Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Camp (phong cách)

Camp là một phong cách và cảm nhận thẩm mỹ, cho rằng điều gì đó hấp dẫn bởi gu thẩm mỹ dở tệ và giá trị châm biếm của nó.[1] Mỹ học của camp phá tan các khái niệm của chủ nghĩa hiện đại về cái gì được coi là nghệ thuật và những gì có thể được phân vào nghệ thuật cao cấp, bằng cách đi ngược lại những thuộc tính nghệ thuật như vẻ đẹp, giá trị và gu thẩm mỹ bằng cách tiếp nhận kiểu thấu hiểu và tiêu thụ mới.[2]

Camp cũng có thể là một lối sống và được sử dụng như một phong cách và lối trình diễn cho một số hình thức giải trí bao gồm phim truyện, cabaret (một loại hình giải trí trong các quán rượu) và kịch pantomime. Trong khi nghệ thuật cao cấp đòi hỏi vẻ đẹp và giá trị, camp cần sự táo bạo, sống động và sôi nổi. "Mỹ học của camp coi cái xấc xược là lý thú". Camp đi ngược với sự thỏa mãn và kiếm tìm sự thách thức.[2]

Nghệ thuật camp có liên quan - và thường bị nhầm với — kitsch (phong cách nghệ thuật có xu hướng "mauvais goût", giả nghệ thuật, hình thành dựa vào việc sử dụng một cách cực đoan những yếu tố lỗi thời, lòe loẹt, cường điệu)[3], và những thứ mang vẻ ngoài của camp cũng có thể miêu tả là "sến". Khi cách dùng từ này xuất hiện năm 1909, nó thể hiện hành vi "phô trương, phóng đại, màu mè, điệu bộ" hoặc "ẻo lả", và khi đến giữa thập kỷ 1970, camp được định nghĩa trong bản đại học của Từ điển Thế giới Mới Webster là "sáo rỗng, tầm thường, xảo trá [và] phô trương ... quá đáng để gây cười hoặc có vẻ hấp dẫn tinh tế một cách trái khoáy".[4] Bài tiểu luận Notes on "Camp" (1964) của nhà văn người Mỹ, Susan Sontag, nhấn mạnh các yếu tố chính của camp là: "sự xảo trá, sự phù phiếm, sự kiêu kỳ bộ tịch nhẹ dạ của tầng lớp trung lưu, và sự quá lố tới chướng mắt".[5]

Nguồn gốc và phát triển

Vào năm 1870, trong 1 lá thư được đưa ra làm bằng chứng trong cuộc thẩm vấn ở Tòa sơ thẩm Bow-street, Luân Đôn, về những nghi ngờ về hành vi đồng tính trái phép, người mặc đảo trang tên Frederick Park có nhắc tới "những việc làm hơi hướng camp"; nhưng lá thư không đề cập tới những việc đó là gì.[6] Năm 1909, Từ điển tiếng Anh Oxford viết nghĩa đầu tiên của camp

phô trương, phóng đại, màu mè, điệu bộ; ẻo lả hay đồng tính; gắn với, đặc điểm của, người đồng tính. Tương tự, ở thể danh từ, hành vi, xử sự 'camp', vân vân. (cf. quot. 1909); một người có những hành vi như vậy.

Carmen Miranda trong trailer bộ phim The Gang's All Here (1943)

Theo từ điển trên, sắc thái nghĩa này "không rõ về mặt nguồn gốc". Camp trong nghĩa này được cho rằng có thể bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Pháp se camper, nghĩa là "tạo dáng theo kiểu cường điệu".[7][8] Sau đó, từ này phát triển thành miêu tả chung cho những lựa chọn mang tính nghệ thuật và hành vi của những người đồng tính nam thuộc tầng lớp lao động. Khái niệm camp được Christopher Isherwood miêu tả vào năm 1954 trong cuốn tiểu thuyết The World in the Evening, và vào năm 1964 trong bài tiểu luận và cuốn sách Notes on "Camp" của Susan Sontag.[9]

Sự phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại khiến camp trở thành một góc nhìn phổ thông về mỹ học, một thứ không gắn bó chặt chẽ với một nhóm cụ thể nào. Quan điểm này khởi đầu là một khía cạnh đặc biệt của những cộng đồng đồng tính nam tiền Stonewall, nơi camp là kiểu hình văn hóa nổi trội. Điều này bắt nguồn từ cách hiểu đồng tính là sự ẻo lả. Hai thành phần chính của camp ban đầu là những phần biểu diễn nữ tính: swish và drag. Trong khi swish là thực hiện nhiều thứ quá đà, và drag là giả dạng phụ nữ một cách cường điệu hóa, camp đã được mở rộng nghĩa thành tất cả những gì "lố", bao hàm cả những phụ nữ hóa thân thành người đóng giả phụ nữ (các faux queen), như ở trong phiên bản thổi phồng phóng đại của Hollywood về Carmen Miranda. Chính phiên bản này của khái niệm được các nhà phê bình văn học và nghệ thuật sử dụng và trở thành một phần trong mảng mang tính định hình của văn hóa thập niên 1960. Moe Meyer vẫn định nghĩa camp là "queer parody" ("hình thức giễu nhại của người queer").[10][11]

Văn hóa đương đại

Truyền hình

Chương trình truyền hình của Comedy Central tên Strangers with Candy (1999–2000), với sự góp mặt của diễn viên hài Amy Sedaris,là một kiểu đóng giả phong cách camp của ABC Afterschool Special.[12][13][14] Lấy cảm hứng từ tác phẩm của George Kuchar và anh trai Mike Kuchar, ASS Studios, thành lập năm 2011 bởi Courtney Fathom Sell và Jen Miller, bắt đầu sản xuất một series phim camp ngắn không kinh phí. Bộ phim điện ảnh của họ Satan, Hold My Hand (2013) xuất hiện nhiều đặc điểm có thể thấy trong điện ảnh camp.[15][16]

Âm nhạc

Cher biểu diễn trong chuyến lưu diễn Live Proof: The Farewell Tour

Nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ Cher thường được gọi là "Nữ hoàng phong cách camp" vì trang phục và những màn biểu diễn trực tiếp kỳ dị của mình.[17] Cô có được vị trí trên vào những năm 1970 khi phát hành các chương trình tạp kỹ cùng với nhà thiết kế trang phục Bob Mackie và trở thành gương mặt xuất hiện thường xuyên trên truyền hình Mỹ vào khung giờ vàng.[18][19]

Dusty Springfield vào năm 1966

Dusty Springfield là một biểu tượng của phong cách camp.[20] Ở trước công chúng và trên sân khấu, Springfield đã xây dựng một hình ảnh tươi vui với kiểu tóc tổ ong được tẩy màu, đầm dạ hội và cách trang điểm đậm bao gồm chuốt mascara kiểu "gấu trúc", kỹ thuật được nhiều người làm theo.[21][22][23][24] Springfield đã vay mượn các yếu tố cho bề ngoài của mình từ các nữ hoàng quyến rũ của những năm 1950 như Brigitte BardotCatherine Deneuve, rồi kết hợp chúng với nhau theo thẩm mỹ của bản thân.[25][26] Vẻ ngoài đầy quyến rũ đã khiến cô là một biểu tượng camp và điều này, cùng với giọng hát đầy cảm xúc, đã đem lại cho cô lượng người hâm mộ lớn mạnh và bền bỉ trong cộng đồng người đồng tính. Bên cạnh một drag queen nữ kiểu mẫu, cô cũng được giới thiệu với vai trò "Quý bà da trắng vĩ đại" của nhạc pop và soul và "Nữ hoàng Mod" (một nhóm người trẻ tuổi, nhất là vào những năm 1960 ở Anh, ăn mặc thời thượng và đi xe ga).[27] Gần đây hơn, rapper người Hàn Quốc Psy, được biết đến bởi những video ca nhạc lan truyền trên internet với vũ điệu và hình ảnh sặc sỡ của mình, đã được xem như hiện thân của phong cách camp thế kỉ 21.[28]

Geri Halliwell được công nhận là một biểu tượng camp bởi mỹ học cao cấp, phong cách biểu diễn và sự đồng điệu với cộng đồng người đồng tính trong thời gian là một nghệ sĩ đơn ca.[29][30]

Lady Gaga, một hình mẫu đương thời của camp, dùng cách biểu đạt bằng âm nhạc và các động tác nhảy múa để bình luận về văn hóa đại chúng, như trong video Judas.Quần áo, mỹ phẩm và trang sức, được làm ra bởi những nhà thiết kế thời trang cao cấp, rất quan trọng đối với bố cục tường thuật trong các tiết mục của cô.[31]

Thời trang

Chủ đề của Met Gala 2019 là Camp: Notes on Fashion, liên quan tới bài tiểu luận vào năm 1964 của Susan Sontag, Notes on "Camp".[32]

Phân biệt giữa kitsch và camp

Từ "camp" và " kitsch" (những tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ vật phổ biến nhưng được xem là xấu hoặc không có giá trị nghệ thuật thật sự) hường được dùng thay thế lẫn nhau; cả hai đều có thể liên quan đến hội họa, văn học, âm nhạc, hoặc bất kì đối tượng nào mang giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, "kitsch" chỉ cụ thể tác phẩm, còn "camp" là một lối biểu diễn. Do đó, người ta có thể tiêu thụ kitsch có hoặc không có chủ ý. Camp, theo như Susan Sontag nhận xét, luôn là một cách tiêu thụ hoặc trình diễn văn hóaa "trong ngoặc kép".[33]

Sontag cũng phân biệt giữa camp "chân thật" và "có chủ ý",[34] và xem xét sự phân biệt của Christopher Isherwood giữa trại thấp, và nghiên cứu sự phân biệt của Christopher Isherwood giữa camp tầm thường, được ông liên tưởng với lối đảo trang và các buổi biểu diễn drag, và camp cao cấp, được ông xem là một phần của di sản văn hóa gồm "toàn bộ nền tảng tình cảm của Ballet, chẳng hạn, và tất nhiên là của nghệ thuật Baroque".[35]

Trên thế giới

Diễn viên hài đồng tính Kenneth Williams viết trong nhật kí ngày 1 tháng Một năm 1947: "Đến Singapore với Stan - buổi tối rất camp, bị bám đuôi, nhưng là loại quèn nên không bận tâm để đáp trả." Dù dùng cho người đồng tính nam, đây là một tính từ riêng để tả một người đàn ông công khai quảng bá việc mình là người đồng tính bằng cách ăn mặc lòe loẹt hoặc tỏ ra dị hợm, ví dụ như nhân vật Daffyd Thomas trong chương trình hài kịch trào phúng của Anh Little Brain. "Camp" tạo nên một nhân tố mạnh mẽ trong văn hóa Anh, và nhiều biểu tượng và đồ vật được gọi là đồng tính chỉ vì chúng camp. Những người như Kylie Minogue, John Inman, Lawrence Llewelyn Bowen, Lulu, Graham Norton, Mika, Lesley Joseph, Ruby Wax, Dale Winton, Cilla Black, và truyền thống nhà hát tạp kỹ ca múa nhạc pantomime, nhạc kịch hài hước dựa trên truyện dân gian của trẻ em, là những nhân tố camp trong văn hóa đại chúng. Truyền thống "Đêm cuối cùng của buổi dạ hội" ở Anh được tin là rất tự hào về sự hoài cổ, camp, và nghệ thuật làm ra những tác phẩm mô phỏng.[36] Thomas Dworzak đã phát hành một bộ sưu tập các bức ảnh chân dung của những người lính Taliban, được tìm thấy trong các xưởng ảnh ở Kabul. Quyển Người Taliban[37][38] cho thấy thẩm mỹ học hơi hướng camp, khá gần gũi với phong trào quyền của người đồng tính ở California hoặc một bộ phim của Peter Greenaway.[39]

