Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Người Nam Đảo

Người Austronesia
Người Tahiti, một trong nhiều nhóm người Polynesia.
Khu vực có số dân đáng kể
 Indonesia: 260.581.000 (2016) [1]

 Philippines: ước tính. 98.500.000
 Madagascar: hơn 20.000.000 (2011) [2]
 Malaysia: 14.290.000 (2010) [3]
 Hoa Kỳ: 1.816.144 [4]
 Papua New Guinea: 1.300.000
 Đông Timor: 1.167.242 (2015) [5]
 New Zealand: 855.000 (2006) [6] [7]
 Brunei: 724.000? (2006)
 Singapore: hơn 700.000[1]
 Quần đảo Solomon: 478.000 (2005)
 Đài Loan: 480.000 (2006)
 Fiji: 456.000 (2005) [8]
 Úc: 210.843
 Samoa: 193.773 (2015)
 Tonga: 105.323
 Quần đảo Bắc Mariana: 52.344
 Hawaii: 140.652-401.162 (tùy thuộc quan điểm)[2]
 Suriname: 71,000 (2009)[3]
 Sri Lanka 40.189 (2012)[4]
 Chile: 5.682

 Niue: 1.937
Ngôn ngữ
Các ngôn ngữ Nam Đảo (Malay-Polynesia hay Formosa)
Tôn giáo
Vật linh, Saman giáo, Kitô giáo (Công giáo La Mã, Tin Lành), tôn giáo bản địa, Thần đạo Nam Đảo, Hindu giáo, Phật giáo, Hồi giáo

Người Nam Đảo hay người Austronesia (tiếng Anh: Austronesia) là tên chỉ nhiều nhóm sắc tộc ở Đông Nam Á, Châu Đại DươngĐông Phi nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

Họ bao gồm các thổ dân Đài Loan, đa phần nhóm sắc tộc ở Malaysia, Đông Timor, Philippines, Indonesia, Brunei, Madagascar, MicronesiaPolynesia, Quần đảo Cocos (Keeling), người Mã LaiSingapore cũng như các dân tộc PolynesiaNew ZealandHawaii, và người Niueuan ở Niue và những người phi-Papua của Melanesia. Người Nam Đảo cũng được tìm thấy ở miền Nam Thái Lan, các khu vực sinh sống của người ChămViệt NamCampuchia, đảo Hải Nam (Trung Quốc), một số khu vực ở Sri Lanka, phía nam Myanmar, cực nam Cộng hòa Nam Phi, Suriname, và một số đảo thuộc Quần đảo Andaman. Các dân tộc này được kết nối thông qua ngữ hệ Nam Đảo.

Các cuộc di cư thời hiện đại khiến cư dân nói các ngôn ngữ Nam Đảo tới Mỹ, Canada, Úc, Anh Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hồng Kông, Ma Cao, và Mauritius cũng như các nước Tây Nam Á,

Tiền sử

Các giả thuyết trước đây cho rằng người Austronesia có nguồn gốc phương bắc, từ đông nam Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên những nghiên cứu mới cho thấy ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc bản địa ở Melanesia hoặc Đông Nam Á.

Mô hình từ Đài Loan

Bằng chứng khảo cổ cho thấy có thể có liên hệ giữa các nền văn hóa nông nghiệp của miền nam, gồm khu vực Đông Nam ÁMelanesia, với các di chỉ được biết đến trước tiên ở lục địa Trung Quốc. Kết hợp các bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ dẫn đến giải thích ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc phương bắc, từ miền đông nam Trung QuốcĐài Loan.

Trước khi diễn ra sự Hán hóa, người Austronesia lan xuống bờ biển phía nam Trung Quốc qua Đài Loan và vịnh Bắc Bộ. Theo thời gian, Hán hóa lan rộng tới tất cả các quần thể Austronesia trên đất liền, từ thung lũng sông Trường Giang tới các khu vực ven biển ở vịnh Bắc Bộ, và quá trình như vậy hiện đang diễn tại Đài Loan.

Nó thể hiện ở chỗ, các ngôn ngữ Nam Đảo hiện được phân loại thành 10 chi, thì đã có 9 là chi Formosa chỉ được biết đến ở Đài Loan. Nó dẫn đến lập luận rằng mô hình giải thích tốt nhất là sự phát tán của những người nông nghiệp là từ Đài Loan đến các đảo Đông Nam Á, Melanesia, và cuối cùng là Thái Bình Dương. Mô hình này được gọi là "chuyến tàu tốc hành tới Polynesia" - là phù hợp với các dữ liệu có sẵn, nên được quan tâm nhiều.

Mô hình Sundaland

Những nghiên cứu sinh học phân tử đã dẫn tới một mô hình khác. Nghiên cứu của Đại học Leeds và được xuất bản năm 2011 trong tập san Molecular Biology and Evolution (Sinh học Phân tử và Tiến hóa), xác định rằng kiểm tra dòng DNA ty thể cho thấy rằng người Austronesia đã phát triển trong vòng đảo Đông Nam Á (ISEA) cho một khoảng thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây, tại vùng được gọi là Sundaland [a].

Sự phát tán dân số xảy ra khi mực nước biển dâng vào hồi 10 Ka BP, dẫn đến di cư từ Philippines sang Đài Loan. Tổ tiên của người Polynesia đến các quần đảo Bismarck của Papua New Guinea ít nhất là từ 6 đến 8 Ka BP.[5] Oppenheimer đã phác thảo cách mực nước biển dâng là dạng ba đợt lũ lụt lớn gây ra cho đến khi đạt mức như hiện nay.

Những phát hiện mới từ Tổ chức Bộ gen loài người (HUGO, Human Genome Organisation) cũng cho thấy dân cư phía đông châu Á là kết quả sự kiện di cư duy nhất từ ​​phía Nam lên. Họ tìm thấy sự tương đồng di truyền giữa các quần thể trên toàn châu Á, và tính đa dạng di truyền giảm dần từ phía vĩ độ Nam đến miền Bắc. Mặc dù dân số Trung Quốc rất lớn, nó lại có ít tính đa dạng di truyền hơn so với quần thể sinh sống trong khu vực Đông Nam Á có dân số nhỏ hơn.

Điều này cho thấy sự lan tỏa của văn hóa Trung Quốc xảy ra rất gần đây, theo sau sự phát triển của nông nghiệp lúa, chỉ trong vòng 10 Ka trở lại ngày nay.

Phân bố địa lý

Các dân tộc Austronesia theo phân bố địa lý:

Chỉ dẫn

  1. ^ Lúc đó mực nước biển thấp hơn hiện nay cỡ 120m, vùng Sundaland lộ lên là đất liền, cho phép các loài thú lớn như voi, tê giác, trâu, hổ,... phát tán đến các vùng hiện nay là vòng đảo Đông Nam Á

Tham khảo

  1. ^ About 13.6% of the Singaporeans are of Malay descent. In addition to these, many Chinese Singaporeans are also of mixed Austronesian descent. See also “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  2. ^ “U.S. 2000 Census”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “A2: Population by ethnic group according to districts, 2012”. Census of Population & Housing, 2011. Department of Census & Statistics, Sri Lanka. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ DNA Sheds New Light on Polynesian Migration. New York Times, 2011. Truy cập 15/09/2015.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya