Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Giống cái

Ký hiệu của thần La Mã Venus (thần sắc đẹp tương đương Aphrodite) thường được dùng để ký hiệu giống cái. Nó cũng là ký hiệu đại diện cho Sao Kim và nguyên tố đồng.

Con gái hay giống cái (♀) là một trong hai giới tính của các sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính, đây là giới tính chịu chức năng sinh lý tạo ra trứng. Mỗi trứng chỉ có thể kết hợp với một tinh trùng, quá trình này gọi là sự thụ tinh. Hầu hết ở các loài động vật hữu nhũ giống cái, bao gồm cả nữ giới đều có nhiễm sắc thể X, đây là nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm cho việc sản sinh ra lượng lớn hormon estrogen để tạo các đặc điểm đặc trưng cho giống cái. Sự phân biệt đực - cái không chỉ giới hạn ở động vật còn mở rộng cho nhiều loài khác như thực vật.

Không phải tất cả các loài sinh vật đều có chung các yếu tố quy định giới tính. Ở hầu hết động vật, kể cả con người, việc xác định giới tính nằm ở di truyền. Tuy vậy ở một số loại khác nó có thể tùy thuộc vào các yếu tố như môi trường sống, xã hội hay một số nhân tố khác.

Từ female (con cái, giống cái, nữ giới) bắt nguồn từ từ Latin femella (có nghĩa là "phụ nữ" và được biến thể từ từ gốc femina[1]) và không hề có liên hệ với từ male.[2][3] Female (nữ giới), khái niệm sinh học, cũng có thể dùng để nói về giới, khái niệm về xã hội.

Những đặc điểm nổi bật

Trong hệ thống sinh sản dị giao, giống cái có giao tử là tế bào trứng, to hơn so với giao tử tinh trùng của giống đực. Một cá thể giống cái không thể sinh sản hữu tính mà không kết hợp với giao tử giống đực (trừ khi đó là sinh sản đơn tính). Một số sinh vật vừa có thể sinh sản hữu tính vừa có thể sinh sản vô tính.

Không hề có tồn tại các cơ chế di truyền đằng sau sự khác biệt giới tính giữa các loài khác nhau. Hơn nữa, có vẻ như sự hiện hữu của hai giới tính đã tiến hóa nhiều lần một cách độc lập giữa các dòng dõi tiến hóa khác nhau.[4] Các hình thức sinh sản hữu tính bao gồm:

  • Các loài đẳng giao với hai hoặc nhiều hơn hai kiểu giao phối có các giao tử giống nhau về hình dáng và hành vi (nhưng khác nhau ở cấp độ phân tử),
  • Các loài dị giao với các giao tử của giống cái và giống đực,
  • Các loài noãn giao, bao gồm con người, có giao tử cái lớn hơn rất nhiều so với giao tử đực và không có khả năng tự di chuyển. Có quan điểm cho rằng hình thức sinh sản này có thể diễn ra là nhờ vào sự khống chế vật lý trên các cơ chế, mà thông qua đó việc sinh sản hữu tính được thực hiện khi hai giao tử kết hợp với nhau.[5][6]

Ngoại trừ điểm khác biệt mang tính định hình về loại giao tử được tạo thành, sự khác nhau giữa giống đực và giống cái của một dòng họ không thể được phỏng đoán dựa trên các khác biệt ở dòng họ khác. Khái niệm trên không chỉ hiện hữu ở động vật; chytrids (một ngành của giới nấm), tảo silic, oomycota (vi sinh vật nhân thực), và thực vật có phôi (embryophyte), và nhiều loài khác cũng sinh ra tế bào trứng (noãn). Đối với thực vật có phôi, giới tính sinh học, giống cái và giống đực, không chỉ chỉ định cấu trúc, sinh vật nào sẽ sẽ sản sinh ra trứng (noãn) hoặc tính trùng, mà còn chỉ định cả cấu trúc của thể bào tử - trạng thái đa bào lưỡng bội quyết định nên những bộ phận/cây đực và cái trong sinh sản hữu tính ở thực vật.[cần dẫn nguồn]

Động vật hữu nhũ giống cái

Hình chụp đối chiếu giữa cơ thể nam giới trưởng thành và cơ thể nữ giới trưởng thành. Lưu ý, cả hai người mẫu đều đã cạo đi một phần lông cơ thể, ví dụ như lông vùng mu.

Đặc tính giúp phân biệt lớp thú (Mammalia) với các lớp khác chính là sự hiện hữu của tuyến vú. Tuyến vú chính là tuyến mồ hôi đã qua biến đổi để có thể sản sinh ra sữa - nguồn nuôi dưỡng các con non vừa chào đời. Chỉ động vật hữu nhũ (động vật có vú) mới có thể tạo ra sữa. Sự hiện diện của tuyến vú ở ngườirõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Do cơ thể nữ giới có một lượng lớn mô mỡ nằm gần đầu vú (nhũ hoa) nên phần ngực của nữ giới nhô lên, lộ rõ. Mọi động vật hữu nhũ đều có tuyến vú; tuy nhiên, tuyến vú ở giống đực của lớp động vật hữu nhũ lại không có mấy chức năng.[7]

Hầu hết động vật hữu nhũ giống cái có hai bản sao của nhiễm sắc thể X trái ngược với giống đực chỉ có một nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y với kích thước nhỏ hơn; một số động vật hữu nhũ, ví dụ như thú mỏ vịt, lại có các tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính khác biệt.[8][9] “Nhằm ngăn chặn các tế bào của con cái có gấp đôi lượng sản phẩm từ gen X, so với con đực, một bản sao của nhiễm sắc thể giới tính X tại từng tế bào của con cái sẽ bị bất hoạt". Đối với động vật hữu nhũ có nhau thai, trong  từng tế bào của con cái, một nhiễm sắc thể X ngẫu nhiên sẽ bị bất hoạt. Trong khi đó, ở động vật hữu nhũ có túi, nhiễm sắc thể X được nhận từ bố sẽ luôn bị bất hoạt. Ngược lại, ở một số loài chim và bò sát, giống cái lại có cặp nhiễm sắc thể giới tính dị hợp - một nhiễm sắc thể Z và một nhiễm sắc thể W; trong khi, giống đực lại mang hai nhiễm sắc thể Z. Tình trạng liên giới cũng có thể là nguyên nhân đằng sau sự xuất hiện của các tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính khác thường. Ví dụ, các cá thể mang tổ hợp XO và XXX và vẫn được xem là giống cái do không mang nhiễm sắc thể giới tính Y; tuy nhiên, tồn tại ngoại lệ với các cá thể mắc các đột biến về gen thuộc cặp nhiễm sắc thể XY khi còn trong tử cung và cũng được xem là giống cái. Ngoài ra, các trường hợp trên thường không có khả năng sinh sản.[cần dẫn nguồn]

Động vật hữu nhũ giống cái đẻ con, nhưng bộ đơn huyệt của lớp hữu nhũ là ngoại lệ khi các động vật của bộ này đẻ trứng.[10] Tuy nhiên, một số loài, chẳng hạn như cá bảy màu, tuy không phải động vật hữu nhũ nhưng lại có cấu trúc sinh sản tương tự; trứng của một số loài, điển hình là cá mập, nở ngay trong chính cơ thể của con mẹ khiến chúng dù không phải là động vật hữu nhũ nhưng lại đẻ ra con non.

Nguồn gốc và phạm vi sử dụng của từ

Từ female (con cái, giống cái, nữ giới) xuất phát từ danh từ femella trong tiếng Latin, dạng số ít của femina, có nghĩa là "phụ nữ". Về nguồn gốc, từ female vốn không có liên hệ với từ male (con đực, giống đực, nam giới), tuy vậy vào cuối thế kỷ 14, cách đánh vần của từ này trong tiếng Anh đã được thay đổi để khớp với cách đánh vần của từ male.[2][3] Từ female có thể đề cập đến cả giới tính lẫn giới[11][12] hoặc một loại hình dạng của đầu nối.[13][14]

Kí hiệu

Biểu tượng ♀ (Unicode: U+2640 Mã thay thế: Alt + 12), một hình tròn kèm chữ thập nhỏ bên dưới, thường được sử dụng để đại diện cho nữ giới. Joseph Justus Scaliger từng từng suy đoán rằng biểu tượng này có liên quan đến thần Vệ nữ - nữ thần sắc đẹp, vì nó giống với một chiếc gương đồng có tay cầm.[15] Tuy nhiên, các học giả hiện đại cho rằng điều đó là viển vông, và quan điểm vững chắc nhất là biểu tượng nam và nữ bắt nguồn từ hiện tượng nối âm trong chữ viết Hy Lạp của tên bằng tiếng Hy Lạp của các hành tinh Thouros (Sao Hỏa) và Phosphoros (Sao Kim).[16][17]

Xác định giới tính

Giới tính của một sinh vật cụ thể có thể được xác định bởi một số yếu tố. Điều này có thể được xác định do di truyền hoặc do môi trường, hoặc có thể thay đổi tự nhiên trong quá trình sống của sinh vật. Mặc dù hầu hết các loài chỉ có hai giới tính (hoặc đực hoặc cái),[18] động vật lưỡng tính có cả cơ quan sinh sản đực và cái.[cần dẫn nguồn]

Xác định do di truyền

Giới tính của hầu hết các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, được xác định về mặt di truyền bởi hệ thống xác định giới tính XY trong đó con đực có nhiễm sắc thể giới tính X và Y (trái ngược với X và X). Trong quá trình sinh sản, con đực đóng góp một tinh trùng X hoặc một tinh trùng Y, trong khi con cái luôn đóng góp một quả trứng X. Tinh trùng Y và trứng X sinh ra nam, trong khi tinh trùng X và trứng X sinh ra nữ. Hệ thống xác định giới tính ZW, nơi con đực có nhiễm sắc thể giới tính ZZ (trái ngược với ZW), được tìm thấy ở chim, bò sát và một số côn trùng và sinh vật khác. Các thành viên của bộ cánh màng, chẳng hạn như kiến ​​và ong, được xác định bởi thể đơn bội, trong đó hầu hết các con đực là đơn bội và con cái và một số con đực bất thụ là lưỡng bội.[cần dẫn nguồn]

Xác định do môi trường

Con non của một số loài phát triển thành giới tính này hay giới tính khác tùy thuộc vào điều kiện môi trường nơi chúng sinh sống, ví dụ: giới tính của nhiều cá sấu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của trứng của chúng. Các loài khác (chẳng hạn như cá bống tượng) có thể biến đổi, khi đã trưởng thành, từ giới tính này sang giới tính khác để đáp ứng các điều kiện sinh sản tại khu vực (chẳng hạn như sự thiếu hụt con đực trong thời gian ngắn).[19]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Charlton T. Lewis, Charles Short, A Latin Dictionary - fēmella, ae, f. dim. femina Retrieved 2019-11-24
  2. ^ a b Online Etymology Dictionary - Female (n.) Retrieved 2019-11-24
  3. ^ a b Donald M. Ayers, English Words from Latin and Greek Elements, second edition (1986, University of Arizona Press), p. 113
  4. ^ Christopher Alan Anderson, "The Metaphysics of Sex...in a Changing World!"
  5. ^ Dusenbery, David B. (2009). Living at Micro Scale, Chapter 20. Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts ISBN 978-0-674-03116-6.
  6. ^ Anisogamy (bằng tiếng Anh), ISBN 978-3-319-47829-6
  7. ^ Swaminathan, Nikhil. “Strange but True: Males Can Lactate”. Scientific American (bằng tiếng Anh).
  8. ^ Adrian T. Sumner, Chromosomes: Organization and Function (2008), pp. 97-98
  9. ^ Benjamin A. Pierce, Genetics: A Conceptual Approach (2012), p. 73
  10. ^ Terry Vaughan, James Ryan, Nicholas Czaplewski, Mammalogy (2011), pp. 391, 412
  11. ^ Laura Palazzani, Gender in Philosophy and Law (2012), page v
  12. ^ L. Gordon, "On difference", in Genders (1991), p. 95
  13. ^ J. Richard Johnson, How to Build Electronic Equipment (1962), p. 167: "Để tránh sự nhầm lẫn, các phần đầu nối có ngạnh nhô ra được gọi là phần 'đực' và các ổ cắm là phần 'cái'."
  14. ^ Richard Ferncase, Film and Video Lighting Terms and Concepts (2013), p. 96: "female[:] Refers to a socket type connector, which must receive a male connector"
  15. ^ Taylor, Robert B. (2016), “Now and Future Tales”, White Coat Tales, Springer International Publishing, tr. 293–310, doi:10.1007/978-3-319-29055-3_12, ISBN 978-3-319-29053-9
  16. ^ Stearn, William T. (tháng 5 năm 1962). “The Origin of the Male and Female Symbols of Biology”. Taxon. 11 (4): 109–113. doi:10.2307/1217734. JSTOR 1217734. 11 (4): 109–113. doi: 10.2307 / 1217734. JSTOR 1217734. S2CID 87030547. Nguồn gốc của những biểu tượng này từ lâu đã được các học giả quan tâm. Có lẽ bây giờ không ai chấp nhận cách giải thích của Scaliger rằng đại diện cho lá chắn và ngọn giáo của thần Chiến Tranh và là gương của thần Vệ Nữ.
  17. ^ G D Schott, Sex, drugs, and rock and roll: Sex symbols ancient and modern: their origins and iconography on the pedigree, BMJ 2005;331:1509-1510 (24 December), doi:10.1136/bmj.331.7531.1509
  18. ^ “Sex”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ Gemmell, Neil J.; Muncaster, Simon; Liu, Hui; Todd, Erica V. (2016). “Bending Genders: The Biology of Natural Sex Change in Fish”. Sexual Development (bằng tiếng Anh). 10 (5–6): 223–241. doi:10.1159/000449297. ISSN 1661-5425. PMID 27820936.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya