Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Nhóm ngôn ngữ Kru

Nhóm ngôn ngữ Kru
Phân bố
địa lý
Bờ Biển Ngà, Liberia, có lẽ cả Burkina Faso
Phân loại ngôn ngữ họcNiger-Congo
Ngữ ngành con
ISO 639-2 / 5:kro
Glottolog:krua1234  (Kru)[1]
siam1242  (Siamou)[2]
{{{mapalt}}}
Phân bố của nhóm ngôn ngữ Kru

Nhóm ngôn ngữ Kru thuộc ngữ hệ Niger-Congo, hiện diện trên một vùng kéo dài từ đông nam Liberia đến đông Bờ Biển Ngà. Nguồn gốc tên gọi "Kru" chưa được làm rõ. Theo Westermann (1952), đây là từ mà người châu Âu dùng để chỉ một vài bộ tộc nói một tập hợp phương ngôn liên quan đến nhau. Marchese (1989) nhắc đến việc người dân bản xứ được thủy thủ châu Âu tuyển làm "thuyền viên" (crew, đồng âm với Kru).[3]

Andrew Dalby nhấn mạnh tầm quan trong lịch sử của nhóm Kru, vì vị trí của nhóm ở ngay một "giao điểm" cho sự tương tác Âu-Phi. Ông viết rằng "Kru và các ngôn ngữ liên quan là một trong thứ tiếng đầu tiên mà người đi biển từ châu Âu bắt gặp tại nơi ngày đó gọi là Duyên hải Tiêu".[4] Một số ngôn ngữ Kru có hệ thống thanh điệu thuộc hàng phức tạp nhất châu Phi, chỉ được một số ngôn ngữ Omo sánh ngang.

Phân nhóm

Dưới đây là phân loại nhóm ngôn ngữ Kru của Marchese (1989).[5] Nhiều trong số này là cụm phương ngữ, đôi lúc được tách ra làm nhiều ngôn ngữ hơn nữa.

Kru  

Sɛmɛ (Siamou)

Aizi

Kuwaa

Kru  proper 
Kru Đông
 Bakwe 

Bakwe

Wane

 Bété 

Kuya

Godié

Dida

Kodia (Kwadia)

Kru Tây
 Bassa 

Bassa

Dewoin

Gbii

 Grebo 

Grebo (Jabo)

Krumen

Glio-Oubi

 Klao 

Klao

Tajuasohn

 Wee 
 Guere 

Daho-Doo

Glaro-Twabo

Sapo

Krahn

Nyabwa

Konobo

Wobe

Ethnologue thêm tiếng Neyo, gần gũi nhất với tiếng Dida hay Godie.

So sánh

Một vài từ vựng cơ bản trong 12 ngôn ngữ Kru, lấy từ Marchese (1983):[6]

Ngôn ngữ mắt tai mũi răng lưỡi miệng máu xương cây nước ăn tên
Tepo jíê nω̂â mɪ̂jã́ ɲɛ́ mɛ̂ wũ̂t dâblώ klá tûgbɛ̀ nîjẽ́
Jrwe ɟró nω̃̂ã̂ mɪ̃̂ã̂ ɲɛ̃́ mɛ̃̂ wṹ klώω̂ klá túwɛ̀ nĩ́ẽ́ dîdɛ̂ ɲɔ̃́
Guere ɟrííē dōṹ mlâ ɲnɪ̃̂ɛ̄̃ mē̃õ̀ ŋɔ̄̃ ɲmɔ̄̃ kpâ dîɛ̄ ɲnɪ̃̂
Wobé ɟríɛ́ dōṹ mlã̂ ɲnə̃̂ mɛ̄̃õ̀ ŋʷɔ̄̃ nmɔ̄ kpâ nĩ́ ɲnẽ̂
Niaboua ɟîrî lòkû máná ɲéɲé méɛ̃̀ ŋʷɔ̄̃ ɲēmō kpá ɲéɲé
Bété (Daloa) ɟi jûkûlî mlə̂ gléí mɪ́ɔ́ ŋō drú kwâ ɲû ŋʉ̂nɪ̂
Bété (Guibéroua) jiri júkwɨ́lí mə́ɲə́ gʌ̂lʌ̂ mɪ̄ɔ̄ nûə̂ dûrû kwá ɲú ŋʉ́ɲɪ́
Néyo jɪ́ ɲúkwlí mlé glè mɪ̄ɔ̄ dòlū féē sūú ɲú jlɪ́
Godié jɨdí ɲūkúlú mə́ɲə́ gə̄lè mɪ̄ɔ̄ nə̄ drù féè ɲú ɗɨ̄ ŋʉ́nʉ́
Koyo jɪjē ɲúkiwí glà mɪ̄ɔ̄ nə́ dòlú féjē sūú ɲú lɨ̄ ŋɨ́nɨ́
Dida ɲúkwlí mné glā mɪ̄ɔ̄ nɪ̄ dólū kwíjè ɲú ŋlɪ́
Aïzi zre lωkɔ mωvɔ ɲɪ mrɔ mu ɲre kra ke nrɪ li

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kru”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Siamou”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Breitbonde, L. B. (1991). “City, Countryside, and Kru Ethnicity”. Africa. 61 (2): 186–201. doi:10.2307/1160614. JSTOR 1160614.
  4. ^ Dalby, Andrew (1998). Dictionary of Languages. New York: Columbia UP.
  5. ^ Marchese, Lynell. 1989. Kru. In Bendor-Samuel, John (ed.), The Niger-Congo Languages: A Classification and Description of Africa's Largest Language Family, 119-139. Lanham MD, New York & London: Lanham: University Press of America.
  6. ^ Marchese, Lynell. 1983. Atlas linguistique Kru: nouvelle edition. Abidjan: Agence de Coopération Culturelle et Technique (ACCT).
  • Westerman, Diedrich Hermann (1952) Languages of West Africa (Part II). London/New York/Toronto: Oxford University Press.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya