Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Lotus F1 Team

Lotus
Tên đầy đủLotus F1 Team
Trụ sởEnstone, Oxfordshire, Anh
Nhân viên nổi tiếngJames Allison
Éric Boullier
Matthew Carter
Nick Chester
Federico Gastaldi
Ayao Komatsu
Gérard Lopez
Eric Lux
Alan Permane
Andy Ruhan
Mike Elliot
Dirk de Beer
Martin Tolliday
Jarrod Murphy
Naoki Tokunaga
Tay đua nổi tiếngPhần Lan Kimi Räikkönen
Pháp Romain Grosjean
Bỉ Jérôme d'Ambrosio
Phần Lan Heikki Kovalainen
Venezuela Pastor Maldonado
Tên cũLotus Renault GP
Tên mớiRenault Sport F1 Team
Thành tích tại Công thức 1
Chặng đua đầu tiênGiải đua ô tô Công thức 1 Úc 2012
Số chặng đua đã tham gia77
Động cơRenault, Mercedes
Vô địch hạng mục đội đua0 (Thành tích tốt nhất: Hạng 4, 2012 & 2013)
Vô địch hạng mục tay đua0
Chiến thắng2
Số lần lên bục trao giải25
Tổng điểm706
Vị trí pole0
Vòng đua nhanh nhất5
Chặng đua cuối cùng/gần nhấtGiải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi 2015

Lotus F1 Team là một đội đua Công thức 1 cũ có trụ sở ở Vương quốc Anh được đầu tư bởi công ty Genii Capital của Luxembourg. Đội đã thi đấu dưới tên gọi này trong Công thức 1 từ năm 2012 đến 2015 và kế tiếp từ đội đua Renault trước đây. Đội không liên quan gì đến đội đua cũ Team Lotus từ năm 1958 đến năm 1994[1], Team Lotus Racing được Malaysia cấp phép (tức là đội đua Caterham F1 cũ), mặc dù đội đó cũng sử dụng cái tên Team Lotus vào năm 2011. Sau khi Lotus gặp khó khăn về kinh tế vào năm 2015, Renault đã mua lại đội vào tháng 12 năm 2015[2]. Kể từ năm 2016 trở đi, đội thi đấu với tư cách là đội đua Công thức 1 đại diện cho hãng xe hơi Renault.

Lịch sử

Sử dụng động cơ Renault (2012-2014)

2012: Mùa giải thành công đầu tiên của đội

Vào giải đua xe Công thức 1 2012, đội tham gia Công thức 1 với tên gọi Lotus F1 Team. Cặp tay đua chính của đội trong mùa giải này bao gồm Kimi Räikkönen, người trở lại Công thức 1 sau hai năm nghỉ thi đấu và Romain Grosjean. Chiếc xe đua của đội là Lotus E20 với động cơ Renault.

Vào đầu mùa giải, đội đã tham gia vào một cuộc phản đối việc sử dụng đuôi xe trên chiếc xe Mercedes F1 W03 của đội đua Mercedes AMG. Sau đó, bộ phận đó được gọi là 'đuôi xe hình ống dẫn F' hoặc 'hệ thống DRS kép'[3]. Cuộc tranh chấp đó đã không được giải quyết cho đến chặng đua thứ ba ở Trung Quốc khi những người quản lý cuộc đua bác bỏ phản đối chính thức của đội[4]. Đội đã không kháng cáo quyết định này.

Lotus đã khởi đầu mùa giải một cách mạnh mẽ với Grosjean xuất phát ở vị trí thứ 3 tại Úc nhưng các sự cố ở vòng đầu tiên ở Úc và Malaysia đã làm lỡ cơ hội giành điểm đầu tiên của anh ta. Ở Trung Quốc, Räikkönen đang ở vị trí thứ nhì cho đến khi lốp xe bị hỏng khiến anh rơi khỏi vị trí tính điểm. Ở giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain, Lotus giành được bục podium đầu tiên của mùa giải với Räikkönen về đích rất gần với người chiến thắng của cuộc đua là Vettel và Grosjean ở vị trí thứ 3. Ở Monaco, Grosjean dính vào một sự cố khác ở vòng đua đầu tiên nhưng ở Canada, anh thực hiện chiến lược một stint một cách hoàn hảo để giành vị trí thứ nhì. Đó cũng chính là thành tích tốt nhất trong sự nghiệp Công thức 1 của anh ấy. Tại chặng đua sau đóValencia, Grosjean đang ở vị trí thứ nhì cho đến khi một sự cố kỹ thuật khiến anh phải bỏ cuộc. Mặc dù vậy, Räikkönen đã giành vị trí thứ nhì tiếp theo trên bục podium.

Tại các chặng đua tiếp theo ở Đức, HungaryBỉ, Räikkönen đã 3 lần lên bục liên tiếp. Ở Hungary, Räikkönnen và Grosjean có một cuộc đọ sức giữa các đội sau vòng đổi lốp. Cuối cùng, Räikkönen về đích ở vị trí thứ 2 với Grosjean về thứ 3 trên bục podium. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ 2012, Grosjean đã tham gia vào một vụ chồng chất nhiều ô tô bắt đầu cuộc đua, dẫn đến việc anh ta, Lewis Hamilton, Fernando AlonsoSergio Pérez đều phải bỏ cuộc[5]. Sau cuộc đua, Grosjean bị cấm thi đấu một chặng đua tiếp theo ở Monza. Anh đã được thay thế cho cuộc đua cuối tuần bởi tay đua dự bị người Bỉ Jérôme d'Ambrosio. Sau khi suýt giành chiến thắng ở Bahrain, Räikkönen đã mang về chiến thắng đầu tiên cho đội ở giải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi. Đây cũng là chiến thắng trong cuộc đua đầu tiên của anh ta sau khi trở lại Công thức 1. Sau khi về đích ở vị trí tính điểm 19 trong số 20 cuộc đua và đạt được 7 lần lên bục podium (bao gồm cả chiến thắng ở Abu Dhabi), Räikkönen đã đứng thứ 3 trong BXH các tay đua với Lotus đứng thứ 4 trong BXH các đội đua chung cuộc.

2013: Nối tiếp thành công của năm 2012

Nicolas Prost lái xe của Lotus F1 Team trong sự kiện tay đua trẻ của Công thức 1

Vào mùa giải 2013, Räikkönen và Grosjean tiếp tục ở lại đội và Lotus E21 là chiếc xe đua của mùa giải này. Räikkönen giành chiến thắng trong chặng đua mở màn của mùa giải ở Úc và về nhì trong sáu cuộc đua khác và hạng ba trong một cuộc đua. Thêm vào đó, Grosjean cán đích một lần ở vị trí thứ hai và năm lần ở vị trí thứ ba. Đội ghi được 315 điểm trong suốt mùa giải và giống như năm ngoái, đội đứng thứ tư trong bảng xếp hạng các tay đua. Bất chấp màn trình diễn xuất sắc của đội, đội đã gặp phải khó khăn kinh tế và Räikkönen đã thông báo vào tháng 9 năm 2013 rằng anh sẽ quay lại đội Ferrari cũ của mình cho mùa giải tới. Sau cuộc phẫu thuật lưng, anh đã được thay thế trong hai chặng đua cuối cùng của mùa giải bởi người đồng hưong Heikki Kovalainen, người đã không thể ghi điểm cho đội.

2014: Sa sút

Trong mùa giải 2014, cặp tay đua chính của đội bao gồm Pastor Maldonado từ Williams[6], và Romain Grosjean. Chiếc xe của đội trong mùa giải này là Lotus E22, được thiết kế bởi Nick Chester và Martin Tolliday. Giống như Red Bull, Toro Rosso và Caterham, đội cũng sử dụng động cơ hybrid của Renault (Renault Energy F1 2014). Các buổi thử nghiệm trước mùa giải cho thấy Renault gặp vô số vấn đề trong khu vực lái. Các tay đua của Lotus chỉ có thể thực hiện một vài vòng thử nghiệm. Các vấn đề tiếp tục xảy ra ở cuộc đua đầu tiên của mùa giải ở Úc. Tại vòng phân hạng ở Melbourne, Maldonado đã không thể lập thời gian do sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, anh đã được phép tham gia cuộc đua vì anh đã lập được thời gian dưới 107 phần trăm thời gian pole trong buổi tập thứ ba. Đội chỉ về đích trong top 10 ba lần trong suốt mùa giải và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 8 với 10 điểm.

Sử dụng động cơ Mercedes trong mùa giải cuối cùng (2015)

Romain Grosjean lái cho Lotus F1 Team vào năm 2015

Vào mùa giải 2015, Lotus đã thay đổi hãng cung cấp động cơ. Thay vì động cơ Renault, Lotus sử dụng động cơ Mercedes và trở thành đội khách hàng thứ ba của Mercedes cùng với WilliamsForce India[7]. Romain Grosjean và Pastor Maldonado tiếp tục ở lại đội.

Trong suốt mùa giải này, có tin báo rằng Renault sắp tiếp quản đội đua. Các nhà quản lý của Lotus và Renault đã xác nhận rằng các cuộc đàm phán diễn ra về vấn đề này. Tuy nhiên, một thỏa thuận ban đầu dự kiến ​​cho mùa hè năm 2015 đã không thành hiện thực. Bất chấp những khó khăn kinh tế, kết quả của đội tốt hơn rất nhiều so với năm ngoái. Mặc dù Lotus là đội yếu nhất trong nhóm khách hàng của Mercedes, nhưng đội đã có thể tăng số điểm từ 10 lên 78 so với năm trước và sau khi mùa giải kết thúc, đội đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các tay đua. Đội lấy được điểm trong 15 chặng đua của mùa giải và kết quả tốt nhất của đội là vị trí thứ ba của Grosjean ở Bỉ.

Ngay cả khi mùa giải 2015 kết thúc, tương lai của đội ban đầu vẫn chưa rõ ràng. Trong suốt mùa giải, Renault đã thanh toán các hóa đơn chưa thanh toán của đội và theo các nhà quản lý của Lotus, các kỹ thuật viên của Renault đã làm việc tại nhà máy Lotus ở Enstone kể từ tháng 10 năm 2015. Tuy nhiên, vẫn chưa có thỏa thuận nào về việc Renault gia nhập. Ngay sau khi mùa giải kết thúc, Renault đã chính thức xác nhận việc tiếp quản đội. Theo báo cáo phương tiện truyền thông, lý do chính cho việc xác nhận liên tục bị hoãn là do Renault không thể đồng ý với Bernie Ecclestone về các khoản thanh toán tiền thưởng trong một thời gian dài vì những khoản này vượt quá các khoản thanh toán đã thỏa thuận với đội theo hợp đồng Concorde[8]. Renault đã mua 90% cổ phần của đội đua thông qua công ty con Grigny ở Anh chỉ với 1 bảng Anh[9].

Thống kê tổng thể

Mùa giải Xe đua Động cơ Hãng lốp Tay đua 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tổng điểm Vị trí trong BXH
2012 E20 Renault RS27-2012 2.4 V8 P AUS MAL CHN BHR ESP MON CAN EUR GBR GER HUN BEL ITA SIN JPN KOR IND ABU USA BRA 303 4
Phần Lan Kimi Räikkönen 7 5F 14 2 3 9 8 2 5F 3 2 3 5 6 6 5 7 1 6 10
Pháp Romain Grosjean Ret Ret 6 3 4F Ret 2 Ret 6 18 3 Ret EX 7 19 7 9 Ret 7 Ret
Bỉ Jérôme d'Ambrosio 13
2013 E21 Renault RS27-2013 2.4 V8 P AUS MAL CHN BHR ESP MON CAN GBR GER HUN BEL ITA SIN KOR JPN IND ABU USA BRA 315 4
Phần Lan Kimi Räikkönen 1F 7 2 2 2 10 9 5 2 2 Ret 11 3 2 5 7F Ret
Phần Lan Heikki Kovalainen 14 14
Pháp Romain Grosjean 10 6 9 3 Ret Ret 13 19 3 6 8 8 Ret 3 3 3 4 2 Ret
2014 E22 Renault Energy F1-2014 1.6 V6 t P AUS MAL BHR CHN ESP MON CAN AUT GBR GER HUN BEL ITA SIN JPN RUS USA BRA ABU 10 8
Pháp Romain Grosjean Ret 11 12 Ret 8 8 Ret 14 12 Ret Ret Ret 16 13 15 17 11 17 13
Venezuela Pastor Maldonado Ret Ret 14 14 15 DNS Ret 12 17 12 13 Ret 14 12 16 18 9 12 Ret
2015 E23 Hybrid Mercedes PU106B Hybrid 1.6 V6 t P AUS MAL CHN BHR ESP MON CAN AUT GBR HUN BEL ITA SIN JPN RUS USA MEX BRA ABU 78 6
Pháp Romain Grosjean Ret 11 7 7 8 12 10 Ret Ret 7 3 Ret 13 7 Ret Ret 10 8 9
Venezuela Pastor Maldonado Ret Ret Ret 15 Ret Ret 7 7 Ret 14 Ret Ret 12 8 7 8 11 10 Ret
Chú thích:
  • – Tay đua không hoàn thành chặng đua nhưng được xếp hạng vì hoàn thành trên 90% cuộc đua.

Chú thích cho bảng điểm trên:

Chú thích
Màu Ý nghĩa
Vàng Chiến thắng
Bạc Hạng 2
Đồng Hạng 3
Xanh lá Các vị trí ghi điểm khác
Xanh dương Được xếp hạng
Không xếp hạng, có hoàn thành (NC)
Tím Không xếp hạng, bỏ cuộc (Ret)
Đỏ Không phân hạng (DNQ)
Đen Bị loại khỏi kết quả (DSQ)
Trắng Không xuất phát (DNS)
Chặng đua bị hủy (C)
Không đua thử (DNP)
Loại trừ (EX)
Không đến (DNA)
Rút lui (WD)
Không tham gia (ô trống)
Ghi chú Ý nghĩa
P Giành vị trí pole
Số mũ
cao
Vị trí giành điểm
tại chặng đua nước rút
F Vòng đua nhanh nhất


Tham khảo

  1. ^ “Renault übernimmt: Marke Lotus wird verschwinden / Formel 1 - SPEEDWEEK.COM”. www.speedweek.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ “Renault übernimmt Lotus: Werks-Comeback endlich offiziell!”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Mercedes F1 team's rear wing concept deemed legal by FIA”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Lotus protest against Mercedes wing rejected by FIA”.
  5. ^ “Gallery: The spectacular crash at the start of 2012 Belgian GP”. au.motorsport.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Hasenbichler, Kerstin (29 tháng 11 năm 2013). “Offiziell: Lotus bestätigt Maldonado - Formel 1”. Motorsport-Magazin.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “Wechsel perfekt: Lotus steigt von Renault auf Mercedes um”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ “Renault übernimmt Lotus: Werks-Comeback endlich offiziell!”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ “Lotus-Übernahme: Renault zahlte nur ein Pfund”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya