Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Biểu diễn kịch Nō ở Đền Itsukushima, Miyajima, Hiroshima

( (Năng) ?), hay Nōgaku (能楽 (Năng Nhạc)?) là một thể loại quan trọng trong nghệ thuật kịch truyền thống Nhật Bản, được biểu diễn từ thế kỷ 14. Cùng với việc có quan hệ với kyōgen, nó phát triển từ rất nhiều loại hình nghệ thuật đại chúng, dân gian và cung đình, bao gồm Dengaku, Shirabyoshi, và Gagaku. Mặc dù Nō có tiết tấu chậm và được cách điệu hóa đã vài thế kỷ, gốc rễ của nó là từ Nuo ( (Na) của nhà Đường, ()), Sarugaku (bắt nguồn từ "Ngô nhạc" truyền thống suốt nhiều triều đại ở Trung Quốc), và kịch dân gian.

Kịch Nō như ngày nay là do công phát triển của Kan'ami và con trai ông là Zeami trong thời kỳ Muromachi với sự tài trợ của gia tộc Ashikaga hùng mạnh. Sau đó, nó chịu ảnh hưởng của một số loại hình kịch khác như kabukibutō. Trong thời kỳ Minh Trị, mặc dù tài trợ từ chính phủ không còn, Nō và Kyōgen vẫn được nhìn nhận một cách chính thức là hai trong ba loại hình kịch nghệ quốc gia.

Theo truyền thống, diễn viên kịch Nō và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau. Thay vào đó, mỗi diễn viên, nhạc công, và dàn hợp xướng tập riêng những động tác, bài hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự dạy bảo của những người đi trước. Do đó, nhịp độ của buổi diễn không bị bất kỳ cá nhân nào chi phối mà là sự phối hợp giữa tất cả mọi người. Theo đó, Nō là một ví dụ cho nền mỹ học truyền thống Nhật Bản, được Sen no Rikyū gọi là "ichi-go ichi-e" (tạm dịch là "chỉ một lần").

Phân vai

Sân khấu kịch Nō. Ở giữa: shite; phía gần bên phải: waki; phải: tám người jiutai (hợp xướng); rìa trung tâm: bốn hayashi-kata (nhạc công); rìa trái: hai kohken (người giúp việc sân khấu).

Có bốn thể loại người biểu diễn kịch Nō chính là: shite, waki, kyōgen, và hayashi.

  • Shite (仕手, シテ, sĩ thủ), nghĩa đen là "người thực hiện" là vai trò thường thấy nhất trong kịch Nō.
    • Shite (diễn viên chính). Trong các vở kịch mà shite xuất hiện ban đầu dưới lốt người rồi sau hiện thân thành quỷ, vai ban đầu được gọi là maeshite và vai sau gọi là nochishite.
    • Shitezure (仕手連れ, シテヅレ) bạn diễn của shite. (Đôi khi được viết tắt là "tsure" (連れ, ツレ), mặc dù cụm này được dùng để chỉ cả shitezure và wakizure.)
  • Waki (脇, ワキ, hiếp) diễn vai phù trợ hay làm nền cho shite.
  • Wakizure (脇連れ, ワキヅレ) là bạn diễn với waki.
  • Kyōgen (狂言, cuồng ngôn) diễn aikyogen giải lao giữa các màn kịch. Diễn viên kyōgen cũng diễn trong những màn kịch riêng giữa hai vở kịch Nō.
  • Hayashi (囃子) hay hayashi-kata (囃子方) là các nhạc công chơi bốn loại nhạc cụ trong nhà hát kịch Nō: sáo fue, trống okawa hay ōtsuzumi, trống kotsuzumi, và trống cái taiko.
  • Jiutai (地謡, địa dao) là dàn hợp xướng, thường có từ 6 đến 8 người
  • Kōken (後見, hậu kiến) là người giúp việc sân khấu, thường gồm 1 đến 3 người

Một vở kịch Nō thông thường gồm 4 hay năm loại diễn viên và kéo dài khoảng 30-120 phút. Chỉ có đàn ông mới được diễn kịch Nō.

Vở kịch

Có khoảng 250 vở kịch Nō trong kịch mục hiện nay, có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí. Nhưng tiêu chí phổ biến nhất là dựa vào nội dung, nhưng cũng lại có đến vài phương pháp sắp xếp.

Thể loại

  1. Kami mono (神物, thần vật) hay waki nō (脇能, hiếp năng) có đặc điểm là để shite dưới vai người trong màn thứ nhất và vai một vị thần trong màn hai, và kể lại một câu truyện thần thoại về một ngôi đền hay ca ngợi một linh hồn đặc biệt.
  2. Shura mono (修羅物, tu la vật) hay asura nō (阿修羅能, Atula năng) với shite thường xuất hiện với vai quỷ trong màn một và một trận chiến tượng trưng trong màn hai, kết thúc với cái chết của vai này.
  3. Katsura mono (鬘物, man vật) hay onna mono (女物, nữ vật) với shite đóng vai nữ và là loại có nhiều bài hát và điệu múa tinh tế nhất trong các thể loại kịch Nō.
  4. Có khoảng 94 vở kịch hỗn hợp, bao gồm kyōran mono (狂乱物) hay cuồng loạn vật, onryō mono (怨霊物) hay kịch ma báo thù, và genzai mono (現在物, hiện tại vật), kịch lấy chủ đề đương thời, và không được xếp vào các thể loại khác.
  5. Kiri nō (切り能, kịch cuối cùng) hay oni mono (鬼物, quỷ năng) thường có "shite" đóng vai ma, quỷ, yêu tinh, và thường có màu sáng và tiết tấu nhanh, căng thẳng trong các động tác cuối.

Tâm trạng

  • Mugen nō (夢幻能, mộng ảo năng) thường về linh hồn, ma, ảo ảnh, và thế giới siêu nhiên. Thời gian thường được mô tả là đang trôi đi bằng các trang phục không có kẻ sọc dài, và các hành động chuyển giữa hai khoảng thời gian.
  • Genzai nō (現在能, hiện tại năng), như đã nói ở trên, miêu tả sự kiện bình thường hàng ngày. Tuy nhiên, ngược với mugen, cụm từ này bao hàm các thể loại kịch trên một diện rộng hơn.

Phong cách

  • Geki nō (劇能, kịch năng) hay các vở kịch dựa một phần vào phát triển từ kịch bản hay thuật lại hành động.
  • Furyū nō (風流能, phong lưu năng) hay kịch múa tập trung vào chất lượng thẩm mỹ của các điệu múa và bài hát được diễn.

Okina (hay Kamiuta) là một thể loại đặc biệt kết hợp các điệu múa lễ nghi của Shintō. Nó được coi là thể loại kịch Nō cổ nhất, và cũng là loại hay được diễn nhất. Nói chung là nó hay mở đầu bất kỳ một chương trình hay lễ hội nào.

Nguồn gốc

Truyện kể Heike, một câu chuyện thời trung cổ về sự hưng vượng và sụp đổ của gia tộc Taira, bắt nguồn từ bài hát của những nhà sư mù chơi đàn biwa, là một nguồn quan trọng trong các chất liệu của kịch Nō (và các thể loại kịch sau này), đặc biệt là kịch chiến binh. Một nguồn quan trọng khác là Truyện kể Genji, tác phẩm văn học vào thế kỷ thứ 11 có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo của văn hóa Nhật Bản. Các tác giả cũng lấy cảm hứng từ thời kỳ Nara, thời kỳ Heian, và các nguồn từ Trung Quốc.

Một vài vở kịch nổi tiếng

Dưới đây là một số vở kịch Nō nổi tiếng theo đánh giá của trường kịch Nō Kanze.

Tên Kanji Nghĩa Số màn
Aoi no Ue 葵上 (Quỳ thượng) Phu nhân Aoi 4
Aya no Tsuzumi 綾鼓 (Lăng cổ) Chiếc trống đỏ tươi 4
Dōjōji 道成寺 (Đạo Thành tự) Dōjōji 4
Hagoromo 羽衣 (Vũ y) Áo khoác lông chim 3
Izutsu 井筒 (Tỉnh đồng) The Well Cradle 3
Kagekiyo 景清 (Cảnh thanh) Kagekiyo 4
Kanawa 鉄輪 Thiết luân 4
Kumasaka 熊坂 (Phản hùng) Kumasaka/Kẻ cướp 5
Matsukaze 松風 (Tùng Phong) Gió rừng thông 3
Nonomiya 野宮 Dã cung 3
Sekidera Komachi 関寺小町 (Quan Tự Tiểu Đinh) Komachi ở Sekidera 3
Semimaru 蝉丸 (Thiền Hoàn) Semimaru 4
Shakkyō 石橋 (Thạch kiều) Cầu đá 5
Shōjō 猩々 Vị tiên nghiện rượu 5
Sotoba Komachi 卒都婆小町 (Tốt Đô Bà Tiểu Đinh) Komachi ở thế giới bên kia 3
Takasago 高砂 (Cao Sa) Ở Takasago 1
Tsunemasa 経政 Tsunemasa 2
Yorimasa 頼政 Yorimasa 2
Yuya 熊野 (Hùng Dã) Yuya 3

Yếu tố biểu diễn

Biểu diễn Nō bao gồm rất nhiều các yếu tố hợp thành phong cách chung, với mỗi yếu tố bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo, Shintō, và các khía cạnh nhỏ nữa trong các quan điểm mỹ học của kịch Nō.

Sân khấu

Sân khấu kịch Nō trước buổi diễn
1:hashigakari. 2:vị trí kyogen. 3:chỗ ngồi khán giả. 4:trống. 5:trống hông. 6:trống vai. 7:sáo. 8:dàn hợp xướng. 9:chỗ ngồi của waki. 10:vị trí waki. 11:vị trí shite. 12:shite-bashira. 13:metsuke-bashira. 14:waki-bashira. 15:fue-bashira.

Sân khấu kịch Nō truyền thống bao gồm một sảnh theo lối kiến trúc sân khấu kagura truyền thống của những ngôi đền Shintō, và thường được làm từ gỗ hinoki (cây bách Nhật Bản). Bốn cột được đặt tên theo hướng của nó trong vở diễn: waki-bashira ở trước, góc phải gần vị trí đứng và ngồi của waki; cột shite-bashira ở rìa, góc trái, ở gần vị trị shite thường biểu diễn; cột fue-bashira ở rìa góc phải, gần người thổi sáo; và cột metsuke-bashira, hay "cột nhìn", gọi vậy là vì "shite" thường đối mặt và ở gần cột này.

Sàn được đánh bóng để diễn viên có thể diễn cá pha trượt, và dưới sàn được chôn các bình lớn bằng hay các kết cấu rỗng nhưng chắc chắn để tăng độ vang của sàn gỗ khi diễn viên dậm mạnh lên sàn. Và để làm điều đó, sàn được nâng lên khoảng ba foot so với khán giả.

Sự trang trí duy nhất trên sân khấu là kagami-ita, bức tranh cây thông ở phía cuối sân khấu. Người ta tin rằng nó đại diện cho cây thông nổi tiếng ở đền KasugaNara, hoặc là biểu hiện của cho các bậc tiền bối đã đặt nền móng cho nghệ thuật Nō.

Một đặc điểm độc đáo khác của sân khấu là hashigakari, một cây cầu hẹp ở bên phải (từ phía khán đài nhìn tới là bên trái) mà diễn viên chính thường dùng để đi lên sân khấu. Đường này sau được phát triển thành hanamichikabuki.

Tất cả các sàn diễn đều dành cho kịch Nō một cái móc hay cái thòng lọng ở trên trần để treo và đánh chuông cho vở kịch Dōjōji. Khi vở kịch đó được biểu diễn ở nơi khác, cái móc này sẽ được lắp thêm vào tạm thời.

Phục trang

Quần áo của diễn viên được trang trí bằng nhiều nhiều loại biểu tượng cho loại diễn viên. Ví dụ thần sấm sét sẽ có hình lục giác trên áo, trong khi rắn sẽ có hình tam giác tượng trưng cho vảy. Phục trang cho "shite" được đặc biệt cường điệu hóa, với kim tuyến lấp lánh, nhưng còn ít lộng lẫy hơn so với tsure, wakizure,aikyōgen.

Nhạc công và hát bè thường mặc montsuki kimono (đen và được trang trí bằng gia huy của năm gia đình) cùng với hakama (một loại áo vải) hay kami-shimo, hòa trộn giữa hakama và áo thắt eo với vai phồng. Cuối cùng, những người phục vụ sân khấu mặc vải đen không được trang trí, giống như cách họ mặc ở các sân khấu phương Tây hiện nay.

Mặt nạ

Mặt nạ trong kịch Nō (能面 nō-men (năng diện) hay 面 omote (diện)) đều có tên riêng.

Thường chỉ có shite, diễn viên chính, mới đeo mặt nạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tsure cũng có thể đeo mặt nạ, đặc biệt là với vai nữ. Mặt nạ kịch Nō vẽ chân dung của phụ nữ hay những nhân vật không phải người (thần thánh, quỷ, hay động vật). Cũng có vài mặt nạ kịch Nō để diễn tả trẻ con hay người già. Mặc khác, diễn viên không đeo mặt nạ đóng vai đàn ông trưởng thành ở 20, 30 hay 40 tuổi. Diễn viên phụ waki không đeo mặt nạ.

Vài loại mặt nạ, đặc việt là cho vai nữ, được thiết kế để chỉ cần một sự điều chỉnh nhẹ ở vị trí đầu cũng có thể biểu lộ nhiều cảm xúc như sợ hãi hay đau buồn nhờ vào ánh sáng và góc độ hướng đến khán giả. Với những mặt nạ lộng lẫy cho thần thánh hay quỷ, thường không thể thể hiện cảm xúc. Tuy vậy, thông thường, những nhân vật này không được yêu cầu phải thay đổi biểu lộ cảm xúc trong toàn buổi diễn, hay thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Những mặt nạ Nō hiếm nhất và giá trị nhất thậm chí không được lưu giữ ở các bảo tàng Nhật Bản, mà trong các bộ sưu tập cá nhân của hiệu trưởng (iemoto) các trường dạy kịch Nō; những báu vật này chỉ được trưng bày cho một thiểu số người xem và hiếm khi được mang ra biểu diễn. Nó không làm hư hại gì khi đem ra nghiên cứu và đánh giá mặt nạ kịch Nō, vi truyền thống đã để lại vài trăm tiêu chuẩn thiết kế mặt nạ khác nhau, có thể phân thành một tá các thể loại.

Đạo cụ sân khấu

Đạo cụ hay được sử dụng nhất trong kịch Nō là chiếc quạt, được mọi người biểu diễn mang theo cho dù vai trò của họ có là gì. ca sĩ hát bè và nhạc công cầm quạt khi tiến vào sân khấu, hay nhét nó vào khăn obi. Dù trong trường hợp nào, quạt cũng thường được đặt ở bên cạnh người diễn khi anh ta ngồi vào vị trí của mình, và thường được mang theo khi họ rời sân khấu.

Vài vở kịch có những nhân vật cầm cái vồ, thanh kiếm hay các đạo cụ khác. Tuy nhiên, trong cảnh múa, cây quạt được dùng để thể hiện bất kỳ một loại đạo cụ cầm tay nào khác, ví dụ như thanh kiếm mà diễn viên có thể gài vào khăn hay cầm sẵn ở tay kia.

Khi các đạo cụ cầm tay ngoài chiếc quạt được sử dụng, nó thường được giới thiệu hay được phục vụ sân khấu đưa cho. Giống như đối tác trên sân khấu phương Tây, nhân viên sân khấu kịch Nō mặc áo đen theo truyền thống, nhưng khống giống phương Tây ở chỗ họ xuất hiện trên sân khấu trong các cảnh, và có thể cứ ở trên sân khấu trong suốt buổi biểu diễn, trong cả hai trường hợp đều ở trước mắt khán giả.

Đạo cụ sân khấu kịch Nō còn có thuyền, giếng nước, bệ thờ, và cái chuôn đã nói ở trên cho Dōjōji, thường được mang lên sân khấu từ trước buổi diễn khi cần. Những đạo cụ này thể hiện bằng những nét chính để gợi ra vật thật, mặc dù chiếc chuông lớn, một trường hợp đặc biệt tồn tại lâu dài đối với các luật tục của kịch Nō, được thiết kế để giấu các diễn viên và cho phép thay đổi trnag phục trong các màn biểu diễn aikyogen xen giữa.

Bài hát và âm nhạc (Nōgaku 能楽, năng nhạc)

Hayashi-kata (nhạc công kịch Nō). Từ trái sang phải: taiko, ōtsuzumi, kotsuzumi, fue.

Nhà hát Nō đi cùng với dàn hợp xướng hay đồng ca hayashi (Nō-bayashi 能囃子). Nō là một loại kịch hát, và một vài nhà bình luận đã gọi đây là opera Nhật Bản. Tuy nhiên, giọng hát trong kịch Nō có một số giới hạn về âm, với độ ngân, độ vang trong một diện hẹp. Rõ ràng là giai điệu không phải là trung tâm của ca hát trong kịch Nō. Hơn nữa, lời ca là những câu thơ, phụ thuộc chặt chẽ vào thể loại thơ thất-ngũ quen thuộc trong thơ ca Nhật Bản, ít câu chữ nhưng nhiều ẩn ý.

Một lưu ý quan trọng là ca hát không phải luôn luôn đi liền với nhân vật; đôi khi, cách nói của diễn viên hay miêu tả sự kiện từ cái nhìn của một nhân vật khác hay thậm chí một người kể chuyện vô tư. Không hề phá vỡ nhịp điệu của vở diễn, điều đó thực sự đã giúp cho nhiều người từ những nền văn minh khác hiểu hơn về kịch Nō, đặc biệt là những nhân vật thuộc thể loại mugen (không lời).

Đồng ca Nō hayashi bao gồm bốn nhạc công, còn được gọi là "hayashi-kata". Có ba người đánh trống, chơi shime-daiko, ōtsuzumi, và kotsuzumi, và một người thổi sáo shinobue.

Jo, Ha, Kyū

Một trong những yếu tố biểu diễn huyền ảo nhất của kịch Nō là Jo-ha-kyū, bắt nguồn từ gagaku (nhã nhạc). Tuy nhiên, thay vì đơn giản chỉ chia một vở kịch thành ba phần, trong kịch Nō không chỉ diễn một mình kịch, mà cả hát và múa trong vở diễn, và thậm chí những bước đi, cử chỉ, âm thanh mà diễn viên hay nhạc công tạo ra. Hơn nữa, từ tầm nhìn cao, cả chương trình truyền thống của kịch Nō gồm năm vở diễn chứng minh ý niệm chung này, vở thứ nhất chơi jo, vở thứ hai, thú ba, và thứ tư là ha (vở thứ hai được gọi là jo trong số ha, vở thứ ba gọi là ha trong phần ha, và vở thú ba gọi là kyū trong phần ha), và vở thứ năm gọi là kyū. Nói chung, phần jo chậm và gợi nhiều liên tưởng, phần ha hay phần đi vào chi tiết hay không tuân theo quy luật tự nhiền và thế giới tự nhiên, và kyū giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và bất ngờ (tuy vậy, lưu ý là, điều này chỉ có nghĩa là kyū nhanh so với những các phần trước đó, và những người không quen với các quy tắc của kịch Nō có thể không nhận ra việc đẩy nhanh tốc độ).

Diễn viên

Có khoảng 1500 diễn viên kịch Nō chuyên nghiệp ở Nhật Bản hiện nay, và loại hình nghệ thuật này vẫn tiếp tục phát triển. Các diễn viên bắt đầu việc rèn luyện từ tấm bé, theo truyền thống là từ lúc ba tuổi.

Năm trường dạy diễn xuất shite của kịch Nō hiện nay là Kanze (観世, Quán Thế), Hōshō (宝生, Bảo Sinh), Komparu (金春, Kim Xuân), Kita (喜多, Hỉ Đa), và Kongō (金剛, Kim Cương). Mỗi trường đo một gia đình đứng đầu gọi là sōke, và người đứng đầu mỗi gia đình được quyền sáng tác những vở kịch mới hay hiệu đính lại các bài hát.

Xã hội kịch Nō bảo vệ nghiêm ngặt truyền thống truyền lại từ tổ tiên (xem iemoto). Tuy vậy, vài tàng thư bí mật của trường Kanze do Zeami viết, và của trường Komparu do Komparu Zenchiku viết đã được lan truyền trong cộng đồng các nhà hát Nhật Bản.

Các diễn viên thường tuân theo một sự tiến triển nghiêm khắc thông qua sự phấn đấu cả đời từ những vai cơ bản cho đến những vai phức tạp nhất; vai Yoshitsune trong Funa Benkei là một trong những vai nỏi bật mà các diễn viên trẻ con thường biểu diễn trong kịch Nō.

Ảnh hưởng với phương Tây

Các nghệ sĩ phương Tây tiêu biểu chịu ảnh hưởng từ kịch Nō là:

Thuật ngữ mỹ học

Zeami và Zenchiku miêu tả một loạt các quan điểm thẩm mỹ riêng biệt rất cần thiết để hiểu được thể loại kịch Nō.

  • Hana (花, hoa): người biểu diễn kịch Nō chân chính chăm chút cho mối quan hệ tinh tế với khán giả của mình giống như cách chăm sóc hoa. Điều đáng chú ý là hana, giống như hoa, nghĩa là được mọi khán giả mến mộ, bất chấp việc dạy dỗ anh ta cao quý hay tầm thường. "Hana" có hai dạng. "Hana" theo cá nhân là vẻ đẹp của một bông hoa hàm tiếu, truyền qua thời gian, trong khi "hana" thực sự là bông hoa bằng cách tạo ra và chia sẻ sự hoàn hảo trên sân khâu.
  • Yūgen (幽玄, u huyền): thuật ngữ mỹ học được dùng để miêu tả nghệ thuật thế kỷ 13, 14 ở Nhật Bản, nhưng được sử dụng trong kịch Nō để thể hiện vẻ đẹp sâu sắc của thế giới trừu tượng, bao gồm vẻ đẹp thê lương của mất mát và nỗi buồn.
  • Kokoro hay shin (cả hay đều viết là 心 – tâm) "Tâm" của kịch Nō theo lời dạy của Zeami, để phát triển "hana" diễn viên phải ở vào trạng thái vô thức (vô tâm).
  • Rōjaku (老弱. lão nhược): bước cuối cùng trong việc phát triển diễn xuất của một diễn viên kịch Nō, theo đó một người cao tuổi đã bỏ đi mọi hành động hay âm thanh không cần thiết khi diễn.
  • Myō (妙, diệu): "vẻ đẹp" của diễn viên trình diễn hoàn mỹ không một tỳ vết và không chút giả tạo; ông thực sự đã hóa thân vào vai diễn.
  • Monomane (物真似, vật chân tự): mục đích của diễn viên kịch Nō là thể hiện chính xác diễn xuất của vài mình, tương phản với lý do thẩm mỹ của sự trừu tượng hóa và đẹp một cách hoàn thiện. Monomane đôi khi trái nghịch với yūgen, mặc dù cả hai đều thể hiện điểm kết thúc của một thể liên tục thay vì hoàn toàn tách biệt.
  • Kabu-isshin (歌舞一心, "Ca vũ nhất tâm"): thuyết cho rằng bài hát (bao gồm cả thơ) và điệu múa là hai phần của một tổng thể, và diễn viên kịch Nō cố gắng diễn tốt cả hai loại với tất cả trái tim và khối óc.

Xem thêm

Tham khảo

  • Karen Brazell. Traditional Japanese Theater: An Anthology of Plays. New York: Columbia University Press. 1998.
  • Benito Orolani. The Japanese Theatre: From Shamanistic Ritual to Contemporary Pluralism. Princeton: Princeton University Press. 1990.

Tham khảo

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya