Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Công viên Phú Lâm

Công viên Phú Lâm
Map
Vị tríPhường 13, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°44′46″B 106°37′26″Đ / 10,7462°B 106,624°Đ / 10.7462; 106.6240
Diện tích61.790 mét vuông (6,179 ha)
Chủ sở hữuTrung tâm Văn hóa Quận 6 (UBND Quận 6)
Tình trạngĐang hoạt động
Phương tiện công cộngXe buýt

Công viên Phú Lâm là một công viênQuận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Công viên có dạng hình tam giác, được giới hạn bởi ba con đường là Kinh Dương Vương, An Dương VươngLê Tuấn Mậu. Giáp công viên là vòng xoay giao thông An Lạc (quận Bình Tân).

Diện tích công viên vào khoảng 61.790 m², trong đó gồm cả một hồ nước 10.100 m².[1] Một phần đáng kể diện tích này hiện đang bị sử dụng vào mục đích kinh doanh nhà hàng, trò chơi trẻ em có thu phí nhưng thiếu đầu tư đối với các hạng mục trò chơi miễn phí cho trẻ em. Tỉ lệ diện tích đất công viên đang bị sử dụng sai mục đích là hơn 50%.[2][3] Căn nguyên được cho là do sự sáp nhập công viên vào Trung tâm Văn hóa Quận 6 năm 1999.[1]

Công viên Phú Lâm hiện là nơi lưu giữ tượng Bình Định vương Lê Lợi dời về từ bùng binh Cây Gõ khi nơi này xây dựng cầu vượt vào năm 2013.[4] Đồng thời, tượng Trần Nguyên Hãn từ công trường Quách Thị Trang (Quận 1) cũng dời về đây khi người ta phá bỏ công trường này để thi công ga ngầm thuộc tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên từ năm 2017.[5]

Tham khảo

  1. ^ a b “TP.HCM: Xẻ công viên Phú Lâm làm nhà hàng”. Doanh nhân Sài Gòn. ngày 20 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ “Hàng loạt công viên tại TPHCM bị xâm phạm”. Tiền Phong Online. ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ Quốc Anh (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “TPHCM: Công viên bị "xẻ thịt" làm nóng nghị trường”. Dân Trí.
  4. ^ Ngọc Ẩn; Thu Dung (ngày 12 tháng 5 năm 2017). “Khi xây cầu vượt, tượng đài đi đâu?”. Tuổi Trẻ Online.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Việt Hoa (ngày 18 tháng 2 năm 2017). “Đã di dời tượng đài Quách Thị Trang”. Pháp Luật Online.
Kembali kehalaman sebelumnya