Hiện nay có ba hệ thống pháp luật trên thế giới phổ biến nhất đó là các hệ thống dân luật, thông luật và luật tôn giáo. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại phát triển hệ thống pháp luật của mình một cách khác nhau.
Dân luật là hệ thống luật pháp phổ biến nhất trên thế giới. Nó còn được biết với cái tên "luật châu Âu lục địa" (châu Âu) (trừ nước Anh theo hệ thống thông luật).
Luật tôn giáo đề cập đến khái niệm hay tài liệu của một hệ thống tôn giáo được dùng như một nguồn tài liệu pháp luật mặc dù cách thức áp dụng ở từng nước có khác nhau. Ví dụ, việc sử dụng bộ luật Halakha của người Do Thái có đặc tính bất biến ngoại trừ việc được sửa đổi bởi các đạo luật lập pháp của nhà nước hay được phát triển thông qua các tiền lệ của tòa án; luật giáo hội của Thiên Chúa giáo giống với dân luật ở chỗ sử dụng các bộ luật dân sự; và luật Sharia của Hồi giáo dựa trên tiền lệ pháp và lập luận theo phép loại suy (tương tự luật) (Qiyas) và nó được xem là tiền thân của thông luật.[1]
Moustaira Elina N., Comparative Law: University Courses (in Greek), Ant. N. Sakkoulas Publishers, Athens, 2004, ISBN 960-15-1267-5
Moustaira Elina N., Milestones in the Course of Comparative Law: Thesis and Antithesis (in Greek), Ant. N. Sakkoulas Publishers, Athens, 2003, ISBN 960-15-1097-4
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.