Lũng Cú
Lũng Cú là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Địa lýXã Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía bắc, cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km, là điểm cực bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý:
Xã Lũng Cú có diện tích 33,96 km², dân số năm 2019 là 4.885 người[2], mật độ dân số đạt 144 người/km². Xã Lũng Cú có các dân tộc H'mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo. Hành chínhXã Lũng Cú được chia thành 9 thôn: Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn. Lịch sửTên gọi Lũng CúCó ý kiến cho rằng tên gọi đúng của Lũng Cú là Long Cổ (nghĩa là trống có hình rồng) hoặc Long Cư (nơi rồng ở).[4] Lũng Cú có thể có nghĩa là Thung Lũng Rồng. Chữ Lũng đọc theo âm Quảng Đông là "lung4" (龍) có nghĩa là Rồng. Còn chữ Cú đoc theo âm Quan Thoại là "gu3" (谷) có nghĩa là Thung Lũng. Chữ "gu3" âm đọc từa từa giữa 2 chữ củ và cũ của Việt Nam Đây là vùng đồi núi có nhiều thung lũng thành ra tên gọi là "Thung Lũng Rồng" có vẻ thích hợp hơn.[5] Lịch sửNgày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP[1][6] về việc thành lập xã Lũng Cú trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã xã Đồng Văn. Văn hóa - du lịchCột cờ Lũng CúCột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Cột cờ Lũng Cú đặt ở nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ cách huyện lỵ Đồng Văn 24 km, cách thành phố Hà Giang 154 km. Văn hóaTừ thành phố Hà Giang, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160 km tới thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40 km là đến Lũng Cú. Lũng Cú nằm ở khu vực có độ cao từ 1.600 m đến 1.800 m trên mực nước biển, khi vào mùa đông thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi. Trong số chín thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc với bên trái là Thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, bên phải là dòng sông Nho Quế - dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng, Vân Nam, Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).[5] Các dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Riêng dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải. Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống đồng lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn. Dự án khu du lịch tâm linh Lũng CúDự án này có vị trí nằm trong lòng Công viên Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO ghi danh trong danh mục "Công viên địa chất toàn cầu năm 2010". Nó được đề xuất sử dụng một phần diện tích đất thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích quốc gia Cột cờ Lũng Cú. Dự án Khu du lịch tâm linh Lũng Cú (thôn Thèn Pả) được Tập đoàn Phúc Lộc đầu tư xây dựng từ năm 2016. Theo quyết định được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt, dự án này có tổng diện tích quy hoạch hơn 56 ha, tổng mức đầu tư khoảng 889 tỷ đồng, bao gồm các công trình tâm linh; khu nhà khách; khu dịch vụ... Theo báo Giáo Dục Thời Đại "dự án này đang được các chủ đầu tư cố ý làm bừa mà không tuân theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như "không màng đến" các công văn nêu ý kiến lưu ý và cảnh báo của Bộ VH,TT&DL." [7] Hình ảnhChú thích
Tham khảo
|