Lâm nghiệpLâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng. Khái niệm lâm nghiệpĐể đi đến khái niệm về ngành lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm[cần dẫn nguồn]:
Lịch sửNgay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống; rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại châu Âu, đánh dấu một xu hướng mới trong việc khai thác tái tạo tài nguyên rừng. Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng. Vai trò của các loại rừngLâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc"[cần dẫn nguồn]. Có thể tóm tắt một số vai trò chủ yếu sau: Vai trò cung cấp
Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
Vai trò xã hộiLà nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng Tham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lâm nghiệp. |