Barrie Kosky, đạo diễn nhà hát và opera người Úc, nổi tiếng với việc sử dụng camp để kể lại các tác phẩm điển phạm phương Tây (Western canon) bao gồm Shakespeare, Wagner, Molière, Seneca, KafkaThe Lost Echo, vở kịch với thời lượng tám tiếng được công diễn năm 2006 của ông thuộc Công ty Nhà hát Sydney, dựa trên bài thơ Metamorphoses của Ovid và vở bi kịch The Bacchae củaEuripides. Ví dụ, trong màn đầu tiên ("Bài hát của Phaeton"), nữ thần Juno có hình dạng của một Marlene Dietrich được cách điệu hóa cao, và phần dàn dựng âm nhạc có sự góp mặt của Noël Coward và Cole Porter.Kosky sử dụng camp một cách hiệu quả để châm biếm sự giả tạo, cách cư xử và sự thiếu văn hóa của tầng lớp trung lưu ngoại ô ở Úc, điều này gợi đến phong cách của Dame Edna Everage. Ví dụ, trong The Lost Echo Kosky sử dụng một dàn đồng ca các học sinh trung học: một cô gái trong dàn đồng ca xin nghỉ phép từ nữ thần Diana, và bắt đầu tập khiêu vũ, lẩm bẩm một mình bằng giọng Úc đặc sệt, "Mẹ nói tôi phải luyện tập nếu tôi muốn được tham gia Australian Idol." Xem thêm các tác phẩm của biên kịch người Úc Baz Luhrmann, đặc biệt là "Strictly Ballroom".

Kể từ năm 2000, Eurovision Song Contest, một cuộc thi truyền hình được tổ chức hàng năm với những ca sĩ từ các quốc gia khác nhau, đã cho thấy yếu tố camp xuất hiện ngày càng nhiều — vì cuộc thi đã cho thấy sức hút ngày càng tăng trong cộng đồng người đồng tính — trong các buổi biểu diễn trên sân khấu của họ, đặc biệt là trong đêm chung kết trên truyền hình , được chiếu trực tiếp ở khắp Châu Âu. Vì đây là một chương trình trực quan, nhiều màn trình diễn của Eurovision cố gắng thu hút sự chú ý của người bình chọn thông qua các phương tiện khác ngoài âm nhạc. Điều này đôi khi dẫn đến những trò kỳ quái trên sân khấu và cái mà một số nhà phê bình gọi là "ổ đĩa Eurovision", với các màn trình diễn khác thường gần giống như hoạt hình. Thời trang đường phố Nhật Bản được biết đến với sự kết hợp của nhiều phong cách và thể loại khác nhau, và không có thương hiệu nổi tiếng nào có thể liên tục thu hút tất cả các nhóm thời trang, phần lớn nhu cầu của những người quan tâm về thời trang được đáp ứng và hỗ trợ bởi ngành thời trang sôi động của Nhật Bản. Issey Miyake, Yohji YamamotoComme des Garçons thường được cho là ba thương hiệu tiền đề của thời trang Nhật Bản. Cả 3 cùng được công nhận là một thế lực thời trang Nhật Bản vào đầu những năm 1980 nhờ sử dụng nhiều màu đơn sắc và thiết kế tiên tiến.

Văn học

Lần đầu tiên "camp" được sử dụng trên mặt giấy vào thời kì hậu thế chiến thứ hai, đã được đề cập một chút trong bài tiểu luận của Sontag, có thể là trong cuốn tiểu thuyết The World in the Evening năm 1954 của Christopher Isherwood, trong đây ông viết rằng: "Bạn không thể camp một thứ bạn không coi trọng. Bạn không được cười cợt nó; mà phải biến nó thành niềm vui. Bạn đang bộc lộ những điều cơ bản là quan trọng với bản thân trên phương diện sự vui thú, kỹ xảo và tinh tế." Trong bài tiểu luận Notes on "Camp" năm 1964 của nhà văn Mỹ Susan Sontag, Sontag nhấn mạnh rằng sự giả tạo, phù phiếm, sự kiêu căng ngây thơ của tầng lớp trung lưu và sự thái quá gây sốc là những yếu tố chính của camp. Các ví dụ được Sontag trích dẫn bao gồm đèn Tiffany, các bức vẽ của Aubrey Beardsley, vở ballet Hồ thiên nga của Tchaikovsky, và các bộ phim khoa học viễn tưởng của Nhật Bản như RodanThe Mysterians những năm 1950.

Trong cuốn sách Camp năm 1983 của Mark Booth, ông định nghĩa camp là "để thể hiện bản thân là đi theo thiểu số với sự tận tâm còn lớn hơn giá trị của nhóm thiểu số ấy". Ông ấy cẩn thận phân biệt sự khác biệt giữa camp chính hiệu, và camp fads và fancies (những xu hướng và ảo tưởng), những thứ không phải là camp về bản chất, mà thể hiện sự giả tạo, cách điệu, mang tính sân khấu, ngây thơ, mơ hồ về tình dục, lôi thôi, kém thẩm mỹ, sành điệu hoặc miêu tả những người theo phong cách camp, và từ đó gây hấp dẫn đối với họ. Ông coi định nghĩa của Sontag là có vấn đề vì nó thiếu sự phân biệt này.

Phân tích

Theo nhà xã hội học Andrew Ross, camp tham gia vào việc xác định lại ý nghĩa văn hóa thông qua việc đặt một quá khứ lỗi mốt kề bên quá khứ đương đại về mặt công nghệ, phong cách và may mặc. Do thường được đặc trưng bởi sự tái chiếm lại một "nền thẩm mỹ đương đại bị vứt bỏ", camp tồn tại là để hòa trộn các yếu tố văn hóa "cao cấp" và "thấp cấp".[40] Các vật thể có thể trở thành đối tượng camp vì sự liên kết lịch sử của chúng với một quyền lực hiện đang suy tàn. Trái ngược với kitsch, camp tái chiếm văn hóa một cách mỉa mai, trong khi kitsch chân thực đến mức không thể chối cãi. Ngoài ra, kitsch có thể được coi là chất lượng của một đối tượng, trong khi camp, "có xu hướng đề cập đến một quá trình chủ quan".[41] Những người xác định các vật thể là "camp" công nhận khoảng cách được phản ánh trong quá trình mà thông qua đó, "giá trị bất ngờ có thể được đặt trong một số chủ thể tối nghĩa hoặc phi thường."[42] Ảnh hưởng của sự mỉa mai từ camp là có vấn đề, trong chừng mực vì các tác nhân của việc xác định lại văn hóa thường là tầng lớp thượng lưu hoặc trung lưu, những người có thể, "đủ khả năng, theo nghĩa đen, để định nghĩa lại cuộc sống của chủ nghĩa tiêu dùng và sự giàu có vật chất như một cuộc sống nghèo đói tinh thần".[43]

Trong phân tích của Ross, thẩm mỹ camp đã trở thành nơi giải phóng cá nhân khỏi sự bóp nghẹt của nhà nước tư bản, công ty.[44] Trong môi trường tư bản tiêu thụ liên tục, camp khám phá lại chất thải của lịch sử, đem trở lại những thứ được coi là rác rưởi và tệ hại. Camp giải phóng các đối tượng khỏi các bãi chôn lấp lịch sử và tái lập chúng với một sự lôi cuốn mới. Camp tạo ra một nền kinh tế tách biệt với nhà nước khi làm như vậy. Theo như Ross, camp "là sự tái tạo giá trị thặng dư từ các hình thức lao động bị lãng quên".[45]

Ross cho rằng camp thường phải đối mặt với những lời chỉ trích từ các quan điểm chính trị và thẩm mỹ khác. Ví dụ, lập luận rõ ràng nhất rằng camp chỉ là một cái cớ cho tác phẩm chất lượng thấp và khiến cho sự tồi tệ và thô tục được công nhận là nghệ thuật hợp lệ. Như vậy, camp tôn vinh sự tầm thường, hời hợt và hình thức hơn nội dung. Sức mạnh của đối tượng camp có thể được tìm thấy trong khả năng gây ra phản ứng này. Theo một nghĩa nào đó, các đối tượng lấp đầy những người quan tâm với sự ghê tởm đáp ứng định nghĩa của Sontag về phát biểu camp căn bản, "thật tốt vì nó khủng khiếp."[46] Từ chợ trời đến các cửa hàng đồ cũ, 'thị hiếu tồi tệ' của camp ngày càng được tái hòa nhập với thủ đô văn hóa mà nó đã có ý định phá vỡ. Trong nỗ lực "đưa ra một thách thức đối với các cơ chế kiểm soát và ngăn chặn hoạt động nhân danh thị hiếu tốt", thẩm mỹ camp đã được các nghệ sĩ chiếm đoạt.[47] Danh tiếng của họ chỉ được hưởng thụ bằng chi phí của người khác, như Ross viết, "nó [sự tiêu khiển của trại] là kết quả của sự làm việc (chăm chỉ) của một nhà sản xuất thị hiếu và 'thị hiếu' chỉ có thể thông qua loại trừ và khấu hao."

Tham khảo

  1. ^ Babuscio (1993, 20), Feil (2005, 478), Morrill (1994, 110), Shugart and Waggoner (2008, 33), and Van Leer (1995)
  2. ^ a b Kerry Malla (tháng 1 năm 2005). Roderick McGillis (biên tập). “Between a Frock and a Hard Place: Camp Aesthetics and Children's Culture”. Canadian Review of American Studies. 35 (1): 1–3. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Phạm Diệu Hương. “Bàn về KITSCH”. SOIngày truy cập=23 February 2021.
  4. ^ Webster's New World Dictionary of the American Language, 1976 edition, sense 6, [Slang, orig., homosexual jargon, Americanism] banality, mediocrity, artifice, ostentation, etc. so extreme as to amuse or have a perversely sophisticated appeal
  5. ^ Harry Eiss (11 tháng 5 năm 2016). The Joker. Cambridge Scholars Publishing. tr. 26. ISBN 978-1-4438-9429-6.
  6. ^ 'My "campish undertakings" are not meeting with the success they deserve. Whatever I do seems to get me into hot water somewhere;...':The Times(London), 30 May 1870, p. 13, 'The Men in Women's Clothes'
  7. ^ Harper, Douglas. “camp (adj.)”. Online Etymology Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ Entry "camper" Lưu trữ 14 tháng 5 năm 2011 tại Wayback Machine, in: Dictionnaire de l'Académie française, ninth edition (1992). "2. Fam: Placer avec fermeté, avec insolence ou selon ses aises.] Il me parlait, le chapeau campé sur la tête. Surtout pron. Se camper solidement dans son fauteuil. Se camper à la meilleure place. Il se campa devant son adversaire. 3. En parlant d'un acteur, d'un artiste: Figurer avec force et relief. Camper son personnage sur la scène. Camper une figure dans un tableau, des caractères dans un roman." (Familiar: To assume a defiant, insolent or devil-may-care attitude. Theatre: To perform with forcefulness and exaggeration; to overact; To impose one's character assertively into a scene; to upstage.)
  9. ^ Susan Sontag (14 tháng 6 năm 2019). Notes on "Camp". Picador. tr. 4. ISBN 978-1-250-62134-4.
  10. ^ Moe Meyer (2010): An Archaeology of Posing: Essays on Camp, Drag, and Sexuality, Macater Press, ISBN 978-0-9814924-5-2.
  11. ^ Moe Meyer (2011): The Politics and Poetics of Camp, Routledge, ISBN 978-0-415-51489-7.
  12. ^ Maasik, Solomon, Sonia, Jack (2011). Signs of Life in the USA: Readings on Popular Culture for Writers. Bedford/St. Martin's. ISBN 9780312647001. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ 'Strangers with Candy': After-school special, Sedaris style”. www.ocregister.com. Orange County Register. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  15. ^ filmmakermagazine.com/27295-courtney-fathom-sells-hi-8-hi...
  16. ^ “COURTNEY FATHOM SELL: SO YOU WANNA BE AN UNDERGROUND FILMMAKER?”. Filmmaker Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  17. ^ “She's Reigned Pop Land since the 70s, She's the Queen of Camp, She Believes in Life after Love. She's Cher, and She's Still Fantastic”. Sunday Mirror. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  18. ^ “Cher is Love magazine's latest cover 'girl' at 69”. The Daily Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  19. ^ “Cher-ishing the Queen of Camp”. Daily News. New York. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ “Dusty Springfield (British singer) – Encyclopædia Britannica”. Britannica.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  21. ^ Annie J. Randall (Fall 2005). “Dusty Springfield and the Motown Invasion”. Newsletter. Institute for Studies in American Music, Conservatory of Music, Brooklyn College of the City University of New York. 35 (1). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  22. ^ Laurense Cole (2008) Dusty Springfield: in the middle of nowhere, Middlesex University Press. p. 13.
  23. ^ Charles Taylor (1997). Mission Impossible: The perfectionist rock and soul of Dusty Springfield, Boston Phoenix.
  24. ^ “Springfield, Dusty”. glbtq – An Encyclopedia of Gay, Lesbian, Bisexual, Transgender and Queer Culture. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  25. ^ Annie J. Randall, Associate Professor of Musicology Bucknell University (2008). Dusty! : Queen of the Post Mods: Queen of the Post Mods. Oxford University Press. ISBN 9780199716302. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  26. ^ Bob Gulla (2007) Icons of R&B and Soul: An Encyclopedia of the Artists Who Revolutionized Rhythm, Greenwood Publishing Group ISBN 978-0-313-34044-4
  27. ^ Patricia Juliana Smith (1999) "'You Don't Have to Say You Love Me': The Camp Masquerades of Dusty Springfield", The Queer Sixties pp. 105–126, Routledge, London ISBN 978-0-415-92169-5
  28. ^ "Exploring Psy's Digital Dandy Appeal In 'Gangnam Style' " Lưu trữ 22 tháng 1 năm 2014 tại Wayback Machine (3 October 2012) Rolling Stone (retrieved 21 April 2013)
  29. ^ “Geri Horner talks Spice Girls, solo regrets and her kinship with the gay community”. Attitude. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ Kelly, Emma. “Geri Horner threatened with assassination on stage by Admiral Duncan nail bomber”. Metro. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  31. ^ Stan Hawkins (3 tháng 1 năm 2014). “I'll bring You Down, Down, Down'. Trong Martin Iddon; Melanie L. Marshall (biên tập). Lady Gaga and Popular Music: Performing Gender, Fashion, and Culture. Routledge. tr. 17–18. ISBN 978-1-134-07987-2.
  32. ^ Lang, Cady (2 tháng 5 năm 2019). “What Does Camp Mean Exactly? A Comprehensive Guide to the 2019 Met Gala Theme”. Time (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019.
  33. ^ Susan Sontag (2 tháng 7 năm 2009). Against Interpretation and Other Essays. Penguin Modern Classics. ISBN 978-0-14-119006-8. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011.
  34. ^ Susan Sontag. “Notes On "Camp". faculty.georgetown.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  35. ^ Anna Malinowska (26 tháng 9 năm 2014). “1, section 1: Bad Romance: Pop and Camp in Light of Evolutionary Confusion”. Trong Justyna Stępień (biên tập). Redefining Kitsch and Camp in Literature and Culture. Cambridge Scholars Publishing. tr. 11. ISBN 978-1-4438-6779-5.
  36. ^ Compare: Miller, W. Watts (2002), “Secularism and the sacred: is there really something called 'secular religion'?”, trong Idinopulos, Thomas A.; Wilson, Brian C. (biên tập), Reappraising Durkheim for the study and teaching of religion today, Numen book series, 92, Brill, tr. 38–39, ISBN 9004123393, lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2013, truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010, Một ví dụ của người Anh về việc cuộc sống đã trôi qua ngoài "lieux de memoire" liên quan đến bài thánh ca của William Blake về việc xây dựng một Tân Jerusalem. Nó vẫn được hát hàng năm tại Sảnh Albert của London vào Đêm cuối cùng của buổi dạ hội. Nhưng đó là trong sự cuồng nhiệt mà không có niềm tin. Nó làm cho đôi mắt đẫm lệ, chỉ có điều nó là sự pha trộn của hoài niệm, camp, 'chủ nghĩa hậu hiện đại' và sự chế nhạo.
  37. ^ Traff, Thea (29 tháng 3 năm 2014). “Thomas Dworzak's Taliban Glamour Shots”. The New Yorker. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
  38. ^ “2000, Thomas Dworzak, 1st prize, Spot News stories”. World Press Photo. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
  39. ^ “Vom Nachttisch geräumt nachttisch 10.6.03 vom 10 June 2003 von Arno Widmann – Perlentaucher”. perlentaucher.de. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  40. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 136.
  41. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 145.
  42. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 146.
  43. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 137.
  44. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 144.
  45. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 151.
  46. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 154.
  47. ^ Ross, Andrew (1989). No Respect: Intellectuals and Popular Culture. New York: Routledge. tr. 153.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya