Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận.
Một số sự kiện khoa học đã xảy ra trong năm 2017. Liên Hợp Quốc đã tuyên bố 2017 là năm của du lịch bền vững cho phát triển quốc tế.[1]
Sự kiện
Tháng 1
4/1:
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Tiến bộ Khoa học tỏ rõ sự nghi ngại về gián đoạn trong ấm lên toàn cầu với nhiều bằng chứng hơn về việc đánh giá thấp nhiệt độ bề mặt đại dương.[2][3][4][5]
Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Michigan cho thấy một hợp chất hóa học và thuốc mới tiềm năng có thể để ngăn chặn sự lây lan của khối u ác tính đến 90%.[6]
6/1:
Một tảng băng trôi có thể nằm trong danh sách 10 tảng băng lớn nhất thế giới đã sẵn sàng để tách khỏi Vùng Nam Cực. Nhà khoa học NASAJohn Sonntag đã chụp được những hình ảnh cho thấy khe nứt rộng 100 mét và sâu đến 0,5 km.[7]
10/1:
Vượn thiên hành (tìm thấy ở Myanmar và Trung Quốc) đã được xác định là một loài mới cho khoa học, công bố trên tạp chí American Journal of Primatology.[8][9]
Tháng 2
28/2:
Phát hiện 2 loài thực vật mới cho khoa học từ Bidoup-Núi Bà và Hòn Bà: Bứa hợpGarcinia hopii H.Toyama & V.S.Dang[10] và Tam thụ hùng hòn bàTrigonostemon honbaensis Tagane & Yahara.[11]
5/6, vệ tinh thứ 69 của sao Mộc được công bố cũng trên Minor Planet Circulars.[13]
Các nhà thiên văn học công bố kết quả quan sát thấy sóng hấp dẫn lần thứ ba, xuất phát từ hai lỗ đen sáp nhập vào nhau cách hệ Mặt trời 880+450 −390megaparsec (hay 29+15 −13 tỷ năm ánh sáng).
18 tháng 6, Hiệp hội Tim mạch Châu Âu tường thuật một loại vắc-xin làm hạ lượng mỡ máu (cholesterol) ở chuột, gây niềm hy vọng có thể ngừa được bệnh tim mạch (CVD).[14]
Các nhà khoa học ở Đại học Cornell công bố bài báo cho rằng mực nước biển dâng sẽ làm cho ít nhất 1,4 tỷ người năm 2060 và 2 tỷ người năm 2100 phải thay đổi chỗ ở.[17]
1/9: Trung tâm laser electron tự do tia X châu Âu, một cơ sở nghiên cứu sử dụng các chùm laser electron tự do ở bước sóng cỡ tia X để nghiên cứu cấu trúc vật chất vi mô ở cấp độ nano mét và cấp độ nguyên tử chính thức được đưa vào vận hành.[20]
4/9: Các nhà thiên văn học Tomoharu Oka, Shiho Tsujimoto, Yuhei Iwata, Mariko Nomura & Shunya Takekawa thuộc Đại học Keio công bố nghiên cứu về việc phát hiện ra một lỗ đen có khối lượng gấp 100.000 lần khối lượng Mặt Trời nằm sau đám mây khí gần trung tâm Ngân Hà, được coi là lỗ đen lớn thứ hai quan sát thấy ở thiên hà của chúng ta.[21]