Kháng colistin ở người khá hiếm. Gen kháng colistin đầu tiên nằm trong trong một plasmid được tìm thấy vào năm 2011 ở Trung Quốc và được biết đến rộng rãi vào tháng 11 năm 2015. Sự có mặt của gen plasmid-borne mcr-1 đã bắt đầu được xác nhận từ tháng 12 năm 2015 ở Đông Nam Á, một số nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Cơ chế hoạt động
Colistin là một polycationic peptid và có nhóm ưa nước và ưa lipid.[cần dẫn nguồn] Vùng cation tương tác với màng ngoài vi khuẩn bằng cách thay ion magnesi và calcium trong lipopolysaccharide.[cần dẫn nguồn] Vùng kỵ/ưa nước tương tác với màng tế bào giống như một chất tẩy, hòa tan màng trong môi trường nước.[cần dẫn nguồn] Thuốc có tác dụng diệt khuẩn ngay cả trong môi trường đơn cực.[cần dẫn nguồn]
Phổ kháng khuẩn
Colistin có hiệu quả trong các chủng Pseudomonas, Escherichia, và Klebsiella. Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu ở một số vi khuẩn đáng chú ý là:[3][4]
Escherichia coli: 0.12–128 μg/ml
Klebsiella pneumoniae: 0.25–128 μg/ml
Pseudomonas aeruginosa: ≤0.06–16 μg/ml
Tác dụng không mong muốn
Các độc tính chính khi dùng tiêm tĩnh mạch là độc cho thận (tổn thương thận) và độc thần kinh (tổn thương dây thần kinh),[5][6][7][8] nhưng với liều cao hơn nhiều so liều điều trị được đề xuất bởi nhà sản xuất hoặc không điều chỉnh liều cho bệnh nhân có bệnh thận. Tác động thần kinh và thận xuất hiện thoáng qua và giảm dần khi ngừng hoặc giảm liều.[9]
Ở liều 160 mg colistimethate tiêm tĩnh mạch mỗi tám giờ, rất hiếm thấy độc tính trên thận.[10][11] Thật vậy, colistin dường như ít độc hơn các aminoglucoside.[12]
Tác dụng phụ chính khi dùng dạng xịt là co thắ khí phế quản,[13] có thể dự phòng bằng đồng vận beta2 salbutamol[14] hoặc gây tê sau.[15]
Tham khảo
^Falagas ME, Grammatikos AP, Michalopoulos A (tháng 10 năm 2008). “Potential of old-generation antibiotics to address current need for new antibiotics”. Expert review of anti-infective therapy. 6 (5): 593–600. doi:10.1586/14787210.6.5.593. PMID18847400.
^“Archived copy”(PDF). Lưu trữ(PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
^Wolinsky E, Hines JD (1962). “Neurotoxic and nephrotoxic effects of colistin in patients with renal disease”. N Engl J Med. 266 (15): 759–68. doi:10.1056/NEJM196204122661505. PMID14008070.
^Ledson MJ, Gallagher MJ, Cowperthwaite C, Convery RP, Walshaw MJ (1998). “Four years' experience of intravenous colomycin in an adult cystic fibrosis unit”. Eur Respir J. 12 (3): 592–4. doi:10.1183/09031936.98.12030592. PMID9762785.
^Li J, Nation RL, Milne RW, Turnidge JD, Coulthard K (2005). “Evaluation of colistin as an agent against multi-resistant Gram-negative bacteria”. Int J Antimicrob Agents. 25 (1): 11–25. doi:10.1016/j.ijantimicag.2004.10.001. PMID15620821.
^Kamin W, Schwabe A, Krämer I (2006). “Inhalation solutions: which one are allowed to be mixed? Physico-chemical compatibility of drug solutions in nebulizers”. J Cyst Fibros. 5 (4): 205–213. doi:10.1016/j.jcf.2006.03.007. PMID16678502.
^Domínguez-Ortega J, Manteiga E, Abad-Schilling C, Juretzcke MA, Sánchez-Rubio J, Kindelan C (2007). “Induced tolerance to nebulized colistin after severe reaction to the drug”. J Investig Allergol Clin Immunol. 17 (1): 59–61. PMID17323867.