Lý Ông Trọng
Lý Ông Trọng (李翁仲), tên khác là Lý Thân, không rõ năm sinh năm mất, là một nhà quân sự người Việt hư cấu thời cổ đại được ghi nhận trong một số sách của Việt Nam và Trung Quốc. Theo truyền thuyết hay một số ghi chép ở Việt Nam, ông sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18), đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm. Còn theo truyền thuyết Trung Quốc, ông tên là Nguyễn Ông Trọng (阮翁仲), người vùng Nam Hải, thời Tần Thủy Hoàng Truyện kểTruyền thuyết Việt NamVào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa. Đến thời An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần. Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng". Năm 860, Cao Biền cho sửa sang lại đền thờ ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (làng Chèm ngày nay), tạc tượng gỗ, tôn xưng cho ông danh hiệu Lý hiệu úy[1]. Tư lệ Hiệu úy (tức Lý Ông Trọng) được phong tặng là Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại vương (威猛英烈輔信大王).
Theo sách Trung QuốcSách Từ Nguyên Trung Quốc ghi: "Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở cửa Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương". Theo Đại Việt Sử ký Toàn thưNăm 221 TCN (năm thứ 26 triều Tần Thủy Hoàng), nước Tần thôn tính cả sáu nước vùng Trung Nguyên và xưng Hoàng đế. Bấy giờ có người ở Từ Liêm, Giao Chỉ là Lý Ông Trọng người cao 2 trượng 3 thước, lúc ít tuổi đến hương ấp làm lực dịch, bị trưởng quan đánh, bèn bỏ sang nước Tần, làm quan đến chức Tư lệ Hiệu úy. Thủy Hoàng lấy được thiên hạ, bèn sai ông đem quân đóng giữ đất Lâm Thao (một huyện thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay), uy danh chấn động nước Hung Nô. Khi tuổi già về làng rồi chết. Thủy Hoàng cho ông là người kỳ lạ, đúc đồng làm tượng để ở cửa Tư Mã ở Hàm Dương, bụng tượng chứa được mấy chục người, ngầm lay thì chuyển động được, Hung Nô tưởng đó là Hiệu úy còn sống, không dám đến xâm phạm. Theo Việt điện u linhVương họ Lý tên Ông Trọng, người huyện Từ Liêm, mình cao hai trượng ba thước, khí chất đoan dũng khác người thường. Thiếu thời làm quan ở huyện ấp, bị quan Đô đốc đánh đòn, Vương than rằng:
Vương bèn chăm học, ngày tháng dùi mài, phát minh kinh sử, vào làm quan nhà Tần, làm chức Tư lệ hiệu úy. Đến lúc Tần Thủy Hoàng thôn tính thiên hạ, sai Vương đem binh trấn thủ Lâm Thao thì thanh danh chấn động Hung Nô. Thủy Hoàng lấy làm điềm tốt. Đến sau, Vương già cả về làng. Thủy Hoàng đúc tượng đồng, đặt ở ngoài cửa Tư mã Hàm cung; trong ruột tượng chứa được vài mươi người, mỗi khi sứ bốn phương đến, thầm khiến người vào trong ruột lay động pho tượng; Hung Nô thấy thế kinh sợ cho là Hiệu úy còn sống, bảo nhau không dám xâm phạm biên giới. Đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương qua làm Đô hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương, đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá, xanh rời cụm hoang, một mảnh nhàn vân phất phơ trên đám cỏ thôn hoa rụng. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế vương. Đến lúc Cao Biền đánh phá nước Nam Chiếu, Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu từ vũ tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp giống như thực mà đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết. Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu [1285, Trần Nhân Tông], sắc phong Anh Liệt Vương, đến bốn năm sau gia phong hai chữ Dũng Mãnh, năm Hưng Long thứ hai mươi [1312, Trần Anh Tông] gia phong Phụ Tín Đại Vương. Lời bình trong truyện
Tính xác thựcTrong Việt sử tiêu án, nhà sử học Ngô Thì Sĩ có chép lại và đánh giá truyền thuyết Lý Ông Trọng như sau:
Theo các phân tích Trung Quốc, tiểu sử của Nguyễn Ông Trọng (tên trong sách Trung Quốc) không được chính sử Trung Quốc ghi lại và các sách khác trước thời nhà Minh cũng hiếm khi nhắc đến, dù với chức vị và chiến công của ông thì lẽ ra phải được ghi chép rất cụ thể (giống như Vương Tiễn, Bạch Khởi, Mông Điềm...). Hơn nữa, câu truyện về Ông Trọng có nhiều chi tiết phi lý: Quận Lâm Thao (Cam Túc) khi đó chưa từng bị Hung Nô xâm phạm nên không thể có chuyện Ông Trọng giao chiến với Hung Nô tại đây. Chức vụ "Tư lệ hiệu úy" không có vào thời nhà Tần mà chỉ được thiết lập vào thời nhà Hán, và đây là chức quan văn chứ không phải quan võ. Vì thế, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng đây chỉ là truyền thuyết hư cấu do dân gian lưu truyền, nhằm giải thích một sự kiện có thật là Tần Thủy Hoàng đã cho đúc 12 bức tượng đồng khổng lồ có tên là "Ông Trọng" và đặt ở bên ngoài cổng Tư Mã của cung Hàm Dương[2]. Câu chuyện dân gian đã được lan truyền khắp nơi và lan sang Việt Nam, và sau nhiều thế kỷ (nhất là thời Bắc thuộc), nó đã được truyền bá rộng trong nhân dân Việt Nam và được đưa vào sách Lĩnh Nam chích quái[3]. Đền thờTruyền thuyết Việt Nam kể rằng: vua Tần sai lập đền thờ ông, nay là di tích Đình Chèm, được nhân dân trong vùng xưng tôn là Đức Thánh Chèm. Thực ra, đền thờ Lý Ông Trọng gọi là Đình Chèm chỉ được xây dựng từ thời Bắc thuộc (từ năm 603 đến năm 938) ở Thị Điềm, Thụy Phương (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Trong Đình có các bia đá ghi chép lại lịch sử và nhân vật, đồng thời thờ 2 pho tượng đồng lớn: một là của Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng, pho tượng còn lại là của bà vợ, hiệu Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung (con gái của Tần Thủy Hoàng). Di tích Đình còn nguyên vẹn, kiến trúc rất đẹp. Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch. Chú thích
Xem thêm
Liên kết ngoài |