Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Anh. (tháng 9/2023) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
Đừng dịch những nội dung không đáng tin hay chất lượng thấp. Nếu được, bạn hãy tự kiểm chứng các thông tin bằng các nguồn tham khảo có trong bài gốc.
Bạn phảighi công bản quyền bài gốc trong tóm lược sửa đổi bài dịch. Chẳng hạn, bạn có thể ghi như sau, miễn là trong đó có một liên kết đa ngôn ngữ đến bài gốc Dịch từ English bài gốc bên Wikipedia [[:en:Huns]]; xin hãy xem lịch sử bài đó để biết ai là tác giả.
Người Hung là từ để chỉ những người dân du cư hay bán du cư trên lưng ngựa trong một liên minh lỏng lẻo ở khu vực Trung Á, có lẽ ban đầu sinh sống trong khu vực từ ven hồ Issyk Kul (ngày nay thuộc Kyrgyzstan) tới Ulan Bator (thủ đô của Mông Cổ ngày nay)[1]. Người Hung có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử sau này của cả châu Á lẫn châu Âu.
Nguồn gốc và nhân dạng
Các nghiên cứu và tranh luận về nguồn gốc tổ tiên châu Á của người Hung vẫn đang diễn ra, kể từ thế kỷ 18. Ví dụ, các nhà ngữ văn học hiện vẫn còn tranh cãi là tên dân tộc nào từ các nguồn Trung Quốc, Ba Tư hay Armenia là đồng nhất với thuật ngữ Hunni trong tiếng Latinh hay Chounnoi trong tiếng Hy Lạp như là chứng cứ về nhân dạng của người Hung.[2]
Các nghiên cứu di truyền học gần đây[2] chỉ ra rằng các liên minh lớn của các chiến binh thảo nguyên là không đồng nhất về mặt dân tộc, mà bao gồm nhiều bộ tộc du cư gốc Á-Âu rất khác nhau, bao gồm cả nhóm Ural-Altai (bao gồm các bộ lạc gốc Turk, Tungus, Mông Cổ và Phần Lan-Ugra) cũng như nhóm Ấn-Âu (bao gồm các bộ lạc Scythia Iran như Alan và Sarmatia; các bộ lạc người Đức như Gepid, Goth; và Slav). Nhân dạng người Hung xa hơn nữa là một điều phức tạp và khó khăn do sự nổi tiếng của tên gọi này, vì dường như nhiều thị tộc đã tuyên bố mình là hậu duệ của người Hung vì sự kiêu hãnh của tên gọi đó. Tương tự, các nhà chép sử Hy Lạp hay Latinh có thể sử dụng thuật ngữ "người Hung" theo ngữ cảnh chung nhất, để miêu tả các đặc trưng xã hội hay bộ tộc, nguồn gốc xuất xứ được tin tưởng hay sự nổi tiếng.[2]"Tất cả những gì chúng ta có thể nói một cách chắc chắn", Walter Pohl viết,"là tên gọi người Hung, vào cuối thời kỳ cổ đại, đã miêu tả các nhóm thống trị có danh tiếng của các chiến binh trên thảo nguyên".[2]
Các quan điểm này đến từ ngữ cảnh của thuyết vị chủng và chủ nghĩa dân tộc trong chép sử của các thế hệ trong quá khứ, trong đó người ta thường giả định rằng tính đồng nhất dân tộc phải là nền tảng của những người đồng nhất về mặt chủng tộc về phương diện xã hội và văn hóa.[3]
Các chứng cứ từ các nghiên cứu di truyền học và nguồn gốc dân tộc học mâu thuẫn với các học thuyết truyền thống dựa trên các ghi chép trong sử sách Trung Hoa, khảo cổ học, ngôn ngữ học và các chứng cứ trực tiếp khác. Các học thuyết này chứa đựng các yếu tố khác nhau: rằng tên gọi "Hung" đầu tiên đã miêu tả nhóm cai trị du cư của các chiến binh mà nguồn gốc dân tộc của họ là từ Trung Á, và có thể nhất là khu vực ngày nay thuộc Mông Cổ; rằng rất có thể họ có họ hàng với (hay là một phần của) người Hung Nô (lần đầu tiên được Joseph de Guignes đề xuất vào thế kỷ 18); rằng người Hung Nô đã bị người Hán đánh bại; và rằng tại sao họ rời bỏ Mông Cổ và di chuyển về phía tây, cuối cùng xâm chiếm châu Âu sau đó khoảng 200 năm. Các chứng cứ gián tiếp bao gồm sự chuyển giao của cung hỗn hợp, cái gọi là cung của người Hung, từ Trung Á sang phía tây.
Điều này đã ăn sâu vào trong thuật chép sử phương Tây (và cả phương Đông), nhưng các chứng cứ thông thường lại là gián tiếp hay còn mơ hồ. Trên thực tế, người Hung không để lại một ghi chép nào dưới dạng văn bản. Cũng không có ghi chép nào về điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian họ rời bỏ Trung Quốc cho tới khi họ tiến vào châu Âu (khoảng 150-200 năm sau). Đề cập cuối cùng về người Hung Nô là người Bắc Hung Nô đã bị người Hán đánh bại vào năm 151 tại khu vực hồ Barkol, sau đó họ chạy vào thảo nguyên phía tây tại K'ang-chü (trung tâm ở Turkestan tại Kazakhstan). Các ghi chép trong sử sách Trung Quốc trong giai đoạn từ thế kỷ 3 và thế kỷ 4 gợi ý rằng có một bộ lạc nhỏ, gọi là Yueban, những người còn sót lại của người Bắc Hung Nô, đã sinh sống xung quanh vùng thảo nguyên của Kazakhstan.
Một vài chứng cứ gần đây cho thấy có sự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa người Hung và người Hung Nô. Các nguồn sử liệu Trung Á (của Sogdia (Túc Đặc) và Bactria (Đại Hạ)) trong thế kỷ 4 phiên dịch "Hung" như là "Hung Nô" và "Hung Nô" như là "Hung"; ngoài ra, những cái vạc của người Hung Nô và người Hung trên thực tế là đồng nhất, và đã được chôn cất tại các nơi tương tự như nhau (các bờ sông) tại Hungary và Ordos.[4]
Người Hung cũng có thể có nguồn gốc từ người Turk. Trường phái tư tưởng này nổi lên khi Joseph de Guignes trong thế kỷ 18 đồng nhất người Hung với người Hung Nô.[5] Nó được O. Maenchen-Helfen hỗ trợ trên cơ sở các nghiên cứu ngôn ngữ học của ông.[6][7]
Học giả người Anh là Peter Heather gọi người Hung là "nhóm đầu tiên của người du cư gốc Turk, khi đối chọi với người Iran, đã xâm nhập vào châu Âu".[8]
Nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ là Kemal Cemal cũng ủng hộ cho sự khẳng định này bằng cách chỉ ra sự tương đồng trong các từ và tên gọi trong tiếng Turk và tiếng Hung, cũng như sự tương tự trong hệ thống quản lý cai trị của các bộ lạc người Hung và người Turk. Nhà sử học Hungary là Gyula Nemeth cũng ủng hộ quan điểm này.[9]
Nhà sử học người Duy Ngô Nhĩ là Turghun Almas (Thổ Nhĩ Hồng A Lực Mã Tư) cũng đề xuất một mối liên hệ giữa người Hung và người Duy Ngô Nhĩ, là những người sử dụng ngôn ngữ gốc Turk hiện còn sống chủ yếu ở Tân Cương, Trung Quốc.
Dionysius Periegetes miêu tả những người có thể là người Hung, sống cạnh biển Caspi vào thế kỷ 2. Vào năm 139, nhà địa lý châu Âu là Ptolemy đã viết rằng "Khuni" nằm bên kia sông Dnepr và do người "Suni" cai trị. Ông liệt kê "Chuni" trong số các bộ lạc Hung trắng "Sarmatia" trong thế kỷ 2, mặc dù vẫn không rõ là những người này có phải là người Hung hay không. Nhà sử học người Armenia trong thế kỷ 5 là Moses ở Khorene, trong cuốn "Lịch sử Armenia" của mình đã giới thiệu Hunni gần với người Sarmatia và miêu tả sự chiếm đóng thành phố Balk ("Kush" trong tiếng Armenia) của họ vào thời gian khoảng giữa các năm 194 tới 214, điều này giải thích tại sao người Hy Lạp gọi thành phố này là Hunuk.
Sau thất bại của người Hung Nô trước nhà Hán, lịch sử Hung Nô đã không được nhắc tới trong hàng thế kỷ; sau đó, họ Lưu của thiết phấtnam Hung Nô đã cố gắng thành lập một nhà nước ở miền tây Trung Quốc (xem Hán Triệu). Người Tây Nhung (Oiono/Xiyon/Hion/Xion) xuất hiện trên vũ đài chính trị tại Transoxiana năm 320 ngay sau khi Cận Chuẩn (靳準) lật đổ Lưu Sán (劉粲), làm cho người Hung Nô rơi vào hỗn loạn. Sau đó Kidara xuất hiện để dẫn dắt người Tây Nhung và gây sức ép đối với người Quý Sương.
Ở phía tây, người Đông Goth đã tiếp xúc với người Hung vào khoảng năm 358. Người Armenia đề cập tới Vund vào khoảng năm 370: thủ lĩnh đầu tiên được ghi chép lại của người Hung tại khu vực Kavkaz. Người La Mã đã mời người Hung ở phía đông Ukraina tới sinh sống tại Pannonia năm 361, và năm 372, dưới sự chỉ huy của vua của mình là Balimir, họ đã tiến về phía tây và đánh bại người Alan. Ở phía đông, vào đầu thế kỷ 5, thiết phất Hạ là triều đại cuối cùng của người Nam Hung Nô ở miền tây Trung Quốc và người Alchon / người Huna đã xuất hiện tại khu vực ngày nay là Afghanistan và Pakistan. Từ thời điểm này việc giải mã lịch sử người Hung đối với các nhà đa ngôn ngữ học trở nên dễ dàng hơn với các sự kiện được ghi chép tương đối rõ ràng hơn trong các nguồn sử liệu Đông La Mã, Armenia, Iran, Ấn Độ và Trung Quốc.
Người Hung châu Âu
Người Hung xuất hiện tại châu Âu vào thế kỷ 4, dường như là từ Trung Á. Họ lần đầu tiên xuất hiện ở phía bắc biển Đen, buộc một lượng lớn người Goth phải tị nạn tại đế quốc La Mã; sau đó người Hung xuất hiện ở phía tây của dãy núi Carpat trong khu vực Pannonia, có lẽ vào khoảng năm 400 - 410, có thể là nguyên nhân gây ra sự di cư hàng loạt của các bộ lạc gốc Đức về phía tây, dọc theo sông Rhein vào tháng 12 năm 406. Đời hai vua Octar và Rugila, người Hung tấn công người Burgundy. Nhưng Octar qua đời trong đêm chinh chiến, quân Hung "rắn mất đầu" nên bị quân Burgundy đánh cho đại bại.[13]
Sự thành lập đế quốc Hung trong thế kỷ 5 đánh dấu trường hợp sớm trong lịch sử của cái gọi là di cư trên lưng ngựa. Dưới sự lãnh đạo của Attila - một Thành Cát Tư Hãn của châu Âu, người Hung đã giành được thắng lợi trước một loạt các kẻ thù được tổ chức tốt bằng cách sử dụng các vũ khí có ưu thế hơn như cung của người Hung và hệ thống thu thuế được tổ chức tốt. Bổ sung cho sự giàu có của người Hung là việc cướp bóc các thành phố giàu có của đế quốc La Mã ở phía nam, nhờ vậy, họ đã duy trì được lòng trung thành của hàng loạt các bộ lạc chư hầu.
Người Hung của Attila đã hợp nhất các nhóm người từ các bộ lạc không có quan hệ họ hàng gì. Tại châu Âu, người Alan, người Gepid, người Scirii, người Rugia, người Sarmatia, người Slav và người Goth tất cả đều hợp nhất dưới sự chỉ huy quân sự của người Hung. Khởi phát từ kinh đô của ông ở Hungary, Attila đã gây dựng Đế quốc Hung trải dài từ biển Baltic cho đến vùng Balkan, và từ sông Rhine cho tới Hắc Hải. Thời đó, Attila - "Ngọn roi da của Thượng đế" - cùng những chiến binh của ông là nỗi sợ hãi của người châu Âu, khiến cho người La Mã phải kinh hoàng. Kể từ năm 441, quân Hung đánh các tỉnh miền Tây Balkan của Đế quốc Đông La Mã, chiếm lĩnh được Viminacium. Vào năm sau tức là năm 442, họ tiếp tục gây chiến với người La Mã. Quân Đông La Mã do đại tướng Aspar thống lĩnh liên tiếp bại trận. Quân Hung cướp được Margus, sau đó đánh thọc sâu vào phía Nam và chiếm lấy Naissus.[14] Vào năm 447, quân Hung tấn công miền Thrace của Đế quốc Đông La Mã nhưng phải rút lui trong một dịch bệnh.[15] Tuy nhiên, vào năm 450, trong trận đại chiến tại Châlons, liên quân Hung - Đông Goth do Attila thân chinh thống suất bị liên quân Tây La Mã - Tây Goth do đại tướng Flavius Aetius chỉ huy đánh cho thảm bại. Đại bại tại Châlons đã giết tươi huyền thoại về một Attila bất khả chiến bại. Đồng thời, quân Hung cũng không thể chiếm được thành La Mã ở Đế quốc Tây La Mã và kinh thành Constantinopolis của Đế quốc Đông La Mã.[16][17] Sau khi Attila chết, một số trong số những người Hung của ông đã định cư tại Pannonia, nhưng đế chế đã tan rã sau khi các con trai của ông bị liên minh Ardaric đánh bại tại trận Nedao năm 454, tại khu vực ngày nay là Nedava.
Ký ức về sự xâm chiếm của người Hung được truyền miệng giữa những người gốc Đức và là một phần quan trọng trong Völsunga saga và Hervarar saga của người Na Uy cổ đại, cũng như trong Nibelungenlied của tiếng Đức trung cao địa, tất cả chúng đều miêu tả sinh động các sự kiện trong thời kỳ di cư đã diễn ra trước khi chúng được viết ra cỡ một thiên niên kỷ. Vị vua kiệt xuất nhất của người Hung là Attila cũng trở nên trứ danh trong nền văn học dân gian nước Đức.[18] Trong Hervarar saga, người Goth đã có sự tiếp xúc đầu tiên với những người Hung sử dụng cung và gặp họ trong trận chiến mang tính thiên sử thi trên vùng đồng bằng ven sông Danube. Trong Völsunga saga và trong Nibelungenlied, Attila (Atli trong tiếng Na Uy cổ và Etzel trong tiếng Đức) đã đánh bại vua của người Frank là Sigebert I (Sigurðr hay Siegfried) và vua của người Burgundi là Guntram (Gunnar hay Gunther), nhưng sau này bị hoàng hậu Fredegund (Gudrun hay Kriemhild) ám sát, bà này là chị/em của người sau và là vợ của người trước.
Các quốc gia kế tục
Nhiều dân tộc đã cố gắng khẳng định mình như là người kế tục các truyền thống văn hóa và dân tộc của người Hung. Ví dụ, Tên gọi của các hãn Bulgar (Именник болгарских ханов) có thể chỉ ra rằng những người này tin tưởng rằng họ chính là hậu duệ của Attila. Người Bulgar có lẽ đã là một phần của liên minh bộ lạc người Hung trong một thời gian nào đó, và một số học giả trong quá khứ đã đặt giả thuyết rằng tiếng Chuvash (được coi là xuất phát từ tiếng Bulgar) là họ hàng còn sót lại gần gũi nhất với tiếng Hung.[19]
Người Magyar (người Hungary) cũng tuyên bố mình là người thừa kế các di sản của người Hung. Do những người Hung đã xâm chiếm châu Âu có lẽ là một liên minh lỏng lẻo của các tộc người khác nhau nên hoàn toàn có thể cho rằng người Magyar là một phần của người Hung. Cho tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà sử học Hungary tin tưởng rằng người Székely (tiếng Hungary "dân tộc anh em") – những người sống tại khu vực Transilvania – là các hậu duệ của người Hung.
Các tên gọi "người Hung" và "người Hungary" nghe rất tương tự, nhưng khác nhau về từ nguyên học. Tên gọi "người Hungary" có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "onogur" với nghĩa là "mười bộ lạc", và có thể là chỉ tới giao kèo bộ lạc giữa các bộ lạc Hungary khác nhau đã di chuyển tới khu vực ngày nay là Hungary vào cuối thế kỷ 9.
Năm 2005, một nhóm khoảng 2.500 người Hungary đã kiến nghị chính quyền công nhận địa vị của những người thiểu số như là các hậu duệ trực tiếp của Attila. Nỗ lực này đã thất bại, nhưng đã thu được một số quảng cáo cho nhóm, được hình thành đầu thập niên 1990 và dường như là đại diện cho nhánh theo thuyết thần bí tại Hungary. Những người Hung tự nhận này không có gì đặc điểm gì khác biệt về văn hóa hay ngôn ngữ, ngoài những gì có thể là có sẵn từ các nguồn lịch sử và thần bí-hiện đại tại Hungary.[20]
Trong khi một điều rõ ràng là người Hung để lại hậu duệ trên toàn khu vực Đông Âu thì sự tan rã của đế quốc Hung nghĩa là họ không bao giờ có lại được danh tiếng đã mất. Một trong số các lý do là người Hung chưa bao giờ có cơ chế được thiết lập hoàn chỉnh như một chính thể nhà nước, chẳng hạn như hệ thống quan lại và thuế, không giống như của người Magyar hay của Kim Trướng Hãn quốc sau này. Một khi đã là vô tổ chức thì người Hung rất dễ dàng bị các chính thể có tổ chức tốt hơn lôi cuốn và làm cho tổ chức của người Hung tan rã.
Thuật chép sử
Thuật ngữ "người Hung" đôi khi còn được sử dụng để miêu tả những người không có gì liên quan về mặt lịch sử để các nhà sử học có thể coi là "người Hung thật sự".
Hãy đễ bọn tù binh chịu ơn huệ của các Khanh. Chỉ giống như người Hung hàng nghìn năm trước, dưới sự lãnh đạo của vua Attila, đã có được tiếng tăm bằng giá trị mà mãi mãi trường tồn với họ, do đó có lẽ tên gọi của nước Đức sẽ được nhớ tới tại Trung Quốc với lý do tương tự, sao cho không có người Trung Quốc nào có đủ can đảm để thậm chí là liếc mắt vào người Đức.
”
— Wilhelm II
Với chỉ dụ này, Hoàng đế Wilhelm II đã dẫn tới ký ức về người Hung trong thế kỷ 5, cùng với pickelhaube (một dạng mũ cát có chóp nhọn) mà các lực lượng vũ trang Đức đã đội cho tới năm 1916, là sự gợi nhớ về các loại mũ cát của người Hung cổ đại (và cả của người Hungary). Lúc ấy, chủ nghĩa dân tộc Đức đang phát triển cực thịnh cùng với chủ nghĩa đế quốc Đức, các nước chủ nghĩa đế quốc láng giềng là Anh, Pháp và Nga đều phải lo sợ. Thấy nước Đức ngày càng hùng mạnh đến mức nguy hiểm, nhà văn người Anh là Rudyard Kipling đã khởi đầu việc xúc phạm người Đức là "người Hung".[21] Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người Anh cũng luôn ví von người Đức với "người Hung". Việc sử dụng này được ủng hộ bằng các tranh cổ động của phe Entente trong suốt chiến tranh, và nhiều phi công của Royal Flying Corps (RFC) đã nói tới kẻ thù của mình như là bọn "người Hung". Việc sử dụng này lại xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
^Walter Pohl đã nhận xét "những người dân thời kỳ đầu Trung cổ này là ít thuần nhất hơn là người ta đã nghĩ. Tự họ chia sẻ niềm tin nền tảng rằng họ có tổ tiên chung; và các nhà sử học hiện đại, trong một thời gian dài, đã không tìm thấy lý do nào để nghĩ khác đi". (Walter Pohl, "Conceptions of Ethnicity in Early Medieval Studies" Debating the Middle Ages: Issues and Readings, chủ biên Lester K. Little và Barbara H. Rosenwein, (Blackwell), 1998, trang 16). Trong bài phê bình Beiträge zur Archäologie des Attila-Reiches của Joachim Werner (Munich 1956), trong Speculum33.1 (tháng 1 năm 1958), trang 159, Otto J. Maenchen-Helfen đã chú giải với bổ sung rằng "tác giả không băn khoăn với câu hỏi hơi ấu trĩ rằng người Hung là 'ai'; ông không hỏi 'rốt cuộc' thì người Hung từ đâu đến."
