Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Cổng thông tin:Phật giáo

hệ thống tôn giáo, triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Bồ tát Địa Tạng

Địa Tạng là một vị bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tì-kheo phương Đông. Bồ-tát Địa Tạng được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.

Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tì-kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Một số tranh tượng ở Trung QuốcViệt Nam cũng khắc họa Bồ-tát Địa Tạng Vương đội mũ thất Phật và mặc cà sa đỏ - hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng của bồ-tát.

Pháp

Các vị sư Nam tông tụng kinh

Tụng kinh là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật thông qua các kinh điển do Phật tuyên thuyết. Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo trong các thời lễ nhằm cầu an, cầu siêu cho người đã khuất hoặc sám hối những ác nghiệp mà Phật tử đã gây ra trong quá khứ hay đôi khi đơn giản là học thuộc lòng, quán xét kinh văn một cách thấu đáo. Tụng kinh được thực hiện bởi tứ chúng đệ tử bao gồm các những người đã xuất gia hoặc những người tu tại gia. Thông thường, người ta thường hay tụng kinh trước tôn tượng, hình ảnh của Phật, bồ-tát.

Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, người ta thường tụng đọc kinh điển bằng tiếng Pali hoặc bằng tiếng bản xứ. Theo truyền thống Đại thừa, việc tụng kinh thường đi kèm với việc sử dụng pháp khí như , chuông, khánh nhằm tạo nên nhịp điệu cho thời kinh; thông thường, mỗi ngày thường có hai thời khóa tụng kinh là công phu sáng và công phu tối.

Tăng

Đường Tăng, tranh vẽ trong Thạch thất Đôn Hoàng

Huyền Trang là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách tiếng Phạn ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông tại Trung Quốc. Danh hiệu Tam Tạng được giới tăng sĩ tôn xưng để tôn vinh ông là người tinh thông cả Tam tạng Kinh điển Phật giáo.

Khoảng đầu thế kỉ 7, kinh sách Phật giáo của Trung Quốc gồm có vô số những bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Tất cả đều tự nhận mình là "Phật giáo". Trên một chừng mức nhất định, Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu có thể được xem là một trường tranh cãi giữa các trường phái của Duy thức tông, tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô Trước và Thế Thân. Thế nhưng, các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên. Mặc dù nhà vua cấm Huyền Trang ra đi, sư vẫn lên đường, trải qua nhiều gian khổ trên đường băng qua núi non và sa mạc, đối diện với đói khát và giặc cướp, và cuối cùng sau một năm, sư tới Ấn Độ. Huyền Trang ở lại Ấn Độ nhiều năm để học tập với những vị thầy danh tiếng nhất, chiêm bái các thánh tích và tham gia vào các cuộc tranh luận với những Phật tử và ngoại đạo, đả bại tất cả những đối thủ và trở nên nổi tiếng là một nhà tranh luận cứng rắn. Sau một loạt tranh luận với hai đại diện của Trung quán tông, sư viết một bài luận giải bằng tiếng Phạn với ba ngàn câu kệ nói về "Điểm không khác biệt giữa Trung quán và Duy thức" mà ngày nay không còn. Sau khi hứa với Giới Hiền, thầy dạy của sư tại đại học Nalanda, là sẽ trình bày lý luận của Dignāga tại Trung Quốc, sư trở về quê hương với hơn 600 bộ kinh luận viết bằng tiếng Phạn.

Hình ảnh

Tranh vẽ Mật Tập Kim Cương của Tây Tạng

Kinh điển

Trang đầu của bộ Đại thừa nhập Lăng-già kinh

Nhập Lăng-già kinh là một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, hành giả đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng vốn hằng có trong mọi loài. Kinh này chỉ rõ là văn tự không đóng vai trò quan trọng gì trong việc trao truyền giáo pháp. Kinh bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần. Kinh này lần đầu được dịch ra Hán văn trong thế kỉ thứ 5. Kinh Nhập Lăng-già được Phật thuyết tại Tích Lan theo lời mời của một nhà vua xứ này, trong đó Phật trả lời những câu hỏi của Bồ-tát Đại Huệ. Giáo pháp trong kinh này là nền tảng của Duy thức tông.

Tông phái

Tu sĩ Tào Động tông Nhật Bản đang thiền định

Thiền tông là một pháp môn tu tập trong Phật giáo. Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc kết hợp với huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề.

Trích dẫn

« Sinh cũng chỉ thế ấy, Tử cũng chỉ thế ấy, Viết kệ cùng không kệ, Có gì là quan trọng. »

Bài viết

Bông hồng cài áo tỏ lòng biết ơn cha mẹ

Vu-lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, lễ trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

Xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục-kiền-liên với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu-lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya