Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Dzo

Dzo
Một con dzo làm thú thồ trên đường lên đỉnh Everest
Tình trạng bảo tồn
Đã thuần hóa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Bovidae
Chi (genus)Bos
Loài (species)B. grunniens × B. primigenius

Dzo (chữ Tạng: མཛོ་; Wylie: mdzo) (hay zo, zho, dzho) là con lai giữa yakbò nhà. Từ dzo đúng ra là chỉ con lai đực, còn con lai cái gọi là dzomo hay zhom. Trong tiếng Mông Cổ nó mang tên khainag (хайнаг). Trong tiếng Anh, ngoài "dzo", con lai này còn được gọi là yattle (hợp yak với cattle),[1]yakow (gắn yak với cow).[2][3]

Dzomo sinh sản được còn dzo thì vô sinh. Do chúng là sản phẩm của hiện tương di truyền gọi là ưu thế lai, chúng to lớn và mạnh hơn yak, bò nhà trong vùng.[4] Ở cả Mông Cổ và Tây Tạng, dzo-dzomo được cho là có năng xuất sữa thịt lớn hơn loài cha mẹ.[5][6]

Trong tiếng Mông Cổ, khainag lai với bò đực hay yak được gọi là ortoom (ортоом), ortoom lai với bò đực hay yak đực gọi là usan güzee (усан гүзээ).[6][7]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Mummolo, Jonathan (ngày 11 tháng 8 năm 2007). “Yattle What?”. The Washington Post. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017. Mentzer, who grew up farming in Loudoun County, and his partner, Jim Dumbrell, a retired British oil and gas pipeline consultant, are breeding yattle -- a cross between cows and yaks.
  2. ^ National Research Council (1983). Little-Known Asian Animals With a Promising Economic Future. Washington, D.C.: The National Academies Press. tr. 34. doi:10.17226/19514.
  3. ^ Mason, Ian (tháng 3 năm 2002). Porter, Valerie (biên tập). Mason's World Dictionary of Livestock Breeds, Types and Varieties. West Sussex: CABI. tr. 122. ISBN 085199430X. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  4. ^ David B. Madsen; Fa-Hu Chen; Xing Gao (ngày 3 tháng 7 năm 2007). Late Quaternary Climate Change and Human Adaptation in Arid China. Elsevier. tr. 207. ISBN 978-0-444-52962-6. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ “Bataagiin Bynie: Mongolia: The Country Refort (sic!) On Animal Genetic Resources, Ulaanbaatar 2002, p. 11” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ a b Tsering, Diki (2002). Dalai Lama, My Son. Penguin Books. ISBN 0-7865-2260-7.
  7. ^ Takase Hisabumi, Kh. Tumennasan et al., Fertility Investigation in F1 Hybrid and Backcross Progeny of Cattle (Bos taurus) and Yak (B. gruniens) in Mongolia.: II. Little variation in gene products studied in male sterile and fertile animals, in: Niigata journal of health and welfare Vol.2, No.1, pp. 42-52


Kembali kehalaman sebelumnya