Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Lịch Armenia

Phân loại
Dùng rộng rãi
Dùng hạn hẹp
Các kiểu lịch
Các biến thể của Cơ đốc giáo
Lịch sử
Theo chuyên ngành
Đề xuất
Hư cấu
Trưng bày

ứng dụng
Đặt tên năm
và đánh số
Thuật ngữ
Hệ thống
Danh sách List of calendars
Thể loại Thể loại

Lịch Armenia là loại lịch truyền thống của Armenia. Nó là một kiểu dương lịch dựa trên mô hình lịch Ai Cập cổ đại, có số ngày không đổi là 365 mà không có bất kỳ quy tắc năm nhuận nào. Kết quả là, sự tương ứng giữa nó và lịch Gregory bị thay đổi chậm theo thời gian. Một vài nguồn tham khảo cho rằng tháng đầu tiên của năm, Nawasardi, tương ứng với sự khởi đầu của mùa xuânBắc bán cầu, nhưng điều này chỉ đúng cho giai đoạn từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 12. Năm mới Armenia thứ 1458 (trong năm 2008 theo lịch Gregory) rơi vào ngày 26 tháng 7 lúc 1:52 AM theo giờ chuẩn Đông Âu.

Mỗi năm trong lịch Armenia bao gồm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cộng với 5 ngày dư (epagomenê) không thuộc vào tháng nào. Các ngày của mỗi tháng nói chung được đặt tên gọi chứ không đánh số thứ tự.

Các năm được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Armenia ԹՎ t’v, một kiểu viết tắt cho t’vin "trong năm", tiếp theo là 1 tới 4 chữ cái của bảng chữ cái Armenia, mỗi chữ đại diện cho một con số Armenia. Ví dụ, "trong năm 1455" sẽ được viết như sau ԹՎ ՌՆԾԵ.

Các tên gọi cho tháng trong lịch Armenia chỉ ra ảnh hưởng của lịch Zoroaster, và, như Antoine Meillet nhận xét, ảnh hưởng Kartvelia (Nam Kavkaz) trong 2 trường hợp. Tồn tại các hệ thống khác nhau để chuyển tự các tên gọi; các dạng dưới đây lấy theo Calendrical Calculations: The Millennium Edition của Dershowitz và Reingold.

1. Nawasardi (tiếng Avesta *nava sarəδa "năm mới")
2. Hor̄i (từ tiếng Gruzia ori "hai")
3. Sahmi (từ tiếng Gruzia sami "ba")
4. Trē (Zoroaster Tïr)
5. K’ałoch ("tháng thu hoạch"; Zoroaster Amerōdat̰)
6. Arach`
7. Mehekani (từ tiếng Iran *mihrakāna; Zoroaster Mitrō)
8. Areg ("tháng mặt trời"; Zoroaster Āvān)
9. Ahekani (Zoroaster Ātarō)
10. Mareri (có lẽ từ tiếng Avesta maiδyaīrya "giữa năm"; Zoroaster Dīn)
11. Margach (Zoroaster Vohūman)
12. Hrotich (từ chữ Pahlavi *fravartakān "những ngày dư thừa"; Zoroaster Spendarmat̰)

Trong lịch Armenia, người ta dùng các tên gọi cho các ngày của tháng thay vì đánh số chúng, một sự khác lạ cũng thấy trong lịch Avesta. Ảnh hưởng Zoroaster được ghi nhận trong ít nhất là 5 tên gọi. Các tên gọi là:

  1. Areg "mặt trời"
  2. Hrand
  3. Aram
  4. Margar "nhà tiên tri"
  5. Ahrank’ "bán cháy"
  6. Mazdeł
  7. Astłik "Kim tinh"
  8. Mihr (Mithra)
  9. Jopaber
  10. Murç "thắng lợi"
  11. Erezhan "ẩn dật"
  12. Ani
  13. Parxar
  14. Vanat
  15. Aramazd (Ahura Mazda)
  16. Mani "khởi đầu"
  17. Asak "không có khởi đầu"
  18. Masis (Đỉnh Ararat)
  19. Anahit (Anahita)
  20. Aragac
  21. Gorgor
  22. Kordi (một khu vực thuộc Armenia cổ đại, được coi là quê hương của người Kurd.)
  23. Cmak "gió đông"
  24. Lusnak "bán nguyệt"
  25. C̣rōn "tán sắc"
  26. Npat (Apam Napat)
  27. Vahagn (Zoroaster Vahrām, tên gọi của ngày thứ 20)
  28. Sēin "núi"
  29. Varag
  30. Gišeravar "ngôi sao chiều".

Năm ngày dư thừa được gọi là Aveleac̣ "thừa, không cần thiết".

Trước khi vay mượn lịch Ai Cập, người Armenia cổ đại có loại âm lịch dựa trên tháng âm lịch 28 ngày.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tài liệu

  • Jost Gippert, Old Armenian and Caucasian Calendar Systems (Các hệ thống lịch Armenia và Kavkaz cổ đại) trong báo cáo thường niên của Hiệp hội nghiên cứu Kavkaz, số 1, năm 1989, trang 3-12. pdfhtm
  • Louis H. Gray, On Certain Persian and Armenian Month-Names as Influenced by the Avesta Calendar (Về các tên gọi tháng Ba Tư và Armenia nhất định chịu ảnh hưởng của lịch Avesta), Tạp chí của Hiệp hội Đông phương học Hoa Kỳ (1907)
  • Edouard Dulaurier, Recherches sur la chronologie arménienne technique et historique (1859), tái bản năm 2001, ISBN 978-0543966476.
  • V. Bănăţeanu, Le calendrier arménien et les anciens noms des mois, trong: Studia et Acta Orientalia, số 10, năm 1980, trang 33-46
  • P'. Ingoroq'va, Jvel-kartuli c'armartuli k'alendari (Lịch đa thần Gruzia cổ), trong: Sakartvelos muzeumis moambe (Thông điệp của viện bảo tàng Gruzia), số 6, 1929-1930, trang 373-446 và số 7, 1931-1932, trang 260-336
  • K'. K'ek'elije, Jveli kartuli c'elic'adi (Năm Gruzia cổ), trong: St'alinis saxelobis Tbilisis Saxelmc'ipo Universit'et'is šromebi (Thuyết trình của Đại học Tổng hợp Tbilisi mang tên Stalin) số 18, năm 1941, tái bản trong Et'iudebi jveli kartuli lit'erat'uris ist'oriidan (Nghiên cứu lịch sử văn học Gruzia cổ đại) của tác giả, số 1, năm 1956, trang 99-124.
Kembali kehalaman sebelumnya