Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô là phó lãnh đạo chính phủ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô); mặc dù có chức danh, chức vụ và không nhất thiết phải do một cá nhân duy nhất nắm giữ. Chức vụ có ba tên gọi khác nhau trong thời gian tồn tại của Liên Xô: Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy (1923-1946), Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng (1946-1991) và Phó thủ tướng thứ nhất Liên Xô (1991). Thuật ngữ Phó Thủ tướng thứ nhất được sử dụng bởi các nhà báo phương Tây khi viết về chức danh Phó lãnh đạo chính phủ Liên Xô.
Phó Thủ tướng thứ nhất chịu trách nhiệm về một lĩnh vực chính sách cụ thể. Ví dụ, Kirill Mazurov chịu trách nhiệm về công nghiệp, trong khi Dmitry Polyansky được giao nhiệm vụ nông nghiệp. Ngoài ra, chức vụ chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của các bộ, ủy ban nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc chính phủ. Phó Thủ tướng thứ nhất sẽ đưa ra các hướng dẫn cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng để đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội và kiểm tra xem các sắc lệnh và quyết định của chính phủ có được tuân theo hay không. Nếu Thủ tướng không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, một trong những Phó Thủ tướng thứ nhất sẽ đảm nhận vai trò là Thủ tướng cho đến khi Thủ tướng trở lại. Vào cuối những năm 1970, khi sức khỏe của Thủ tướng Alexei Kosygin xấu đi, Nikolai Tikhonov với tư cách là Phó Thủ tướng thứ nhất hành động thay mặt ông trong thời gian vắng mặt. Cuối cùng, Phó Thủ tướng thứ nhất là thành viên của Đoàn chủ tịch chính phủ, đó là cơ quan ra quyết định cao nhất.
Tổng cộng có 26 cá nhân đã nắm chức vụ này. Chức vụ đầu tiên do Valerian Kuibyshev nắm giữ vào năm 1934. Lavrentiy Beria đã nắm chức vụ trong thời gian ngắn nhất trong 113 ngày. Vyacheslav Molotov nắm giữ chức vụ trong thời gian dài nhất hơn 27 năm, và giữ vị trí trong thời gian Thủ tướng Joseph Stalin, Georgy Maksimilianovich Malenkov và Nikolai Aleksandrovich Bulganin.
Ngày 25/1/1935, Valerian Kuybyshev qua đời, việc bổ nhiệm người thay thế bị tạm hoãn do việc Stalin thực hiện chiến dịch tiêu diệt lực lượng phản cách mạng (hay còn được gọi Đại thanh trừng) kéo dài cho đến thế chiến II nổ ra.
Tháng 3/1941, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Nikolai Voznesensky được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy Liên Xô, ông được Stalin tán thành kế nhiệm Vyacheslav Molotov.
Tháng 5/1941, Đức Quốc xãtấn công Liên Xô, để tập trung quyền lực đánh đuổi xâm lược, Stalin đã làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô thay cho Molotov, sau đó vào tháng 8/1942, bổ nhiệm Molotov làm chức danh Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy Liên Xô phân công nhiệm vụ ngoại giao và hậu cần khí giới, Voznesensky được phân công nhiệm vụ khôi phục kinh tế khu vực giải phóng và hậu phương đồng thời làm Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô. Từ đó trở về sau sẽ thường có 2 Phó Chủ tịch thứ nhất trong Chính phủ.
Chức năng và nhiệm vụ
Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô có nhiều tên gọi khác nhau trong từng thời kỳ, nhưng về chức năng và nhiệm vụ được Luật Hội đồng Dân ủy Liên Xô, Luật Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Luật Chính phủ Liên Xô (gọi chung là Chính phủ) ban hành gồm:
Là thành viên Đoàn Chủ tịch Chính phủ;
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng phân công phối hợp công tác với các Bộ, Ủy ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
Khi Thủ tướng vẳng mặt, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng.
Thay mặt Thủ tướng ký ban hành các nghị quyết, nghị định Chính phủ theo sự phân công;
Kiểm soát hoạt động, việc thực thi luật và các văn bản do Chính phủ ban hành, các cơ quan theo sự phân công;
Xem xét sơ bộ các đề xuất và dự thảo nghị quyết và luật đệ trình lên Chính phủ;
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Luật định.
^Маслюков Юрий Дмитриевич [Yuri Dmitriyevich Maslyukov] (bằng tiếng Nga). hrono. Truy cập 13 tháng hai 2011.
^Staff writer. Воронин, Лев Алексеевич [Voronin, Lev Alekseyevich] (bằng tiếng Nga). moscow-tombs.narod.ru. Bản gốc lưu trữ 10 tháng bảy 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2011.
^Abrosimov, Igor. Н – Свод персоналий [H – Set of personalities] (bằng tiếng Nga). proza.ru. Truy cập 13 tháng hai 2011.