Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Naso lopezi

Naso lopezi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Acanthuridae
Chi (genus)Naso
Loài (species)N. lopezi
Danh pháp hai phần
Naso lopezi
Herre, 1927

Naso lopezi là một loài cá biển thuộc chi Naso trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1927.

Từ nguyên

Loài cá này được đặt theo tên của G. A. Lopez, người thu thập mẫu vật của Cục Khoa học Philippines[2]. Không rõ ông có phải là người thu thập mẫu vật của loài cá này hay không[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

N. lopezi có phạm vi phân bố rộng rãi ở Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài cá này được tìm thấy từ biển Andaman, trải rộng sang phía đông đến vùng biển các nước Đông Nam Á (trừ Biển Đôngvịnh Thái Lan), Papua New Guinea và một đảo quốc thuộc châu Đại Dương; về phía bắc đến đảo Honshu (Nhật Bản); về phía nam đến rạn san hô Great BarrierNew Caledonia[1][3].

N. lopezi sống gần những rạn san hôđá ngầm ở độ sâu khoảng từ 6 đến 70 m[1].

Mô tả

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở N. lopezi là 60 cm[3]. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu lam xám, phần bụng nhạt màu hơn (gần như trắng). Nửa đầu trên và thân trên, cũng như vây đuôi, có nhiều đốm màu xám sẫm[4][5]. N. lopezi không có sừng hay bướu ở trước trán. Có 2 phiến xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc[4]. Đuôi cụt, có khía[4].

Số gai ở vây lưng: 6; Số tia vây ở vây lưng: 28 - 31; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 27 - 30; Số tia vây ở vây ngực: 17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 3[4].

Sinh thái

N. lopezi sống thành từng nhóm nhỏ, và có thể hợp thành đàn lên đến vài ngàn con, đôi khi các cá thể lẫn vào đàn của những loài Naso khác[1]. Thức ăn chính của N. lopezi là các loài giáp xácsứa lược; chúng cũng ăn các loại tảođộng vật thân mềm[6]. Vào sáng sớm và chiều muộn, chúng kiếm ăn ở gần đáy biển, và vào lúc trưa và đầu chiều, chúng bơi lên tầng nước trên để kiếm ăn[6]. Ở Philippines, người ta quan sát thấy N. lopezi hợp thành đàn từ vài trăm đến vài nghìn cá thể cùng kiếm ăn vào ban ngày[6].

Tham khảo

  1. ^ a b c d Abesamis, R.; Nanola, C.; Stockwell, B.; Choat, J.H.; Clements, K.D.; McIlwain, J.; Myers, R.; Rocha, L.A.; Russell, B. (2012). Naso lopezi. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177979A1509470. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T177979A1509470.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ a b Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2020). Naso lopezi trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2020.
  4. ^ a b c d John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1997). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 431. ISBN 978-0824818951.
  5. ^ D. J. Bray (2018). “Slender Unicornfish, Naso lopezi Herre 1927”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ a b c S. Alcazar; A. C. Alcala (1977). “Food habits of the surgeonfish, Naso lopezi”. Fisheries Research Journal of the Philippines. 2 (1): 83–87.
Kembali kehalaman sebelumnya