Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Khai Bình Điêu Lâu

Khai Bình Điêu Lâu và các làng
Di sản thế giới UNESCO
Một Điêu Lâu và làng liền kề
Vị tríKhai Bình, Quảng Đông, Trung Quốc
Bao gồm
  1. Nghinh Long Lâu (tại làng Tam Môn Lý)
  2. Lâu Quần thôn
  3. Mã Giáng Long thôn
  4. Cẩm Giang Lý
Tiêu chuẩn(ii), (iii), (iv)
Tham khảo1112
Công nhận2007 (Kỳ họp 31)
Diện tích372 ha (920 mẫu Anh)
Vùng đệm2.738 ha (6.770 mẫu Anh)
Tọa độ22°17′8″B 112°33′57″Đ / 22,28556°B 112,56583°Đ / 22.28556; 112.56583
Khai Bình Điêu Lâu trên bản đồ Quảng Đông
Khai Bình Điêu Lâu
Vị trí của Khai Bình Điêu Lâu tại Quảng Đông
Khai Bình Điêu Lâu trên bản đồ Trung Quốc
Khai Bình Điêu Lâu
Khai Bình Điêu Lâu (Trung Quốc)

Khai Bình Điêu Lâu (chữ Hán: 开平碉楼) là các tháp bảo vệ nhiều tầng được xây dựng bằng bê tông cốt thép ở các thôn làng nằm chủ yếu tại huyện Khai Bình, Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc.[1] Năm 2007, UNESCO đã công nhận Điêu Lâu Khai Bình và các làng là một Di sản thế giới bao gồm 4 khu vực làng riêng biệt tại Khai Bình là Tam Môn Lý, Lâu Quần thôn, Cẩm Giang Lý và cụm làng Mã Giáng Long.

Đặc điểm

Từ thời nhà Minh việc xây dựng các tháp cao được gia cố chắc chắn để chống trộm cướp đã là một truyền thống ở Khai Bình, các tháp này vừa đảm nhiệm chức năng quan sát và canh phòng, vừa có thể được sử dụng làm nơi ở cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình giàu có. Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở đây cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Úc hay các nước Nam Á. Được xây dựng bằng bê tông cốt thép cùng những chi tiết kiến trúc và trang trí chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây, các điêu lâu thể hiện sự pha trộn văn hóa độc đáo của phương Đông và phương Tây nhờ vai trò của những di dân Trung Quốc.[2]

Hiện nay còn khoảng 1.800 điêu lâu tồn tại ở Khai Bình, các công trình này cùng tổ hợp làng mạc lân cận đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007.

Tham khảo

  1. ^ Batto, Patricia R.S. (July–August 2006). “The Diaolou of Kaiping (1842-1937): Buildings for dangerous times”. China Perspectives (bằng tiếng Anh). Jonathan Hall biên dịch. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017. ...the diaolou were built in the countryside, in villages and on the initiative of the peasants themselves. Contrary to normal expectations, thanks to emigration we can see a certain “cosmopolitanism” among the peasants in Kaiping... the diaolou are the epitome of overseas Chinese culture, embodied in stone.
  2. ^ “Kaiping Diaolou and Villages”. UNESCO.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Diaolou tại Wikimedia Commons

Kembali kehalaman sebelumnya