C. apolloniensis G.D. Koufos and D.S. Kostopoulos 1997[2]
Canis etruscus (sói Etrusca) là một loài động vật thuộc chi chó đã tuyệt chủng, là loài đặc hữu của vùng Địa Trung Hải, châu Âu trong thời kỳ Pleistocene sớm. Sói Etrusca được mô tả là một động vật chi chó có kích thước nhỏ và tương đồng với chó sói. Sói Etrusca được công nhận là tổ tiên của C. mosbachensis, trong khi C. mosbachensis là tổ tiên của sói xám (C. lupus).[4]
Dòng dõi
Chi Canis bao gồm các loài có kích thước lớn xuất hiện lần đầu tiên vào thế Pliocene Trung, tức khoảng 3 triệu năm trước tại lưu vực Yushe, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Khoảng 2,5 triệu năm trước, phạm vi sinh sống của chi này bao gồm Lưu vực Nihewan ở huyện Dương Nguyên, Hà Bắc, Trung Quốc và Kuruksay, Tajikistan.[5] Tại châu Âu, C. estruscus xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời gian 1,9 - 1,8 triệu năm trước.[6] Dòng dõi từ C. etruscus đến sói Mosbach (C. mosbachensis Soergel, 1925) đến sói xám (C. lupus) được chấp nhận rộng rãi trong các tài liệu khoa học châu Âu.[7][8][9][10][11][12][12][13][13][14][15] Nhà khảo cổ học người Pháp Jean Philip-Brrif đề xuất C. mosbachensis là một phân loài của C. etruscus,[3] và một nhà khảo cổ học người Pháp khác là Henry de Lumley coi C. mosbachensis là một phân loài của sói xám và đề xuất phân loại C. lupus mosbachensis.[16]
Cổ sinh thái học
Sự phân tán của các loài thú ăn thịt đã xảy ra khoảng 1,8 triệu năm trước và điều này trùng hợp với sự giảm lượng mưa và sự gia tăng tính thời vụ hàng năm theo sự thay đổi biên độ 41.000 năm của chu kỳ Milankovitch. Đầu tiên là C. etruscus, ngay sau đó là C. arnensis và Lycaon falconeri, và sau đó là linh cẩu khổng lồ Pachycrocuta brevirostri. Tất cả đều thích nghi tốt hơn với cảnh quan mở, và điều kiện khí hậu khô ráo hơn các loại Eucyon và Nyctereutes mà chúng dần thay thế ở châu Âu.[4]
Tham khảo
^Forsyth Major CI (1877) Considerazioni sulla fauna dei Mammiferi pliocenici e postpliocenici della Toscana. III. Cani fossili del Val d’Arno superiore e della Valle dell’Era. Mem Soc Tosc Sci Nat 3:207–227
^Koufos, G.D., Kostopoulos, D., 1997b. New Carnivore material from the Plio-Pleistocene of Macedonia (Greece) with a description of a new canid. Münchner Geowiss. Abhlungen 34, 33e63.
^ abBrugal, Jean-Philip; Boudadi-Maligne, Myriam (2011). “Quaternary small to large canids in Europe: Taxonomic status and biochronological contribution”. Quaternary International. 243: 171. doi:10.1016/j.quaint.2011.01.046.
^ abCherin, Marco; Bertè, Davide F.; Rook, Lorenzo; Sardella, Raffaele (2013). “Re-Defining Canis etruscus (Canidae, Mammalia): A New Look into the Evolutionary History of Early Pleistocene Dogs Resulting from the Outstanding Fossil Record from Pantalla (Italy)”. Journal of Mammalian Evolution. 21: 95. doi:10.1007/s10914-013-9227-4.
^Vislobokova, I., Sotnikova, M. & Dodonov, A., 2003 - Bio-events and diversity of the Late Miocene-Pliocene mammal faunas of Russia and adjacent areas - in: Reumer, J.W.F. & Wessels, W. (eds.) - DISTRIBUTION AND MIGRATION OF TERTIARY MAMMALS IN EURASIA. A VOLUME IN HONOUR OF HANS DE BRUIJN - DEINSEA 10: 563-574 [ISSN 0923-9308] Published ngày 1 tháng 12 năm 2003
^Lucenti, Saverio Bartolini; Rook, Lorenzo (2016). “A review on the Late Villafranchian medium-sized canid Canis arnensis based on the evidence from Poggio Rosso (Tuscany, Italy)”. Quaternary Science Reviews. 151: 58–71. doi:10.1016/j.quascirev.2016.09.005.
^Kurtén, B. (1968). Pleistocene mammals of Europe. London: Weidenfeld and Nicolson. tr. 317. ISBN978-0-202-30953-8.
^Sotnikova, M (2010). “Dispersal of the Canini (Mammalia, Canidae: Caninae) across Eurasia during the Late Miocene to Early Pleistocene”. Quaternary International. 212 (2): 86–97. doi:10.1016/j.quaint.2009.06.008.
^Torre, D. (1967). “I cani Villafranchiani della Toscana”. Palaeontographia Italica (bằng tiếng Ý). 63: 113–136.
^Torre, D. (1974). “Affinità dentali del cane della grotta di l'Escale”. Rivista Italiana di Paleontologia e Stratigrafia (bằng tiếng Ý). 80: 147–156.
^Torre, D. (1979). “The Ruscinian and Villafranchian dogs of Europe”. Bollettino della Società Paleontologica Italiana (bằng tiếng Ý). 18: 162–165.
^ abMartin, R. (1973). “Trois nouvelles espèces de Caninae (Canidae, Carnivora) des gisements Plio-Villafranchiens d'Europe. Documents des Laboratoires de Géologie de Lyon”. Notes et Mémoires (bằng tiếng Pháp). 57: 87–96.
^ abSotnikova, M. (1989). “The carnivore mammals from the Pliocene to the early Pleistocene. Stratigraphic significance”. Transactions of the Geological Institute of RAS. 440: 1–122.
^Rook, L. (1993). I cani dell’Eurasia dal Miocene superiore al Pleistocene medio (Ph.D.). Universities of Modena, Bologna, Firenze, Roma "La Sapienza", Italy.
^Sotnikova, M. (2001). “Remains of Canidae from the Lower Pleistocene site of Untermassfeld”. Trong Kahlke, R. D. (biên tập). Das Plestozan von Untermassfled bei Meiningen (Thuringen), part 2. 40. Romisch-Germanisches Zentralmuseum. tr. 607–632. ISBN978-3-7749-3080-3.
^Lumley, H. de, Kahlke, H.D., Moigne, A.M., Moulle, P.E., 1988. Les faunes de grands mammifères de la grotte du Vallonnet Roquebrune-Cap-Martin, Alpes-Maritimes. L’Anthropologie 92, 465–496.