Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Hải Minh

Hải Minh
Xã Hải Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnHải Hậu
Thành lập1952[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°14′03″B 106°15′30″Đ / 20,23421°B 106,258394°Đ / 20.234210; 106.258394
Hải Minh trên bản đồ Việt Nam
Hải Minh
Hải Minh
Vị trí xã Hải Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,77 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng20.657 người[2]
Mật độ2.355 người/km²
Khác
Mã hành chính14233[3]

Hải Minh là một thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý

Xã Hải Minh nằm ở phía bắc huyện Hải Hậu, cách trung tâm thành phố Nam Định 24 km, có vị trí địa lý:

Xã Hải Minh có diện tích 8,77 km², dân số năm 2022 là 20.657 người,[2] mật độ dân số đạt 2.355 người/km².

Hành chính

Xã Hải Minh được chia thành 22 xóm: 1, 2, 3B, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Liên Minh, 9 Tân Tiến, 10 Liên Minh, 10 Tân Tiến, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, Bắc Hải, Gò.

Lịch sử

Năm 1511, thành lập xã Kim Đê.

Năm 1863, đổi tên xã Kim Đê thành xã Phương Đê.

Năm 1949, đổi tên xã Phương Đê thành xã Minh Khai.[4]

Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 224-TTg[1] về việc đổi tên xã Minh Khai thành xã Hải Minh.[5][6]

Năm 1956, thành lập xã Hải Bình trên cơ sở một phần của xã Minh Khai và 8 xóm của xã Minh Đức.

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 223/QĐ-TTg[7] về việc sáp nhập xã Hải Bình vào xã Hải Minh.

Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 61/2021/NQ-HĐND[8] về việc:

  • Thành lập Xóm 2 trên cơ sở Xóm 2A và Xóm 2B.
  • Thành lập Xóm 4 trên cơ sở Xóm 4A và Xóm 4B.
  • Thành lập Xóm 7 trên cơ sở Xóm 7A và Xóm 7B.
  • Sáp nhập Xóm 3 Liên Minh vào Xóm 8.
  • Sáp nhập Xóm 3A vào xóm Bắc Hải.

Kinh tế - xã hội

Kinh tế của xã Hải Minh khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, mây tre đan xuất khẩu và nghề cây cảnh.

Xã có Chợ Mới là nơi mua sắm của mọi người dân trong xã.

Hải Minh có cụm công nghiệp làng nghề (CCN) rộng 7 ha được đầu tư xây dựng qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu hoàn chỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng 4 ha để các doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất hàng mây tre đan,... trong xã đầu tư mở rộng sản xuất, bảo đảm an toàn môi trường sống trong khu dân cư. Giai đoạn 2 do Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh làm chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển làng nghề truyền thống Hải Minh, tập hợp các cơ sở sản xuất vệ tinh để phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu tới khách hàng trong và ngoài nước. Sản phâm chủ lực là đồ gỗ mỹ nghệ và cây cảnh nghệ thuật.

Xã khuyến khích tạo điều kiện cho ngành nghề truyền thống phát triển, mở rộng nghề sản xuất đồ gỗ, đan bẹ chuối, sản xuất gạch tuynel, dệt may,...

Để làng nghề hoạt động hiệu quả, ngoài CCN tập trung đã có, xã chỉ đạo xây dựng làng nghề ở xóm 1, xóm 4A với hệ thống nhà xưởng, nhà giới thiệu sản phẩm; mở các lớp đào tạo nghề cho 200-300 lao động; phấn đấu, các ngành nghề thu hút tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Đến năm 2015, xã phấn đấu đạt giá trị sản xuất CN-TTCN - dịch vụ đạt trên 306 tỷ đồng, chiếm gần 75% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã.

Xã là nơi nổi tiếng với giàn nhạc kèn nổi tiếng, làng nghề đồ gỗ, cây cảnh và có rất nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo

Môi trường: Xã Hải Minh tổ chức duy trì thường xuyên công tác dọn vệ sinh môi trường ở các khu dân cư trong xã vào cuối tháng, vì thế môi trường luôn được đảm bảo.

Y tế: Xã có một Trạm xá phục vụ khám chữa bệnh của người dân.

Giáo dục trên địa bàn xã:

  • Trường THCS: Hải Minh A và Hải Minh B.
  • Trường Tiểu học: Hải Minh A và Hải Minh B.

Văn hóa

Tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo, có nhà thờ giáo xứ Phạm Pháo, Tân Bồi, Nam Hòa, Trại Đáy và các họ lẻ thuộc các giáo xứ trên. Hiện nay có khoảng 10 nhà thờ tại xã Hải Minh.

Cộng đồng Thiên chúa giáo phát triển rất mạnh mẽ với nhiều hội đoàn, các hoạt động như: Tuần chầu, ngày lễ kỷ niệm,... diễn ra hầu hết thời gian trong năm, được tổ chức luân phiên tại các nhà thờ. Cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa nắm hầu hết kinh tế trong xã. Ước lượng khoảng 85% kinh tế nằm trong vùng cộng đồng Thiên chúa giáo.

Con người xã Hải Minh nổi tiếng chịu khó, hoạt bát và linh hoạt nhất trong huyện Hải Hậu. Đặc biệt là vùng cộng đồng người dân theo đạo Thiên Chúa giáo.

Nhà đông con là đặc điểm của các hộ gia đình cộng đồng Thiên Chúa giáo ở Hải Minh. Cũng chính vì lý do này mà họ có tinh thần vươn lên, vượt khó và trở lên giàu mạnh. Vào thế hệ trước, mỗi gia đình có trung bình khoảng 7-9 người con nhưng giới trẻ hiện nay đã sinh số con ít hơn, trung bình khoảng 3-4 người con trong mỗi gia đình.

Xã Hải Minh có chùa Phúc Hải là di tích lịch sử văn hóa, ngày mở hội từ ngày 1 đến 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Có rất nhiều du khách tới du lịch tại cầu chợ Lương, cây cầu có di tích lịch sử của quốc gia.

Giao thông

Xã Hải Minh có nhiều sông gồm có: Sông Chẻ, sông Cao Tầng, sông Thống Nhất, sông An, sông Trại Bóng và sông Đối, giao thông đường bộ gồm có các đường nhựa chạy dọc theo các con sông này. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua.

Chú thích

  1. ^ a b Nghị định số 224-TTg ngày 15/10/1952 của Thủ tướng Chính phủ.
  2. ^ a b c Công an tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2023). 15. Biểu thống kê Dân số và Diện tích các xã, thị trấn (PDF). Số liệu diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã huyện Hải Hậu (thời điểm 31/12/2022). tr. 1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ UBND xã Hải Minh (2 tháng 3 năm 2017). “Mảnh đất con người Hải Minh qua các thời kỳ”. Trang thông tin điện tử xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  5. ^ Địa chí Nam Định (PDF). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2003. tr. 54.
  6. ^ Ban Tuyên giáo Hải Hậu (13 tháng 10 năm 2010). “Tên Làng, xã – huyện Hải Hậu qua các thời kỳ (Từ năm 1485 đến năm 2010)”. UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Quyết định số 223/QĐ-TTg năm 1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà.
  8. ^ HĐND tỉnh Nam Định (2 tháng 12 năm 2021). “Nghị quyết số 61/2021/NQ-HĐND ngày 02/12/2021 của HĐND tỉnh Nam Định về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn (xóm), tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Thư viện Pháp luật.

Tham khảo

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya