Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Chuột chũi châu Âu

Talpa europaea
Talpa europaea
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Soricomorpha
Họ (familia)Talpidae
Phân họ (subfamilia)Talpinae
Chi (genus)Talpa
Loài (species)T. europaea
Danh pháp hai phần
Talpa europaea
Linnaeus, 1758[2][3]
Phạm vi phân bố
Phạm vi phân bố

Chuột chũi châu Âu (danh pháp hai phần:Talpa europaea) là một loài động vật có vú trong họ Talpidae, bộ Soricomorpha. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.[3] Loài này sinh sống ở trong một hệ thống hang ngầm dưới đất mà nó thường xuyên mở rộng. Nó dùng các hang này để săn con mồi. Trong các điều kiện bình thường chúng đùn đất đào lên trên mặt đất tạo nên các mô đất. Chúng ăn tạp, ăn bất cứ thứ gì gặp trên đường từ con trùng,bò sát, động vật nhỏ khác (giun, dế đến rắn rết thậm chí chim chuột..). Nước bọt của nó có chứa chất độc làm tê liệt con giun đất.[4] Nó có hình xi lanh và dài khoảng 12 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Mắt nhỏ và giấu sau lông còn tai chỉ là một lằn nhỏ trên da. Lông thường có màu xám sẫm nhưng lông có thể có một dải màu rộng hơn.

Phân loài

Talpa europaea gồm có 3 phân loài:

  1. T. e. cinerea Gmelin, 1788
  2. T. e. europaea Linnaeus, 1758
  3. T. e. velessiensis Petrov, 1941

Thói quen ăn uống

Một cách nghĩ thông thường về loài chuột chũi rằng chúng tiêu thụ một lượng thức ăn trong vòng 24 giờ bằng với trọng lượng cơ thể của chúng nhưng đó có yếu tố phóng đại. Thực chất từ các nghiên cứu cho thấy rằng mỗi ngày chúng chỉ tiêu thụ lượng thức ăn bằng 1/2 trọng lương cơ thể. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau như gan, chuột con, giun và giòi. Tuy nhiên chúng luôn có khuynh hướng ăn giun đất.[5]

Sinh sản

Từ tháng 6 đến tháng 1, Talpa europaea không có hoạt động giao phối và việc này chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn của mùa sinh sản vào xuân. Thời gian kết bạn kéo dài vài tuần trong tháng 3 và tháng 4, sau đó là thời kỳ mang thai từ 4-5 tuần. Hầu hết con non sẽ được sinh ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Mỗi ổ có từ 2–7 con. Sau đó là thời gian cho con bú, con mẹ chăm sóc trong non trong tổ khoảng 4-5 tuần, nhưng chuột con phải rời tổ vào cuối tháng 6.[6]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Amori, G., Hutterer, R., Mitsain, G., Yigit, N., Kryštufek, B. & Palomo, L.J. (2008). “Talpa europaea”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2010.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ 10th edition of Systema Naturae
  3. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Talpa europaea”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  4. ^ Mukherjee, Sarah (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “Searching for nature's tunnellers”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ Mellanby, K. (1967). “Food and activity in the mole Talpa Europaea”. Nature. 215 (5106): 1128–30. doi:10.1038/2151128a0. PMID 6061800.
  6. ^ Haeck, J. (1969). “Colonization of the mole (Talpa Europaea L.) in the Ijsselmeer polders”. Netherlands Journal of Zoology. 19 (2): 145–248. doi:10.1163/002829669X00107.

Tham khảo


Kembali kehalaman sebelumnya