Hồ Ngọc Đình là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Luyện kim, Thạc sĩ Kỹ thuật, Thạc sĩ Điều hành cao cấp. Ông có sự nghiệp thời gian dài phụ trách kỹ thuật trong doanh nghiệp nhà nước trước khi bước vào chính trường Trung Quốc.
Xuất thân và giáo dục
Hồ Ngọc Đình sinh tháng 7 năm 1964 tại huyện Ngũ Đài, thuộc địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở Ngũ Đài, đến tháng 9 năm 1982 thì thi cao khảo và đỗ Học viện Cương Thiết Bắc Kinh – nay là Đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh, tới thu đô nhập học hệ luyện kim và tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Luyện kim cương thiết vào tháng 8 năm 1986, đồng thời được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thời điểm tốt nghiệp.[1] Tháng 5 năm 2000, trong quá trình công tác, ông tới thủ phủ Tây An để theo học cao học tại chức hệ kỹ thuật thông tin và điện tử tại Đại học Giao thông Tây An, nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật vào tháng 12 năm 2004. Vào thời điểm còn đang học chương trình ở Tây An, Hồ Ngọc Đình cũng tham gia một chương trình cao học khác chuyên ngành quản trị kinh doanh dành cho nhà quản lý cấp cao ở Học viện Quản lý của Đại học Bắc Kinh từ tháng 9 năm 2003, rồi đến tháng 5 năm 2006 thì nhận tấm bằng Thạc sĩ thứ hai về Điều hành cao cấp (ENBA).[1]
Sự nghiệp
Cương Thiết Thái Nguyên
Tháng 8 năm 1986, sau khi tốt nghiệp trường ở Bắc Kinh, Hồ Ngọc Đình trở về Sơn Tây, được Công ty Cương Thiết Thái Nguyên – doanh nghiệp nhà nước, nhận vào làm Ban trưởng công đoạn Nấu luyện của Xưởng Luyện thép thứ 3. Tháng 9 năm 1989, ông được chuyển sang Phóng Khoa học Kỹ thuật của xưởng làm Phó Khoa trưởng, Kỹ thuật viên, rồi Khoa trưởng Khoa Luyện thép sau đó 5 năm khi mà công ty được cải tổ thành Tập đoàn Cương Thiết Thái Nguyên đầu năm 1996. Giữa năm này, ông nhậm chức Khoa trưởng Khoa Thép không gỉ, sau đó 2 năm thì chuyển sang bộ phận nghiên cứu làm Phó Sảnh trưởng Sảnh nghiên cứu Thép của tập đoàn. Tháng 9 năm 1989, ông được điều tới Công ty Thép không gỉ, tức công ty con của tập đoàn làm Xưởng trưởng Xưởng Luyện thép, dần dần được phân công là Phó Tổng công trình sư, Tổng Công trình sư của tập đoàn lần lượt vào cuối năm 2000, đầu năm 2002. Tháng 5 năm 2008, Hồ Ngọc Đình được bầu vào Ủy ban Thường vụ Đảng ủy Cương Thiết Thái Nguyên, nhậm chức Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc của tập đoàn, giữ chức vụ này đến giữa năm 2011 và có tổng cộng 25 năm công tác ở doanh nghiệp này. Ở Cương Thiết Thái Nguyên, với việc là người đứng đầu về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất thép, ông thuộc diện chuyên gia kỹ thuật được hưởng phụ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện, là nhân tuyển cho "Dự án trăm nghìn vạn nhân tài" cấp quốc gia, chuyên gia của tỉnh Sơn Tây.[1]
Chính trường
Tháng 7 năm 2011, Hồ Ngọc Đình bước vào chính trường khi được điều chuyển tới địa cấp thị Đại Đồng của Sơn Tây, chỉ định vào Ủy ban Thường vụ Thị ủy, nhậm chức Phó Thị trưởng Đại Đồng, cấp chính sảnh. Sau đó nửa năm, ông được điều lên Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây, phân công là Bí thư Đảng tổ Ủy ban Tin tức hóa và Kinh tế Sơn Tây, và là Chủ nhiệm Ủy ban này sau đó 2 tháng. Tháng 7 năm 2013, ông tiếp tục được điều về địa cấp thị Tấn Trung mặt phía Đông thủ phủ Thái Nguyên,[2] vào Ủy ban Thường vụ Thị ủy nhậm chức Phó Bí thư Thị ủy, được bổ nhiệm làm Thị trưởng Tấn Trung,[3] rồi Bí thư Thị ủy từ tháng 7 năm 2016.[4] Tháng 1 năm 2018, ông được bầu vào Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn Tây,[5] phân công làm Tổng thư ký Tỉnh ủy kiêm Bí thư Ủy ban Công tác cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy. Ở vị trí này, ông còn kiêm nhiệm thêm các chức vụ của Tỉnh ủy là Chủ nhiệm Văn phòng Cải cách Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Văn phòng An ninh Quốc gia Sơn Tây, đồng thời ứng cử và trúng cử là đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018–23.[6] Đến tháng 4 năm 2019, ông được chuyển sang Chính phủ Sơn Tây làm Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Sơn Tây.[7]
^ abc“辽宁省委副书记、大连市委书记胡玉亭当选二十大代表!” [Phó Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Bí thư Thành ủy Đại Liên Hồ Ngọc Đình là đại biểu dự Đại 20]. 163 (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.[liên kết hỏng]
^“胡玉亭任辽宁省委常委、大连市委书记”. 东北新闻网. 25 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
^“胡玉亭任辽宁省委副书记”. 中国经济网. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
^王靖 (ngày 6 tháng 6 năm 2022). “河南省选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Chính phủ Hà Nam (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
^任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
^李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
^Trang Úc (ngày 1 tháng 4 năm 2023). “胡玉亭任吉林省委副书记” [Hồ Ngọc Đình nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm]. Mạng Kinh tế nhân dan (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
^Y Nhất (ngày 2 tháng 4 năm 2023). “胡玉亭任吉林省代省长 韩俊辞去省长职务” [Hồ Ngọc Đình nhậm chức Quyền Tỉnh trưởng Cát Lâm, Hàn Tuấn miễn nhiệm chức vụ]. Mạng Kinh tế nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.