệ Bạch hạc quyền từ Phương Thất Nương

方掌光 (Fang Zhang Guang) Phương Chưởng Quang

方七娘 (Fang Qi Niang) Phương Thất Nương

曾四 (Zeng Si) Tằng Tứ

潘賢 (Pan Xian) Phan Hiền

潘堆金 (Pan Dui Jin) Phan Đôi Kim

潘賽玉 (Pan Sai Yu) Phan Tái Ngọc, 潘敦池 (Pan Dun Chi) Phan Đôn Trì, 潘大任 (Pan Da Ren) Phan Đại Nhậm

潘深恩 (Pan Shen En) Phan Thâm Ân, 潘月照 (Pan Yue Zhao) Phan Nguyệt Chiếu

潘利秋 (Pan Li Qiu) Phan Lợi Thu

潘貞團 (Pan Zhen Tuan) Phan Trinh Đoàn

潘嗣清(Pan Chi Qing) Phan Tự Thanh, 潘世颯 (Pan Shi Sa) Phan Thế Táp, 潘孝德 (Pan Xiao De) Phan Hiếu Đức

Bạch Hạc quyền hay Ngũ Hình quyền Thiếu Lâm Tung Sơn cải biến

Bộ môn võ thuật nổi tiếng nhất tại Cung Vĩnh Xuân (Evergreen Hall) của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn vào lúc đó là bộ Ngũ Hình quyền. Thời gian rồi cũng trôi qua mau, con trai của 4 vị Đại tướng nhà Minh được gửi lên chùa Thiếu Lâm Tung Sơn trước kia (Chí Thiện, Bạch Mi, Phùng Đạo Đức, Miêu Hiển) và Ngũ Mai (Lã Tứ Nương) nay đã trở thành võ tăng Thiếu Lâm Tung Sơn thành tài hạ sơn. Họ được giao sứ mạng huấn luyện võ thuật trong hệ thống các vị giáo đầu Thiếu Lâm và phải thề rằng phục hồi lại triều nhà Minh. Vào lúc đó vị Đại Tông Sư Tổng giáo đầu của chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến viên tịch. 5 người đã trở thành những Đại Sư Trưởng của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến và trở thành "Ngũ Tổ của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến" ("Five Elders of Fukien Nan Shaolin").

Họ (Chí Thiện, Bạch Mi, Miêu Hiển, Phùng Đạo Đức, và Ngũ Mai) đã phân tích tình thế của họ rất cẩn thận. Họ cần phải đáp ứng kế hoạch lật đổ triều Mãn Thanh. Các hệ thống chiến đấu được dạy tại chùa Nam Thiếu Lâm lúc đó dựa trên nền tảng của Ngũ Hình quyền. Các bộ Ngũ Hình quyền này yêu cầu các võ tăng phải luyện hàng chục năm và nắm vững (làm chủ được các kỹ pháp) các đường quyền rắc rối dài quá đỗi, mất thời gian luyện tập công phu từ 10 đến 20 năm.

Có rất nhiều kỹ thuật tàn khốc, nhiều kỹ thuật trong số đó hoàn toàn khác biệt nhau, và một vài kỹ pháp trong đó không hữu dụng lắm, bởi vì những kỹ thuật này không hiệu quả và hiệu suất lắm. Các Đại Tông Sư đã nhận thấy rằng phương pháp luyện công phu như vậy không thích hợp và không thể chấp nhận được trong việc phát triển nhanh chóng sức công phá có hiệu quả và hiệu suất thật cao.

Một phương pháp huấn luyện mới thích hợp với những nhu cầu của các nghĩa quân lúc đó thật thiết yếu. Ở miền Nam Trung Hoa, địa hình cũng khác, và có nhu cầu cần cho chiến thuật cận chiến (đánh trong không gian hẹp). Vì vậy các nghĩa quân cần một phương pháp chiến đấu hiệu năng hơn và khai thác những điểm yếu kém các bộ môn võ thuật chiến đấu của kẻ thù. Những gì các nghĩa quân cần là một phương pháp mới tiến bộ hơn những kỹ pháp trước đây. Như chúng tôi đã chứng minh, phương pháp đã từng được sử dụng trước đây là các sư phụ võ tăng Thiếu Lâm đã cố gắng mô phỏng một cách chính xác các hình thái cử động của các loài vật mà chúng đã làm để tạo ra các bộ quyền. Điểm chú trọng khác biệt trong hệ thống quyền pháp mới do 5 vị Đại Sư phát triển là dựa chính ngay trên các cơ năng sinh học của chính cơ thể con người.

Có nhiều cách phát âm tên của Bạch Hạc phái qua nhiều phương ngữ Trung Hoa khác nhau: Bạch Hạc quyền (Pai Hao Q'uan, Peh Ho Kuen), Bạch Hạc (Peh Hok, Bak Hok, Pak Hok), Bạch Hạc quyền (Bai He Q'uan) và Hạc quyền (He Q'uan). Bạch Hạc quyền cũng được biết dưới một tên khá phổ biến Ngũ Tổ quyền (the Southern Five Elder Style hoặc the Five Ancestors Fist Style hay Wu Zu Q'uan), và Vịnh Xuân Phái (the Yong Chun Style) được phát âm theo tiếng Quảng Đông (Cantonese) là Wing Chun thường được dịch sang tiếng Việt là Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yong Chun Bai He quan, Wing Chun Bak Hok Kuen).

Để hiểu rõ nguồn gốc khởi nguyên của Bạch Hạc phái, chúng ta phải hiểu các thời kỳ giai đoạn cách mạng khởi nghĩa ở Trung Hoa, như vậy chúng ta mới có một cái nhìn tổng thể ở đây. Bạch Hạc phái có lẽ khởi nguyên được hình thành đúng vào lúc xảy ra vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Toàn Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến vào năm 1763 tức năm Càn Long thứ 28, hoặc là trước hay sau thời điểm này một chút. Sau đó Bạch Hạc phái trở nên một bộ quyền Thiếu Lâm nổi tiếng. Nói cách khác, theo cách căn bản thì Thiếu Lâm Ngũ Hình quyền đã phát triển thành Bạch Hạc phái. Bạch Hạc phái vẫn còn duy trì bộ Ngũ Hình quyền và đã hoàn chỉnh bộ quyền thuật này sâu sắc hơn.

Hạc Quyền là tên gọi chung cho 5 phái Hạc quyền của một loại quyền pháp mô phỏng theo thần thái và bộ hình của loài Hạc. 5 phái Hạc quyền này là Tung Hạc quyền (Zong Hequan 縱鶴拳 hay 宗鶴拳, the Jumping Crane Boxing), Phi Hạc quyền (Fei Hequan飞鶴拳, the Flying Crane Boxing), Minh Hạc quyền (Ming Hequan 鳴鶴拳 hay 鸣鶴拳, the Crying Crane Boxing), Túc Hạc quyền (Su Hequan 宿鶴拳, the Sleeping Crane Boxing) và Thực Hạc quyền (Shi Hequan 食鶴拳, the Eating Crane Boxing), mà tất cả các phái Hạc quyền trên có lịch sử đã ngót 300 năm nay rồi. 5 phái Hạc quyền này hình thành riêng biệt vào gần cuối thời nhà Thanh. Tất cả năm phái Hạc quyền trên được mọi người theo học có xuất xứ ở miền Nam Trung Hoa.

Đối lập lại với Bạch Hạc phái, mà Bạch Hạc phái đã trở thành dòng Thiếu Lâm quyền chính tông, cũng có nhiều bộ quyền khác của Thiếu Lâm cũng từ võ Thiếu Lâm mà nổi lên khắp nơi, do có một số môn đồ đã rời khu vực xung quanh chùa Nam Thiếu Lâm trong thời kỳ cách mạng khởi nghĩa ở Trung Hoa. Một số võ phái trong những nhánh Thiếu Lâm quyền phân lưu đã trở nên rất nổi tiếng như Hồng gia (Hung Ga), Thái Lý Phật gia quyền (Choy Li Fut Ga Kuen), và Vịnh Xuân phái (Wing Chun Style) mà dòng Vịnh Xuân này chủ yếu là nhánh phân lưu của Đại Tông Sư Diệp Vấn, tức là sư phụ của Lý Tiểu Long (Bruce Lee).

Hầu hết những môn đồ của Bạch Hạc phái trong suốt thời kỳ cách mạng khởi nghĩa chống nhà Thanh là những nghĩa quân. Một số người tin rằng những người sáng tạo Bạch Hạc phái đã chọn cái tên Vĩnh Xuân có nghĩa là mùa xuân vĩnh cửu do nhiều lý do:

  • Đó là tên của một ngôi làng và một địa hạt gần chùa Nam Thiếu Lâm ở tỉnh Phúc Kiến, và ngôi làng đó hiển nhiên là có quan hệ với võ thuật của chùa Nam Thiếu Lâm. Những nhà sư hiển nhiên đặt tên cho võ đường cũng cùng tên như ngôi làng là cung Vĩnh Xuân trong chùa Nam Thiếu Lâm là nơi các nhà sư luyện tập võ nghệ.
  • Tên của chùa Thiếu Lâm có nghĩa là "khu rừng nhỏ", và những cây thông trong khu rừng quanh chùa thì "luôn xuân trẻ" ("Vĩnh Xuân"). Vì vậy tên này là một cách để giấu đi nguồn gốc của võ phái, nhưng vẫn biểu đạt được ý nghĩa biểu trưng là "võ Thiếu Lâm".
  • Những nghĩa quân hay dùng những câu "mật quyết" và những cụm từ như "Phản Thanh Phục Minh!". Một số người tin rằng tên Vịnh Xuân (hay Vĩnh Xuân – Yong Chun) là một phần trong cụm từ có ý nghĩa khởi nghĩa cách mạng: "Hãy luôn nói Khẩu quyết. Không bao giờ quên đất nước của người Hán, mùa Xuân sẽ mãi luôn trở lại". Mùa Xuân, trong trường hợp này, chính là đề cập đến khoảng thời gian nhà Minh còn thống trị Trung Hoa hàm ý rằng mãi mãi tôn thờ nhà Minh vì đó là nền chủ quyền chính trị của dân tộc Hán.

Do những sự cải cách mới này, đã có sự phân tách rạch ròi giữa các bộ môn võ thuật của Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm.

Bắc Thiếu Lâm vẫn giữ những chiêu thức kỹ pháp và các bộ quyền nguyên thủy, và Nam Thiếu Lâm chấp nhận những bộ quyền hiệu quả và cách tân hợp lý. Khi đề cập Bắc Thiếu Lâm, điều này không có ý nói Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam mà tất cả các môn đồ của Thiếu Lâm ở miền Bắc thuộc tỉnh Sơn ĐôngHà Bắc (Trung Quốc) bên ngoài chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam (Trung Quốc).

Lý do để phân biệt là vì Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam luôn luôn giữ liên lạc rất gần với Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, và luôn có một sự trao đổi thường xuyên giữa hai ngôi chùa này. Vì vậy chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã bổ sung những kỹ pháp và các bộ quyền mới của Nam Thiếu Lâm. Những bộ quyền pháp mới này được biết dưới cái tên có một đặc điểm chung là "Nam quyền" ("Nan Q'uan" or Southern Fist) mà nó không có gì khác biệt với kỹ pháp nền tảng của Bạch Hạc phái.

Nhiều vị Đại Tông Sư Thiếu Lâm quyền được người ta gọi các môn võ của họ với chính phong cách riêng hay tên riêng của họ. Ví dụ như, Phùng Đạo Đức đã sáng tạo ra Bạch Hổ phái. Ngũ Mai được cho là sư tổ sáng tạo ra Ngũ Mai phái. Cũng thật thú vị khi ghi nhận rằng những môn đồ ngày nay của Vịnh Xuân Bạch Hạc phái xem Ngũ Mai phái là môn võ anh chị em với Bạch Hạc phái.

Nhiều người cho rằng Vịnh Xuân phái xuất xứ từ Ngũ Mai. Nhiều người khác cho rằng Vịnh Xuân phái bắt nguồn trực tiếp từ Bạch Hạc phái. Nhiều người qui cho rằng nguồn gốc của Chu gia Nam Thiếu Lâm Đường Lang của Chu Á Nam (Chow Áh Nàam 周亞南) cũng có nguồn gốc chung từ phả hệ Bạch Hạc phái, vì các đường quyền căn bản của Chu gia Đường Lang hiển nhiên cho thấy có một mối liên hệ rất gần với Ngũ Mai.

Phương pháp chiến đấu của Bạch Hạc phái dựa trên ngũ hành, tạo thành Kim hình thủ, Mộc hình thủ, Thủy hình thủ, Hỏa hình thủ và Thổ hình thủ. Triết lý tấn công - phòng thủ dựa trên tám nguyên tắc: Thôn (呑/túm vào), thổ (吐/nhả ra), phù (浮/nổi), trầm (沈/chìm), cương (剛/cứng), nhu (柔/mềm), động (動), tĩnh (静).

Các lưu phái Bạch Hạc của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến

Theo tác phẩm Nam Quyền Toàn Thư của quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường, Nhà Xuất Bản Mũi Cà Mau, năm 2001 thì Bạch Hạc phái Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến có 5 lưu phái:

Tung Hạc quyền

Tung Hạc quyền (Zong Hequan 縱鶴拳 hay 宗鶴拳, the Jumping Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang chuyển mình sắp sửa cất cánh bay lên (Hạc đang nhảy nhót), môn quyền này do Phương Thế Bồi (Fang Shi Pei 方世培) người Phúc Thanh (Fuqing 福清) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建), khổ luyện võ công tại Thiên Trúc tự (Tianzhu Temple 天竺寺) ở Trà Sơn (Cha-shan 茶山). Một lần thấy con Hạc đậu trên ngọn cây cổ thụ cất tiếng hót mà cây rung, nhân đó giác ngộ ra cái khí của chim Hạc là "ha khí" (articulation energy) lại thấy con tôm búng dưới nước, ngộ ra lực đàn hồi trong thân pháp. Lại lấy hình trạng con chó bị rơi xuống nước, ngộ ra kình trong sự rung lắc. Về sau Phương Thế Bồi đem những điều ngộ được, sở đắc về khí – kình - lực dung hợp vào quyền lý, quyền pháp, gọi môn quyền này là Thiếu Lâm Tùng Hạc quyền. Loại quyền này yêu cầu vận động theo hình tròn, lỏng thân, mềm tay, đòn ra duỗi thẳng, dùng lực toàn thân, kình phát rung bật, đàn hồi. Bài quyền tiêu biểu có: Triều Thân Tam Giác Quyền, Nhị Thập Tứ Chiêu Pháp, ...

  • Có 5 truyền nhân nổi tiếng của Tung Hạc quyền được gọi là Ngũ Hổ Tung Hạc quyền Phúc Kiến, 5 người đó là:

1.Phương Vĩnh Hoa (Fang Yonghua 方永華)

2.Đường Y Hạc (Tang Yihe 唐依鶴)

3.Lâm Khổng Bồi (Lin Kongpei 林孔培)

4.Sái Đạo Điềm (Cai Daotian 蔡道恬)

5.Vương Lăng (Wang Ling 王陵)

  • Các bộ quyền của Tung Hạc quyền bao gồm:

1.Phân Tam Chiến (Fensanzhan 分三战)

2.Tứ Môn (Simen 四门)

3.Tam Điểm (Sandian 三点)

4.Ngũ Mai Hoa (Wu meihua 五梅花)

5.Hạc Sí (Hechi 鹤翅)

6.Ngũ Bộ (Wubu 五步)

7.Hồ Điệp Xuyên Hoa (Hudie Chuanhua 蝴蝶穿花)

8.Tẩu Mã Tam Giác (Zouma sanjiao 走馬三角)

Phi Hạc quyền

Phi Hạc quyền (Fei Hequan 飞鶴拳, the Flying Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang nghiêng mình bay lượn. Tương truyền Phi Hạc quyền khởi nguyên từ Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yong Chun Bai Hequan) do Trịnh Tập (Zheng Ji 郑集) là học trò của Trịnh Lễ (Zheng Lǐ 鄭禮 hay 郑礼) môn đồ sáng giá nhất của Phương Thất Nương. Phi Hạc quyền cũng vận động theo hình tròn, lỏng thân, mềm tay, nhưng nhấn mạnh các động tác thủ chưởng (lòng bàn tay) khi phát kình. Trước khi phát kình thường hay buông lỏng và rung lắc thân hình phối hợp với eo lưng và mã bộ để xuất kình. Trịnh Lễ là quyền sư rất nổi tiếng ở Thanh Châu (Qingzhou 青州) về phía tây thành phố Duy Phường (Weifang 潍坊) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong 山东 hay 山東), và Phúc Thanh (Fuqing 福清) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建).

  • Các bộ quyền của Phi Hạc quyền bao gồm:

1.Tam Chiến (San Zhan 三战)

2.Tứ Môn (Si Men 四门)

3.Bát Bộ (Ba Bu 八步)

4.Nhị Thập Bát Tú (Er Shi Ba Xiu 二十八宿)

5.Mai Hoa Trang (Mei Hua Zhuang 梅花桩)

Minh Hạc quyền

Minh Hạc quyền (Ming Hequan 鳴鶴拳 hay 鸣鶴拳, the Crying Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang gáy (đang hót), môn quyền này bắt nguồn từ Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yong Chun Bai Hequan 永春白鹤拳) do Lâm Thế Hàm (Lin Shixian 林世咸) và đệ tử là Tạ Sùng Tường (Xie Chong-Xiang 谢崇祥 1852 - 1930) ở Trường Lạc (Changle 长乐) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建) sáng chế trên cơ sở Bạch Hạc phái vào cuối đời nhà Thanh. Về sau Tạ Sùng Tường trở thành nhất đại tông sư của Phúc Kiến Minh Hạc quyền. Môn quyền này yêu cầu xuất tiễn có lực, chụp bắt mau lẹ. Bài quyền tiêu biểu có: Trung Khuôn quyền, Nhị Thập Bát Tú quyền. Lâm cũng đã truyền thụ Bạch Hạc quyền cho Phan Tự Bát (Pan Yuba 潘屿八) ở thành phố Phúc Châu (Fuzhou 福州) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建). Tương truyền rằng Lâm Thế Hàm dạy Bạch Hạc quyền cho Phan Tự Bát, Phan Tự Bát truyền lại cho Tạ Sùng Tường.

Túc Hạc quyền

Túc Hạc quyền (Su Hequan 宿鶴拳, the Sleeping Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang đứng nghỉ (ngủ). Truyền từ cuối đời Thanh, do hòa thượng Giác Thanh (Jue Qing 角青) ở chùa Thạch Môn (Shimen Temple 石門寺) – Liên Giang (Liánjiāng 連江; 连江) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建) sáng lập. Sau đồ đệ là Lâm Truyền Võ (Lin Chuan-Wu 林传武) ở Thành Môn (Chengmen 城門) truyền thụ ra ngoài. Lâm Truyền Võ học 5 năm, khi luỵện thành về mở trường dạy ở Phúc Châu, Tam Bảo, Du Hãng. Môn quyền này khi luyện giống con Hạc đang đứng ngủ, nhưng không phải ngủ, ý để dụ địch, thoát ẩn mau lẹ, thủ pháp nhanh như chớp; Bộ pháp vững vàng. Bài quyền tiêu biểu có: Thất Bộ Liên Hoa quyền, Hạc Trảo Triển Uy quyền, đối luyện 34 chiêu, ...

Thực Hạc quyền

Thực Hạc quyền (Shi Hequan 食鶴拳, the Eating Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang ăn. Ra đời vào cuối đời Thanh, do Gia Bồ Sư (Yé Bó Shī 爺蒲師 hay 爺蒲师) ở Mân Thanh truyền cho Phương Thủy Quan (Fang Shuiguan 方水官) ở Bắc Lĩnh Hạ, thành phố Phúc Châu (Fuzhou 福州) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建). Phương Thủy Quan lại truyền cho Diệp Thiệu Đào (Ye Shao-Tao 叶少桃) ở huyện Thương Sơn (Changshan xian 常山县), Phúc Châu; Diệp Thiệu Đào khổ luyện trong nhiều năm, thực chiến nhiều nơi và truyền dạy cho nhiều đệ tử, và trở thành Thực Hạc quyền Nhất đại tông sư. Môn quyền này chú trọng thủ hình, lấy trảo, chưởng, chỉ, câu và đơn châu quyền làm chủ; bộ pháp thường dùng là: "Tam Điểm Ngũ Mai Hoa". Mã bộ vững chắc, eo hông xoay như bánh xe.

  • Các bộ quyền của Thực Hạc quyền bao gồm:

1.Tự Môn Liên Hoa quyền (Si Men Lianhua quan寺門蓮花拳)

2.Bạch Hạc Tứ Môn Liên Hoa quyền (Bai He Si Men Lianhua quan 白鶴四門蓮花拳)

3.Liên Hoa (Lianhua 蓮花), Giác Chiến quyền (Jiao Zhan quan角戰拳)

4.Tam Chiến quyền (San Zhan quan 三戰拳)

5.Đối Chùy Hóa Đại Giác quyền (Dui Chui Hua Da Jiao quan 對槌化大角拳)

6.Kim Hình Lục Đẩu Thủ quyền (Jin Xing Liu Dou Shou quan 金形六斗手拳)

7.Thất Hạc Triều Tùng quyền (Qi He Chao Song quan 七鶴朝松拳)

8.Bạch Hạc Song Long Thảng Châu quyền (Bai He Shuang Long Qiang Zhu quan 白鶴雙龍搶珠拳)

9.Bạch Hạc Hỏa Luân Thủ Hóa Thân quyền (Bai He Huo Lun Shou Hua Shen quan 白鶴火輪手化身拳)

10.Bạch Hạc Dực Hạ Xuyên Châm Hóa Thượng Giác quyền (Bai He Yi Xia Chuan Zhen Hua Shang Jiao quan 白鶴翼下穿針化上角拳)

11.Bạch Hạc Tẩy Thân Hí Thủy quyền (Bai He Xi Shen Xi Shui quan 白鶴洗身戲水拳)

12.Bạch Hạc Song Phượng Triều Mẫu Đan quyền (Bai He Shuang Feng Chao Mu Dan quan 白鶴雙鳳朝牡丹拳)

13.Bạch Hạc Xung Thiên quyền (Bai He Chong Tian quan 白鶴沖天拳)

14.Bạch Hạc Bá Vương Đỉnh quyền (Bai He Ba Wang Ding quan 白鶴霸王鼎拳)

15.Bạch Hạc Kích Đầu Song Chủy Thủ quyền (Bai He Ji Tou Shuang Chui Shou quan 白鶴擊頭雙捶手拳)

16.Bạch Hạc Hồ Điệp Song Phi quyền (Bai He Hu Die Shuang Fei quan 白鶴蝴蝶雙飛拳)

17.Bạch Hạc Cổn Địa Long Thủ quyền (Bai He Gun Di Long Shou quan 白鶴滾地龍手拳)

18.Bạch Hạc Nhất Điều Long quyền (Bai He Yi Tiao Long quan 白鶴一條龍拳)

19.Bạch Hạc Bát Thủy Cầu Ngư (Bai He Po Shui Qiu yu 白鶴潑水求魚)

20.Bạch Hạc Hóa La Hán Phản Giác quyền (Bai He Hua Luohan Fan Jiao quan 白鶴化羅漢反角拳)

21.Thất Nương Toái Bộ quyền (Qi Niang Sui Bu quan 七娘碎步拳)

22.Thất Nương Chấn Thân Hạc quyền (Qi Niang Zhen Shen He quan 七娘震身鶴拳)

Bạch Hạc quyền có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của một số môn võ khác như Karate (Go-ju Ryu), Ý quyền (Trung Quốc), Không Thủ Đạo Bạch Hạc phái (Hakutsuru Karate) thuộc hệ Thủ Lý Thủ (Shuri-Te) trên đảo Okinawa của Đại sư Hohan Soken (cháu nội của Đại sư Matsumura) người nổi tiếng với kỷ lục thả miếng ván trên mặt nước và thi triển Katas, v.v...

Tham khảo

Xem thêm

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya