4-O-β-D-Galactopyranosyl-β-D-fructofuranose OR (2S,3R,4S,5R,6R)-2-((2R,3S,4S,5R)-4,5-Dihydroxy-2,5-bis(hydroxymethyl)tetrahydrofuran-3-yloxy)-6-(hydroxymethyl)tetrahydro-2H-pyran-3,4,5-triol
Lactulose được dùng qua đường uống để điều trị táo bón và qua đường uống hoặc trực tràng để điều trị bệnh não gan.[4] Thuốc thường bắt đầu có tác dụng sau 8–12 giờ, nhưng có thể mất đến 2 ngày để cải thiện tình trạng táo bón.[1][2] Tác dụng phụ thường gặp của lactulose bao gồm đầy hơi, chuột rút bụng cũng như mất cân bằng điện giải do tiêu chảy. Chưa ghi nhận tác hại của loại đường này đối với thai nhi khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.[4] Nhìn chung, lactulose được coi là an toàn trong thời kỳ cho con bú.[6]
Lactulose là một disaccharide được hình thành từ một phân tử của mỗi loại monosaccharide là fructose và galactose. Lactulose thường không xuất hiện trong sữa thô, nhưng nó vẫn có thể xuất hiện trong sữa dưới dạng sản phẩm của quá trình nhiệt:[13] nhiệt độ càng cao, lượng chất này trong sữa càng lớn (từ 3,5 mg/L trong sữa thanh trùng ở nhiệt độ thấp đến 744 mg/L trong sữa tiệt trùng trong bao bì).[14]
Lactulose được sản xuất thương mại bằng cách đồng phân hóa lactose. Người ta có thể sử dụng nhiều điều kiện phản ứng và chất xúc tác khác nhau cho quá trình.[15]
Tham khảo
^ abKarwacki MW (2006). “Gastrointestinal Symptoms”. Trong Goldman A, Hain R, Liben S (biên tập). Oxford textbook of palliative care for children (ấn bản thứ 2). Oxford: Oxford University Press. tr. 352. ISBN9780198526537. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
^ abHogue VW, McKoy-Beach YB (2006). “Constipation and diarrhea”. Trong Helms RA (biên tập). Textbook of therapeutics : drug and disease management (ấn bản thứ 8). Philadelphia, Pa. [u.a.]: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1310. ISBN9780781757348. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
^ abHamilton RJ (2013). “Gastroenterology”. Tarascon pocket pharmacopoeia : 2013 classic shirt-pocket edition (ấn bản thứ 27). Burlington, Ma.: Jones & Bartlett Learning. tr. 111. ISBN9781449665869. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
^ abcd“Lactulose”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
^Schumann C (tháng 11 năm 2002). “Medical, nutritional and technological properties of lactulose. An update”. European Journal of Nutrition. 41 (Suppl 1): I17–I25. doi:10.1007/s00394-002-1103-6. PMID12420112. S2CID20487660.
^World Health Organization (2023). The selection and use of essential medicines 2023: web annex A: World Health Organization model list of essential medicines: 23rd list (2023). Geneva: World Health Organization. hdl:10665/371090. WHO/MHP/HPS/EML/2023.02.