Cuộc đối đầu giữa Leeds United và Manchester United, còn gọi là trận derby Hoa hồng sự cạnh tranh giữa hai câu lạc bộ bóng đá tại Miền bắc nước Anh là Leeds United và Manchester United. Sự cạnh tranh bắt nguồn từ tình trạng thù địch mạnh mẽ giữa hai quận trong lịch sử của hai dòng họ Lancashire và Yorkshire, trong đó phổ biến nhất được cho là bắt nguồn từ sự kiện Chiến tranh Hoa Hồng của thế kỷ 15. Mặc dù thành phố Leeds và Manchester tranh chấp hơn 40 dặm (64 km) nhưng giá trị lịch sử và truyền thống được tôn trọng giữa hai câu lạc bộ.[3]. Một cuộc khảo sát độc lập của công ty nghiên cứu thị trườngFootball Fans Census đã chỉ ra rằng trong bóng đá Anh, cả Leeds United và Manchester United đều được xếp hạng trong danh sách ba câu lạc bộ hàng đầu dựa trên số lượng các câu lạc bộ xem họ là đối thủ cạnh tranh.[4]
Trong quá khứ, sự cạnh tranh giữa hai câu lạc bộ đã đi quá giới hạn tại sân Old Trafford và sân Elland Road. Sự kình địch trở nên căng thẳng hơn trong những năm 1970, khi các nhóm côn đồ bóng đá lên cao điểm, các cuộc đụng độ giữa Leeds Service Crew và Manchester United Red Army, hai trong số các nhóm côn đồ khét tiếng nhất ở Anh, đã phổ biến và trở nên nổi tiếng như một trong số những cuộc đụng độ bạo lực nhất của bóng đá Anh.[5] Nhiều người đã bị thương trong các cuộc đụng độ trên nhưng tình trạng bạo lực giữa những người hâm mộ của các câu lạc bộ đã giảm mạnh kể từ những năm 1970 vì một số lý do, chủ yếu là do sự giảm bớt tính côn đồ nói chung. Vào tháng 1 năm 2010, trước khi hai câu lạc bộ gặp nhau tại vòng 3 FA Cup, huấn luyện viên Sir Alex Ferguson của Manchester United đã mô tả các trận đấu giữa cả hai là "những dịp tuyệt vời, cuồng nhiệt" cùng với bầu không khí "sôi động".[6] Sự kình địch cũng đã được tờ báo The Daily Telegraph gán cho là "sự cạnh tranh khốc liệt nhất – và không thể giải thích được – của bóng đá Anh".[7]
Những cuộc đụng độ trở nên ít dần kể từ năm 1982, năm mà Leeds United bị xuống hạng vào hạng Nhì. Chủ nghĩa côn đồ vẫn còn xuất hiện đầy rẫy trong giới hâm mộ các câu lạc bộ ở Giải vô địch quốc gia Anh giai đoạn này, tuy nhiên vào thời điểm Leeds United trở lại đỉnh cao trong năm 1990, vấn đề này đã dần ít nghiêm trọng hơn kể từ đó. Sự kình địch và các nhóm côn đồ giảm dần từ năm 2004, khi Leeds United bị xuống hạng từ Premier League. Hai đội chỉ gặp nhau hai lần kể từ đó và trong các cuộc thăm dò bỏ phiếu gần đây cho thấy người hâm mộ Leeds United vẫn coi Manchester United là đối thủ chính của họ, còn người hâm mộ Manchester United coi Liverpool là đối thủ chính của họ, theo sau là Manchester City và Arsenal.[4] Sau khi Leeds United được thăng hạng nhờ giành chức vô địch tại EFL Championship 2019–20, cả hai đội gặp lại nhau trong mùa giải Premier League 2020–21 và Manchester United đã đánh bại đối thủ với tỷ số 6–2.[8] Về số lượng danh hiệu, lợi thế nghiêng hẳn về phía Manchester United khi họ đã giành được tới 66 danh hiệu, thành tích hoàn toàn vượt trội so với 9 danh hiệu của Leeds United.[9]
Sự cạnh tranh trong môn bóng đá được coi là biểu hiện của sự cạnh tranh đã được thiết lập giữa các quận Yorkshire và Lancashire, có thể được bắt nguồn từ Chiến tranh Hoa Hồng,[3] một cuộc chiến tranh bao gồm các trận nội chiến tranh giành vương vị nước Anh giữa những người ủng hộ hai dòng họ Lancaster và York trong thế kỷ 15. Những trận nội chiến trong cuộc chiến tranh này đặc biệt ác liệt và đẫm máu, nhất là trận Towton diễn ra gần thành phố York (chỉ cách Leeds 24 km), được các nhà sử học mô tả là "trận chiến lớn nhất và đẫm máu nhất trên đất Anh".[12]
Trang phục sân nhà của mỗi đội bóng có màu sắc tương ứng với gia huy của hai dòng họ hoàng gia (Leeds United với trang phục bóng đá màu trắng giống hoa hồng Yorkshire và Manchester United với trang phục bóng đá màu đỏ giống hoa hồng Lancashire). Tuy nhiên, trang phục bóng đá của Manchester United không phải lúc nào cũng có màu đỏ và Leeds United chỉ sử dụng trang phục bóng đá màu trắng vào những năm 1960, lấy cảm hứng từ Real Madrid. Sự cạnh tranh tương tự cũng xảy ra ở bộ môn thể thao dùng gậy đánh bóng cricket, trong đó các trận thi đấu được diễn ra trên sân cỏhình tròn. Trong môn thể thao này, "Trận chiến Hoa hồng" là tên gọi được đặt cho các trận thi đấu giữa Câu lạc bộ Yorkshire County Cricket và Câu lạc bộ Lancashire County Cricket.[11] Hiện nay thành phố Manchester thuộc hạt đô thịGreater Manchester, trong khi thành phố Leeds thuộc hạt đô thị West Yorkshire.
Sự cạnh tranh trực tiếp giữa hai thành phố Leeds và Manchester diễn ra khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất xuất hiện ở Anh cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cả đất nước trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế chưa từng có, trong đó nền kinh tế của Leeds đã phát triển nhanh chóng nhờ vào ngành công nghiệp sản xuất len. Còn tại khu vực phía tây Manchester, ngành công nghiệp sản xuất sợi bông bắt đầu phát triển mạnh, các nhà máy được cung cấp năng lượng bằng việc vận chuyển than giá rẻ qua kênh Bridgewater.[13]
Đến giữa thế kỉ 19, Leeds đã xây dựng nên công trình kiến trúc ấn tượng là Tòa thị chính Leeds, tuy nhiên sự giàu có của Manchester cho phép họ vặn lại bằng cách xây dựng các công trình kiến trúc nổi bật cho riêng mình, trong đó có Tòa thị chính Manchester. Điều này góp phần dẫn đến sự cạnh tranh kịch liệt hơn giữa hai thành phố.[13]