^ abcdWalter Pohl (1999), "Huns" trong Late Antiquity, chủ biên Peter Brown, trang 501-502.. tham khảo thêm F.H Bauml và M. Birnbaum, chủ biên, Atilla: The Man and His Image (1993). Peter Heather, "The Huns and the End of the Roman Empire in Western Europe," English Historical Review 90 (1995):4-41. Peter Heather, The Fall of the Roman Empire (2005). Otto Maenchen-Helfen, The World of the Huns (1973). E. de la Vaissière, Huns et Xiongnu "Central Asiatic Journal" 2005-1 trang 3-26
^Michael Kulikowski (2006). Rome's Gothic Wars. Nhà in Đại học Cambridge. Trang 52-54
^E. de la Vaissière, Huns et Xiongnu "Central Asiatic Journal" 2005-1 trang 3-26
^Peter Heather, "The Huns and the End of Roman Empire in Western Europe", The English Historical Review, Quyển. 110, Số. 435, tháng 2 năm 1995, trang. 5.
"Formerly, scholars considered Chuvash not properly a Turkic languages at all but, rather, the only surviving representative of a separate subdivision of the Altaic languages, probably spoken by the Huns."("Trước đây, các học giả coi tiếng Chuvash nói chung không thuộc ngữ hệ Turk mà chỉ là đại diện còn sót lại duy nhất của một nhánh riêng trong ngữ hệ Altai, có lẽ được người Hung nói.")
Atwood, Christopher P. (2012). “Huns and Xiōngnú: New Thoughts on an Old Problem”. Trong Boeck, Brian J.; Martin, Russell E.; Rowland, Daniel (biên tập). Dubitando: Studies in History and Culture in Honor of Donald Ostrowski. Cambridge University Press. tr. 27–52. ISBN978-0-8-9357-404-8.
Atwood, Christopher P. (2015). “The Kai, the Khongai, and the Names of the Xiōngnú”. International Journal of Eurasian Studies. 2: 35–63.
Brosseder, Ursula (2018). “Xiongnu and Huns: Archaeological Perspectives on a Centuries-Old Debate about Identity and Migration”. Trong Di Cosmo, Nicola (biên tập). Empires and Exchanges in Eurasian Late Antiquity: Rome, China, Iran, and the Steppe, ca. 250–750. Cambridge University Press. tr. 176–188. doi:10.1017/9781316146040.015.
Crubézy, Eric (1990). “Merovingian Skull Deformations from the Southwest of France”. Trong Austin, David; Alcock, Leslie (biên tập). From the Baltic to the Black Sea: Studies in Medieval Archaeology. London: Psychology Press. tr. 189–208 (195–196).
Engel, Pál (2001). Ayton, Andrew (biên tập). The realm of St. Stephen : a history of medieval Hungary, 895–1526. Pálosfalvi, Tamás biên dịch. London, New York: I.B. Tauris. ISBN978-1860640612.
Gillespie, George T. (1973). Catalogue of Persons Named in German Heroic Literature, 700–1600: Including Named Animals and Objects and Ethnic Names. Oxford: Oxford University. ISBN978-0198157182.
Glad, Damien (2010). “The Empire's Influence on Barbarian Elites from the Pontus to the Rhine (5th–7th Centuries): A Case Study of Lamellar Weapons and Segmental Helmets”. The Pontic-Danubian Realm in the Period of the Great Migration: 349–362.
Golden, Peter B. (1992). An Introduction to the History of the Turkic Peoples: Ethnogenesis and State-Formation in Medieval and Early Modern Eurasia and the Middle East. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN978-3-447-03274-2.
Golden, Peter B. (2002). “War and warfare in the pre-Činggisid western steppes of Eurasia”. Trong di Cosmo, Nicolo (biên tập). Warfare in Inner Asian History (500–1800). Leiden, Boston, Cologne: Brill. tr. 105–172.
Heather, Peter (2005). The fall of the Roman Empire : a new history of Rome and the barbarians. New York: Oxford University Press. tr. 146–167. ISBN978-0-19-515954-7.
Kazanski, Michel (2018). “Bowmen's Graves from the Hunnic Period in Northern Illyricum”. Trong Nagy; và đồng nghiệp (biên tập). To Make a Fairy's Whistle from a Briar Rose:" Studies Presented to Eszter Istvánovits on her Sixtieth Birthday. Nyíregyháza: Jósa András Museum. tr. 407–17.
Kelly, Christopher (2015). “Neither Conquest nor Settlement: Attila's Empire and its Impact”. Trong Maas, Michael (biên tập). The Cambridge Companion to the Age of Attila. Cambridge University Press. tr. 193–208. ISBN978-1-107-63388-9.
Kim, Hyun Jin (2015). The Huns (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN9781138841758.
Kremmler, Katrin (2022). “'Eurasian Magyars': The Making of a New Hegemonic National Prehistory in Illiberal Hungary”. Trong Koranyi, James; Hanscam, Emily (biên tập). Digging Politics: The Ancient Past and Contested Present in East-Central Europe. de Gruyter Oldenbourg. tr. 181–216. doi:10.1515/9783110697445. ISBN9783110697445.
Lafferton, Emese (2007). “The Magyar moustache: the faces of Hungarian state formation, 1867–1918”. Studies in History and Philosophy of Science Part C: Studies in History and Philosophy of Biological and Biomedical Sciences. 38 (4): 706–732. doi:10.1016/j.shpsc.2007.09.006. PMID18053929.
Lenski, Noel (2015). “Captivity Among the Barbarians and Its Impact on the Fate of the Roman Empire”. Trong Maas, Michael (biên tập). The Cambridge Companion to the Age of Attila. Cambridge University Press. tr. 230–246. ISBN978-1-107-63388-9.
Lienert, Elisabeth (2015). Mittelhochdeutsche Heldenepik. Berlin: Erich Schmidt. ISBN978-3-503-15573-6.
Maenchen-Helfen, Otto J. (1959). “The Ethnic Name Hun”. Trong Egerod, Soren (biên tập). Studia Serica Bernhard Karlgren dedicata. Copenhagen. tr. 223–238.
Makkai, László (2001). “Transylvania in the medieval Hungarian kingdom (896–1526)”. Trong Köpeczi, Béla (biên tập). History of Transylvania. I. New York: Columbia University Press. tr. 333–589.
Miks, Christian (2009). “RELIKTE EINES FRÜHMITTELALTERLICHEN OBERSCHICHTGRABES? Überlegungen zu einem Konvolut bemerkenswerter Objekte aus dem Kunsthandel”. Jahrbuch des Römisch-Germanischen Zentralmuseums Mainz. 56: 395–538.
Montgomery, Scott B. (2010). St. Ursula and the Eleven-Thousand Virgins of Cologne: Relics, Reliquaries and the Visual Culture of Group Sanctity in Medieval Europe. Oxford et al.: Peter Lang.
Pohl, Walter (2015). “Migrations, Ethnic Groups, and State Building”. Trong Maas, Michael (biên tập). The Cambridge Companion to the Age of Attila. Cambridge University Press. tr. 246–263. ISBN978-1-107-63388-9.
Reisinger, Michaela R. (2010). “New Evidence About Composite Bows and Their Arrows in Inner Asia”. The Silk Road. 8: 42–62.
Róna-Tas, András (1999). Hungarians and Europe in the Early Middle Ages: An Introduction to Early Hungarian History. Budapest: Central European University Press.
Sinor, Denis (1990). “The Hun Period”. Trong Sinor, Denis (biên tập). The Cambridge history of early Inner Asia . Cambridge [u.a.]: Cambridge Univ. Press. tr. 177–203. ISBN9780521243049.
Szűcs, Jenő (1999). “Theoretical Elements in Master Simon of Kéza's Gesta Hungarorum (1282–1285)”. Trong Veszprémy, László; Schaer, Frank (biên tập). Simon of Kéza: The Deeds of the Hungarians. Budapest: Central European University Press. tr. xxix–cii.
Xiong, Victor Cunrui (2000), Sui-Tang Chang'an: A Study in the Urban History of Late Medieval China (Michigan Monographs in Chinese Studies), U of M Center for Chinese Studies, ISBN0892641371
de la Vaissière, Étienne (2015). “The Steppe World and the Rise of the Huns”. Trong Maas, Michael (biên tập). The Cambridge Companion to the Age of Attila. Cambridge University Press. tr. 175–192. ISBN978-1-107-63388-9.
Werner, Robert (1967). “Das früheste Auftreten des Hunnennamens Yüe-či und Hephthaliten”. Jahrbücher für Geschichte Osteuropas. 15 (4): 487–558.
Wright, David Curtis (2011). The history of China (ấn bản thứ 2). Santa Barbara: Greenwood. ISBN978-0-313-37748-8.
Vajda, Edward J. (2013). Yeniseian Peoples and Languages: A History of Yeniseian Studies with an Annotated Bibliography and a Source Guide. Oxford/New York: Routledge.
Zahariade, Mihail (2009). “Late Roman Pieces of Military Equipment from Halmyris”. Thraco-Dacica. 24: 125–130.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Người Hung.