Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Hà Thái

Hà Thái
Xã Hà Thái
Đền Phủ Mỗ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnHà Trung
Trụ sở UBNDThái Tây - Tây Mỗ
Địa lý
Tọa độ: 20°00′9″B 105°53′6″Đ / 20,0025°B 105,885°Đ / 20.00250; 105.88500
Hà Thái trên bản đồ Việt Nam
Hà Thái
Hà Thái
Vị trí xã Hà Thái trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,13 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng4285 người
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính15340[1]
Websitehathai.hatrung.thanhhoa.gov.vn

Hà Thái là một thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

Xã Hà Thái nằm ở phía đông nam huyện Hà Trung, cách trung tâm huyện 5 km.

Phía Đông giáp xã Hà Hải, phía Tây giáp xã Yến Sơn, Phía Nam giáp xã Lĩnh Toại, Phía Bắc giáp Hà Lai và Hà Châu.

Xã có địa hình dãy núi Răng Hạc, phân bố trên địa bàn 4 thôn

Hành chính Kinh tế

Xã chia làm 4 thôn Thái Bình, Thái Tây, Thái Hòa, Thái Minh với tổng số hộ là 1.223 hộ, nhân khẩu 4.285 khẩu, nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 600,21 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp diện tích 482,99 ha, chiếm 80,5% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp diện tích 106,69 ha, chiếm 17,8% tổng diện tích tự nhiên.

Đất chưa sử dụng 10,53 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%, thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/tháng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2020 là 95,5 tỷ đồng. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2021 đạt 15,6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, cơ cấu mùa vụ được coi trọng, cơ giới hóa trong sản xuất khâu làm đất đạt 100%, khâu thu hoạch đạt 60%; Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại và gia trại; Trên lĩnh vực Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm ước đạt  40,68 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 380 tỷ đồng; dịch vụ phát triển đa ngành nghề đem lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống của nhân dân. Công tác thu chi ngân sách đảm bảo, giai đoạn 2016-2021 đạt 52 tỷ đồng; xã đã thành lập được 3 doanh nghiệp mới.

Người dân đã tiếp cận được với nhiều ngành nghề hiện đại hơn, giúp cho nền kinh tế xã nhà cũng như đời sống người dân được cải thiện...

Văn hóa

Phủ Mẫu Tây Mỗ có từ rất xa xưa, cách đây khoảng gần 600 năm, kể từ ngày mẫu hóa. Di tích còn lại là một cây mít cổ có tuổi hơn 500 năm. Tương truyền cây mít do chính tay Mẫu Liễu Hạnh trồng khi còn ở cõi dương trần. Cây mít cổ này hiện vẫn nằm  bên chân núi ngay bên trái ngôi Đền.

Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần trong tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam, tên gọi khác của bà chính là Bà Chúa Liễu Hạnh hay còn được gọi là Mẫu Liễu Hạnh. Bà vốn chính là một vị bốn Thánh thần trong Tứ Thánh và bà cũng chính là người nữ tử thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thánh Mẫu vốn là Đệ Nhị Cung Tiên, con vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế vào thời Lê Sơ có nhà họ Phạm, nhân từ nhưng hiếm muộn, lòng thành cầu khẩn, cảm động trời xanh, thượng Đế thương tình truyền tiên chúa giáng trần đầu thai. Trải qua 3 lần xuống trần độ người từ các nhà nước phong kiến của Việt Nam thì bà đã được các triều đại phong làm Mẫu Nghi Thiên Hạ hay còn được gọi là Mẹ của muôn dân. Phủ Tây Mỗ, hay còn gọi là Phủ Mỗ, có tên cổ là “Tây Mỗ Linh Từ” ở chân núi Ông Quân, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Phủ Tây Mỗ là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây gắn với sự tích giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu Hạnh.

Theo truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa thứ hai tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa Công chúa của Vua Cha Ngọc Hoàng. Do một lần, lỡ đánh rơi vỡ chén ngọc quý của Thiên Đình nên Công Chúa bị phạt giáng xuống dương gian.  Mẫu Liễu Hạnh có 3 lần giáng sinh xuống cõi trần:

+  Lần thứ nhất bà giáng trần năm Thiệu Bình 1434, vào nhà họ Phạm ở Yên Đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi.

Ngay sau khi bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà, gọi là Phủ Quảng Cung.

+  Lần thứ hai bà giáng sinh năm Thiên Hựu 1557 vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Năm 21 tuổi hạn kỳ đã hết tuyệt nhiên không bệnh tật gì, bỗng nhiên qua đời. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577) Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

+ Lần thứ ba bà giáng sinh xuống một gia đình họ Hoàng tại làng Tây Mỗ, Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa  để tái hợp cùng Mai Thanh Lâm (còn gọi là Mai Sinh) là hậu kiếp của Trần Đào Lang  được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên. Tên bà lúc đó là Hoàng Thị Trinh. Bà kết duyên năm 18 tuổi, năm 19 tuổi bà về trời. Vợ chồng bà có một con trai tên là Thanh Cổn. Thanh Cổn sau này được thờ tại Đèo Ngang và có tên là Cậu bé Đồi Ngang.

lễ hội
lễ hội 2

Lễ hội Phủ Mỗ được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 3 âm lịch  nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng ở nhiều nơi nhưng lễ hội Phủ Mỗ hiện nay được nhân dân trong làng và du khách thập phương đến dự lễ với nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng và thời gian lễ hội diễn ra trong nhiều ngày. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì lễ hội Phủ Mỗ là một thành phần quan trọng tạo nên ‘bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh’.

Tham khảo

Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Kembali kehalaman sebelumnya