Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Mã An Sơn

Mã An Sơn
马鞍山
Maanshan
—  Địa cấp thị  —
Vị trí trong tỉnh An Huy
Vị trí trong tỉnh An Huy
Mã An Sơn trên bản đồ Thế giới
Mã An Sơn
Mã An Sơn
Tọa độ (chính quyền đô thị Mã An Sơn): 31°40′8″B 118°30′25″Đ / 31,66889°B 118,50694°Đ / 31.66889; 118.50694
Quốc giaCHND Trung Hoa
TỉnhAn Huy
Cấp huyện6
Cấp hương49
Trị sởVũ Sơn
Chính quyền
 • Bí thưZheng Weiwen (郑为文)
 • Chủ tịchZhang Xiaolin (张晓麟)
Diện tích
 • Địa cấp thị4.042 km2 (1,561 mi2)
 • Đô thị340 km2 (130 mi2)
 • Vùng đô thị1.686 km2 (651 mi2)
Dân số (ĐTDS 2010)
 • Địa cấp thị2.202.899
 • Mật độ550/km2 (1,400/mi2)
 • Đô thị741.531
 • Mật độ đô thị2,200/km2 (5,600/mi2)
 • Vùng đô thị1.366.302
 • Mật độ vùng đô thị810/km2 (2,100/mi2)
Múi giờUTC+8
Mã bưu chính243000
Mã điện thoại555
Mã ISO 3166CN-AH-05
Thành phố kết nghĩaHamilton, Tlalnepantla
GDP¥136,5 tỷ (2015)
GDP trên đầu ngườiUS$9.834 (2015)
Biển số xe皖E

Mã An Sơn hay Mã Yên Sơn (chữ Hán giản thể: 马鞍山市, bính âm: Mǎ'ānshān Shì, Hán Việt: Mã An Sơn thị) là một địa cấp thị của tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mã An Sơn có diện tích 4049 km², dân số 2,3 triệu người vào năm 2011.[1]

Phân chia hành chính

Về mặt hành chính, địa cấp thị Mã An Sơn được chia thành các đơn vị hành chính gồm 3 quận, 3 huyện. Sau khi địa cấp thị Sào Hồ bị giải thể vào năm 2011, hai huyện Hàm San và Hòa được chuyển sang địa cấp thị Mã An Sơn

Bản đồ Mã An Sơn

Địa lý và khí hậu

Nam hồ tại Vũ Sơn.

Bao quanh là các đồi núi thấp (tên gọi của địa cấp thị này nghĩa đen là "núi yên ngựa"), Mã An Sơn không bị ô nhiễm như các thành phố sản xuất sắt thép lớn khác của Trung Quốc, do các chính sách môi trường do chính quyền địa phương thực hiện, nên nó được công nhận là một trong "mười đô thị xanh của Trung Quốc".

Khí hậu của đô thị này là tương tự như các thành phố khác trong đồng bằng Trường Giang, với độ ẩm thấp hơn làm cho mùa hè và mùa đông ở đây không quá khắc nghiệt. Khu vực này thường xuyên có mưa rào trong tháng 7 và tháng 8.

Ghềnh đá Thái Thạch (采石矶, 采石磯, Thái Thạch ki), nơi diễn ra trận chiến nổi tiếng trong Chiến tranh Tống-Kim nằm ở tây nam thành phố, được coi là tốt nhất trong số 3 ghềnh đá nhô ra trên sông Dương Tử.[2] Đình Thái Bạch là một trong bốn đình nổi tiếng dọc theo sông Dương Tử. Khu phong cảnh Thái Thạch là điểm du lịch quốc gia Trung Quốc, với sự kết hợp các phong cảnh tự nhiên và nhân tạo.

Dữ liệu khí hậu của Mã An Sơn (1981−2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 7.3
(45.1)
9.5
(49.1)
14.3
(57.7)
20.8
(69.4)
26.4
(79.5)
29.2
(84.6)
32.4
(90.3)
31.8
(89.2)
27.8
(82.0)
22.6
(72.7)
16.3
(61.3)
10.0
(50.0)
20.7
(69.2)
Trung bình ngày °C (°F) 3.2
(37.8)
5.4
(41.7)
9.7
(49.5)
16.0
(60.8)
21.5
(70.7)
25.1
(77.2)
28.5
(83.3)
27.7
(81.9)
23.5
(74.3)
18.0
(64.4)
11.6
(52.9)
5.6
(42.1)
16.3
(61.4)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 0.1
(32.2)
2.1
(35.8)
6.0
(42.8)
11.8
(53.2)
17.3
(63.1)
21.6
(70.9)
25.3
(77.5)
24.6
(76.3)
20.2
(68.4)
14.3
(57.7)
7.9
(46.2)
2.1
(35.8)
12.8
(55.0)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 47.9
(1.89)
56.7
(2.23)
92.0
(3.62)
90.0
(3.54)
98.3
(3.87)
165.3
(6.51)
202.5
(7.97)
144.5
(5.69)
66.3
(2.61)
57.9
(2.28)
59.8
(2.35)
32.8
(1.29)
1.114
(43.85)
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 74 73 72 71 71 76 79 81 78 74 73 71 74
Nguồn: Cục Khí tượng Trung Quốc[3]

Kinh tế

Ngành công nghiệp chính tại địa cáp thị này là công nghiệp gang thép, với Công ty TNHH Cổ phần Gang thép Mã An Sơn (马鞍山钢铁股份有限公司) sử dụng phần lớn lực lượng lao động tại đây.

Mã An Sơn được xếp hạng số 1 về đầu tư sản xuất và GDP đứng thứ 4 tại tỉnh An Huy, sau Hợp Phì, An KhánhVu Hồ. Dân số Mã An Sơn xếp thứ 16 trong tỉnh và GDP trên đầu người năm 2017 đạt CNY 76.835 đứng thứ 3 trong tỉnh.

Economist Intelligence Unit trong 2010 Access China White Paper, một hồ sơ kinh tế về 20 thành phố mới nổi hàng đầu tại Trung Quốc, đã xếp Mã An Sơn làm thành viên của CHAMPS (viết tắt tiếng Anh của Chongqing, Hefei, Anshan, Ma'anshan, Pingdingshan, Shenyang; tức là Trùng Khánh, Hợp Phì, An Sơn, Mã An Sơn, Bình Đỉnh SơnThẩm Dương).[4]

Tham khảo

  1. ^ “行政区划”. 马鞍山市人民政府. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ 长江三大名矶 [Trường Giang tam đại danh ki]. 博雅旅游分享网 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2017. 采石矶,又名牛渚矶,居我国著名的“长江三矶”之首. |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp); |script-website= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)
  3. ^ 中国气象数据网 - WeatherBk Data (bằng tiếng Trung). Cục Khí tượng Trung Quốc. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020. |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)
  4. ^ “The rise of the 'CHAMPS' - New report maps business opportunity in China's fastest growing cities”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya