Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Lật đổ chính phủ Ukraina 2014

Cách mạng Ukraina 2014
Một phần của Euromaidan
Đám đông tại Kiev vào ngày 21/02 sau khi thỏa hiệp hòa bình được ký
Ngày18 tháng 2 năm 2014 (2014-02-18) – 23 tháng 2 năm 2014 (2014-02-23) (5 ngày)[1][2][3]
Địa điểm
Công viên Mariinsky và đường Instytutska, Maidan Nezalezhnosti, Kiev, Ukraine

50°27′0″B 30°31′27″Đ / 50,45°B 30,52417°Đ / 50.45000; 30.52417
Nguyên nhân
  • Đụng độ vũ lực trong lúc những người biểu tình tuần hành về phía tòa nhà quốc hội[4]
Mục tiêu
Hình thứcBiểu tình, bạo loạn, bất tuân dân sự
Kết quả
  • Tổng thống Yanukovych bị lật đổ. Yanukovych bỏ trốn sang Nga.
  • Trở về hiến pháp vào khoảng thời gian 2004 cho tới 2010* Phóng thích Yulia Tymoshenko
  • Bãi bỏ luật về ngôn ngữ địa phương, kết quả là tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính thức duy nhất[5] (bị phủ quyết bởi Turchinov)[6]
  • Sa thải các bộ trưởng của chính phủ Azarov [5]
  • 50 viên chức cao cấp bị buộc tội đã tổ chức sát hại người biểu tình.[7]
  • Giải tỏa lực lượng đặc biệt Berkut
  • Biểu tình lớn tại Đông và Nam Ukraina phản đối chính phủ lâm thời ở Kiev
  • Giật sập các biểu tượng Xô Viết tại mọi nơi trong nước[8][9]
  • Bắt đầu Khủng hoảng Krym 2014 và lính Nga đổ bộ vào Krym
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Nhân vật thủ lĩnh
Arseniy Yatsenyuk
Vitali Klitschko
Oleh Tyahnybok
Petro Poroshenko
Yuriy Lutsenko
Oleksandr Turchynov
Yulia Tymoshenko
Andriy Parubiy
Andriy Sadovyi
Arsen Avakov
Dmytro Yarosh
Ruslana
Viktor Yanukovych
Serhiy Arbuzov
Vitaliy Zakharchenko
Oleksandr Yefremov
Andriy Klyuyev
Hennadiy Kernes
Mikhail Dobkin
Viktor Pshonka
Olena Lukash
Yuriy Boyko
Leonid Kozhara
Dmytro Tabachnyk
Số lượng
20,000–100,000+ protesters
7,000+ government forces[12]
Thương vong
Chết: 100[13]
Bị thương: 1,100+[14][15]
Bị bắt: 77[16]
Chết: 13[17]
Bị thương: 272[15]
Bị bắt: 67[18]
Chết: 102
Bị thương: 1221
Bộ Y tế Ukraina tổng cộng (11 03 @18:00 LST)[19]
Lật đổ chính phủ Ukraina 2014 trên bản đồ Kyiv
Lật đổ chính phủ Ukraina 2014
Vị trí trong Kyiv

Cuộc Lật đổ chính phủ Ukraina 2014 còn được gọi là cuộc Cách mạng Euromaidan, hay cuộc cách mạng Nhân phẩm theo cách gọi ở Ukraina (tiếng Ukraina: Революція гідності, Revoliutsiya hidnosti)[20]; đã diễn ra tại Ukraina vào tháng 2 năm 2014, khi một loạt các sự kiện bạo lực liên quan đến những người biểu tình Euromaidan, cảnh sát chống bạo loạn, và những "tay súng bắn tỉa" được khối Liên minh Mới thuê để bắn vào cả hai phía tại thủ đô Kiev nhằm kích động bạo lực [21]. Nó dẫn đến cuộc lật đổ Tổng thống Ukraina Viktor Fedorovych Yanukovych [22], và Yanukovych đã bỏ chạy sang Nga. Sau đó là một loạt các thay đổi trong hệ thống chính quyền Ukraina, trong đó có sự hình thành của một chính phủ lâm thời mới, khôi phục hiến pháp trước đây, và một cuộc bầu cử tổng thống trong vòng vài tháng sau đó.[23]

Cuộc lật đổ dẫn tới những cuộc biểu tình ở miền Đông và miền Nam Ukraina, nơi đa số dân cư là người gốc Nga. Những diễn biến sau đó đưa tới Bất ổn tại Ukraina năm 2014Khủng hoảng Krym 2014.

Diễn biến

Một thời kỳ tương đối yên bình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ đã chấm dứt một cách đột ngột vào ngày 18/02/2014, khi những người biểu tình và cảnh sát đụng độ lẫn nhau. Ít nhất 82 người đã chết vào vài ngày sau đó, bao gồm cả 13 người cảnh sát; hơn 1,100 người bị thương.[24]

Trụ sở chính của nhóm lãnh đạo Euromaidan ở tòa nhà công đoàn thương mãi Kiev.

Những cuộc nổi loạn bắt đầu ngày 18.02.2014 khi khoảng 20.000 người biểu tình Euromaidan ở Kiev tiến tới quốc hội Ukraina đòi khôi phục lại hiến pháp của Ukraina vào năm 2004 mà đã bị hủy bỏ bởi tòa án hiến pháp sau khi Viktor Fedorovych Yanukovych được bầu làm tổng thống vào năm 2010. Cảnh sát ngăn chặn đường tiến của họ. Cuộc đối đầu đã trở thành bạo lực; theo đài BBC, cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.[25]

Cảnh sát đã nổ súng, ban đầu với đầu đạn bằng nhựa và sau đó cả với đạn thường, cũng như dùng lựu đạn cay, mục đích là để đẩy lùi hàng ngàn người biểu tình, mà chống trả trở lại với vũ khí thô sơ, súng ống và cả thuốc nổ dã chiến. Những người biểu tình đã thành công đột nhập vào tổng hành dinh của đảng Khu vực và đốt cháy tòa nhà này. Cảnh sát đã xông vào khu trại chính của phe biểu tình tại Maidan Nezalezhnosti và tàn phá một phần của công trường.[25] Tòa nhà Công đoàn Thương mãi, tổng hành dinh Euromaidan, đã bị cháy. Các nhà bình luận chính trị cho là Ukraina đang ở trên bờ vực của một cuộc nội chiến.[26] Một vài vùng, trong đó có cả Lviv (tỉnh), tuyên bố độc lập với chính quyền trung ương.[27]

Ứng cử viên Tổng thống Ba Lan Janusz Korwin-Mikke, một nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) nhưng có quan điểm thân Nga và ủng hộ Vladimir Putin[28][29], phát biểu: "Maidan - đó là việc làm của chúng ta. Tại Nghị viện châu Âu, tôi ngồi cạnh Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet. Trong cuộc điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu (của Liên minh châu Âu - EU) Catherine Ashton, ông ta thừa nhận rằng người của chúng ta đã nổ súng tại Maidan, chứ không phải người của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay của cựu Tổng thống (Ukraine) Viktor Yanukovych... Chúng tôi làm điều đó để tranh thủ Washington"[30]

Có ý kiến cho rằng những người tham gia biểu tình và tiến hành những hành động quá khích đã được cung cấp tiền bởi những người không rõ danh tính và ngay từ ngày đầu Euromaidan, mỗi trưởng nhóm chống đối tích cực đều nhận được tiền thưởng.[31]

Kết cục là Tổng thống Yanukovych đã phải lưu vong tại Nga để tránh bị truy tố.[32][33] Cuộc đào tẩu này có sự trợ giúp từ Nga.[34]

Tham khảo

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên speaker
  2. ^ “Первый день после победы революции”. Grani.ru. ngày 23 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “The uprising in Kiev has apparently reached its conclusion”. Geopolitical Weekly. Stratfor. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Why is Ukraine in turmoil?”. BBC. ngày 20 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ a b Ukraine: Speaker Oleksandr Turchynov named interim president, BBC News (ngày 23 tháng 2 năm 2014)
  6. ^ “На отмену закона о региональных языках на Украине наложат вето” [The abolition of the law on regional languages in Ukraine veto]. Lenta (bằng tiếng Nga). RU. ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  7. ^ “Makhnitsky: Some 50 people to be charged with organizing killings of Ukrainians”. Kyivpost.com. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ “Monument to soldiers who died liberating Ukraine from Nazis toppled (PHOTOS, VIDEO)”. RT. ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “First the president, now Lenin: Stunning map reveals 100 statues of Soviet leader have been toppled in Ukraine”. Daily Mail. ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ “К сегодняшнему расстрелу митингующих может иметь отношение подразделение "Альфа" СБУ” [By now in massacre of protesters may have relation unit "Alpha" SBU]. Zerkalo Nedeli (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ “EuroMaidan ralles in Ukraine (20 Jan updates)”. Kyiv Post. ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  12. ^ Interview with Bohoslovska. Hromadske TV. 18–ngày 19 tháng 2 năm 2014
  13. ^ “Ukraine Health Ministry: Kyiv unrest death toll reaches 100”. Kyiv Post. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014.
  14. ^ “МОЗ: З початку сутичок померло 28 людей”. Ukrayinska Pravda (bằng tiếng Ukraina). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ a b “Police advance on EuroMaidan at night after government ultimatum”. Kyiv Post. ngày 18 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  16. ^ “В полоні МВС: затримано 77 активістів, в'язниця загрожує 40 з них”. Ukrayinska Pravda. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  17. ^ Dassanayake, Dion. “Ukraine protests: Death toll rises as police and protestors clash after truce collapses | World | News | Daily Express”. Express.co.uk. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  18. ^ “Police held hostage by protesters in Kiev: interior ministry”. Chicago Tribune. ngày 19 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ “Information about the victims of clashes in the center of Kyiv”. Ministry of Healthcare. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  20. ^ Yuriy Shveda (Department of Political Science, Lviv National Ivan Franko University, Lviv, Ukraine); Joung Ho Park (Korea Institute for International Economic Policy (KIEP), Sejong, Republic of Korea) (30 tháng 4 năm 2014). “Ukraine's revolution of dignity: The dynamics of Euromaidan”. sciencedirect. Truy cập 18 tháng 5 năm 2016. line feed character trong |author2= tại ký tự số 14 (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ Ukraine: Update On Kiev Sniper Report. Worldview Stratfor, 5/05/2014. Truy cập 06/01/2019.
  22. ^ Viktory for the blue camp economist.com, published ngày 11 tháng 2 năm 2010, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016
  23. ^ Damien McElroy (ngày 23 tháng 2 năm 2014). “Ukraine revolution: live – Ukraine's president has disappeared as world awakes to the aftermath of a revolution”. The Daily Telegraph.
  24. ^ “Ukraine Violence Leaves at Least 10 Dead”. ABC News. ngày 18 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2014.
  25. ^ a b “Ukraine police storm main Kiev protest camp”. BBC News. ngày 18 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2014.
  26. ^ Matthews, Owen (ngày 19 tháng 2 năm 2014). “Ukraine: Heading for Civil War”. Newsweek. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  27. ^ {{chú thích web|author =Gianluca Mezzofiore
  28. ^ Bachrynowski: Between Europe and Russia. 2015, trang 135.
  29. ^ "Ukraine is Poland's true enemy" - Polish politician and renowned Putin supporter”. Ukraine today. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  30. ^ “Lộ mật lò đào tạo xạ thủ bắn người biểu tình Ukraine”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  31. ^ “Người Ukraine được trả tiền để biểu tình bạo lực trước cửa Quốc hội Báo Giao thông”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  32. ^ “Tổng thống Ukraine Yanukovich đã chạy trốn sang Nga?”. Báo đời sống & pháp luật Online. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2016. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  33. ^ “Thế giới 24h: Tổng thống Ukraine "chạy trốn"? - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  34. ^ “TT Putin thừa nhận giúp cựu TT Ukraine Yanukovych chạy trốn”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya