Khỉ Tân Thế giới
Khỉ Tân Thế giới là tên gọi chung cho năm họ linh trưởng sống ở miền nhiệt đới México, Trung Mỹ và Nam Mỹ: Callitrichidae, Cebidae, Aotidae, Pitheciidae, và Atelidae. Năm họ này tạo nên liên họ Ceboidea, liên họ duy nhất còn sinh tồn trong tiểu bộ Platyrrhini.[3] Platyrrhini có nghĩa là "mũi dẹt" hay "mũi tẹt", và mũi chúng đúng là dẹt hơn họ với các nhóm khác trong phân thứ bộ Simiiformes, đồng thời lỗ mũi còn hướng ra hai bên. Các loài trong họ Atelidae, như khỉ nhện, là những linh trưởng duy nhất có đuôi để cầm nắm. Gần nhất với khỉ Tân Thế giới là Catarrhini ("mũi chìa xuống", gồm khỉ Cựu Thế giới và vượn người). Khỉ Tân Thế giới bắt nguồn từ một dòng khỉ châu Phi lan đến Nam Mỹ chừng 40 triệu năm trước.[4] Đặc điểmKhỉ Tân Thế giới gồm những linh trưởng cỡ nhỏ-trung, kích thước biến thiên từ loài khỉ nhỏ nhất thế giới Cebuella pygmaea (dài 14 đến 16 cm (5,5 đến 6,3 in), nặng 120 đến 190 g (4,2 đến 6,7 oz)) đến Brachyteles arachnoides (dài 55 đến 70 cm (22 đến 28 in), nặng 12 đến 15 kg (26 đến 33 lb)). Chúng khác khỉ Cựu Thế giới ở nhiều nét, nổi bật nhất là kiểu hình riêng biệt ở mũi, một đặc điểm thường dùng để phân biệt hai nhóm. Mũi khỉ Tân Thế giới dẹt hơn hẳn so với cái mũi hẹp của khỉ Cựu Thế giới, hơn nữa, lỗ mũi chúng chĩa ra hai bên. Một số loài khỉ Tân Thế giới có đuôi để cầm nắm, trái ngược với đuôi khỉ Cựu Thế giới. Khỉ Tân Thế giới (trừ khỉ rú chi Alouatta)[5] không có tầm nhìn tam sắc của khỉ Cựu Thế giới.[6] Tầm nhìn màu ở khỉ Tân Thế giới dựa vào một gen duy nhất trên nhiễm sắc thể X để tạo sắc tố hấp thụ ánh sáng bước sóng trung-dài, phân biệt với ánh sáng bước sóng ngắn.[7] Platyrrhi có 12 thay vì 8 răng tiền hàm; với công thức răng hay (2 răng cửa, 1 răng nanh, 3 răng tiền hàm, 2-3 răng hàm). Catharrhini (gồm khỉ đột, tinh tinh, tinh tinh lùn, vượn, đười ươi và người) có chung công thức răng . Đa số khỉ Tân Thế giới có vóc người nhỏ và hầu hết sống trên cây, khó quan sát hơn nhiều loài khỉ Cựu Thế giới, nên kiến thức về chúng có phần kém toàn diện hơn. Nhiều khỉ Tân Thế giới ghép đôi kiểu một vợ một chồng và thường chăm sóc kỹ con non.[8] Chúng ăn trái cây, hạt, sâu bọ, hoa, trứng chim, nhện và động vật có vú nhỏ. Nguồn gốcChừng 40 triệu năm trước, phân thứ bộ Simiiformes tách thành Platyrrhini (khỉ Tân Thế giới-Nam Mỹ) và Catarrhini (vượn người và khỉ Cựu Thế giới-châu Phi).[9] Những cá thể mà hậu duệ ngày nay tạo nên Platyrrhini hiện được phỏng đoán là di cư đến Nam Mỹ hoặc trên bè cây gỗ hoặc qua cầu đất. Có hai tuyến bè trôi khả thi, hoặc từ châu Phi băng qua Đại Tây Dương hoặc từ Bắc Mỹ băng qua Caribbe; tuy vậy, hiện không có bằng chứng hóa thạch để ủng hộ cho giả thuyết di cư từ Bắc Mỹ. Giả thuyết cầu đất thì dựa trên sự tồn tại của sống núi Đại Tây Dương và một đợt tụt mực nước biển vào thế Oligocen; thay vì một cây cầu đất duy nhất thì có lẽ từng có một chuỗi đảo gần nhau tạo nên tuyến đường di cư.[10] Phân loạiCác họ khỉ Tân Thế giới được phân loại như sau:[1][2]
Tham khảo
Tài liệu
Liên kết ngoàiWikispecies có thông tin sinh học về New World monkey
|