Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Herennius Etruscus

Herennius Etruscus
Hoàng đế thứ 35 của Đế quốc La Mã
Herennius Etruscus khi là Caesar, tôn vinh Pietas với các dụng cụ giáo phái đặc trưng của nó.
Tại vị251 (với Decius)
Tiền nhiệmMarcus Julius Philippus
Kế nhiệmTrebonianus Gallus
Thông tin chung
Sinh227
gần Sirmium (Sremska Mitrovica, Serbia)
MấtTháng 6, 251 (24 tuổi)
Abrittus (Razgrad, Bulgaria)
Tên đầy đủ
Quintus Herennius Etruscus Messius Decius (từ khi sinh tới lúc lên ngôi)
Quintus Herennius Etruscus Messius Decius Augustus (là hoàng đế)
Thân phụDecius
Thân mẫuHerennia Etruscilla

Herennius Etruscus (tiếng Latinh: Quintus Herennius Etruscus Messius Decius Augustus;[1] 227251), là Hoàng đế La Mã vào năm 251 và là đồng hoàng đế với cha mình Decius. Ngoài ra hoàng đế Hostilianus chính là em trai của ông.

Herennius được sinh ra gần SirmiumPannonia (nay là Sremska Mitrovica, Serbia) trong thời kỳ cha ông đang giữ nhiều trọng trách quân sự tại triều.[2] Mẹ ông là Herennia Cupressenia Etruscilla, một phụ nữ xuất thân từ gia đình Nguyên lão nghị viên có vai vế trong triều. Herennius có quan hệ thân mật với cha mình và từng tháp tùng ông từ hồi còn làm bảo dân quan quân sự vào năm 248, rồi khi Decius được hoàng đế Marcus Julius Philippus bổ nhiệm làm tướng để đối phó với cuộc nổi dậy của Pacatianus ở phòng tuyến sông Danube. Decius đã thành công trong việc đánh bại kẻ tiếm ngôi này và cảm thấy tự tin để bắt đầu một cuộc nổi loạn của riêng mình vào năm sau. Được đám binh sĩ tôn phò làm hoàng đế, Decius tiến quân vào Ý và đánh bại Philip gần khu vực ngày nay là Verona. Trong khi đó tại Roma, Herennius chính thức tuyên bố thừa kế ngôi vị và tiếp nhận danh hiệu Princeps Iuventutis (tiểu hoàng tử).

Kể từ lúc Herennius lên ngôi, các bộ tộc người Goth đã tiến hành đột kích qua tuyến biên giới sông Donau và các tỉnh MoesiaDacia. Vào đầu năm 251, Decius phong Herennius là Augustus và lập ông làm đồng hoàng đế. Ngoài ra, Herennius được chọn là một trong những chấp chính quan của năm. Hai cha con giờ đây đều đồng trị vì, sau đó lao vào một cuộc viễn chinh chống lại vua Cniva của người Goth để trừng phạt những kẻ xâm lược vì tội xâm phạm cương thổ của Đế quốc La Mã. Hostilianus thì để ở lại Roma và hoàng hậu Herennia Etruscilla đóng vai trò nhiếp chính. Cniva và quân của ông đã trở về vùng đất của họ với những chiến lợi phẩm thu được khi giao tranh với quân La Mã. Nhằm thể hiện một chiến thuật quân sự rất phức tạp, Cniva chia quân của ông thành nhiều toán nhỏ hơn và dễ quản lý hơn rồi bắt đầu đẩy lùi quân La Mã vào một cái đầm lầy chật hẹp. Đôi lúc trong hai tuần đầu tiên của tháng 6, quân đội hai bên đều tham chiến trong trận Abrittus. Kết quả là Herennius tử trận dưới làn mưa tên của quân thù. Decius thì may mắn sống sót sau cuộc đối đầu ban đầu và chỉ bị giết chết cùng đám tàn quân trước khi kết thúc một ngày. Herennius và Decius là hai vị hoàng đế đầu tiên tử trận khi giao chiến với quân ngoại tộc.

Với những tin tức về cái chết của các vị hoàng đế, quân đội liền suy tôn Trebonianus Gallus làm hoàng đế nhưng ở Roma thì Hostilianus lại được kế thừa ngôi vị hoàng đế hợp pháp từ cha và anh, rồi chính Hostilianus cũng chết ngay sau đó trong một đợt bùng phát bệnh dịch hạch.

Tham khảo

  1. ^ Trong tiếng Latinh cổ, cái tên Herennius có thể được viết là QVINTVS HERENNIVS ETRVSCVS MESSIVS DECIVS AVGVSTVS.
  2. ^ “Roman Colosseum, Herennius Etruscus”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Herennius Etruscus tại Wikimedia Commons

Tước hiệu
Tiền nhiệm
Decius
Hoàng đế La Mã
251
Phục vụ bên cạnh: Decius
Kế nhiệm
Hostilianus
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Decius,
Vettius Gratus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
251
với Decius
Kế nhiệm
Trebonianus Gallus,
Volusianus
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya