Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Phường 2, Mỹ Tho

Phường 2
Phường
Khu nhà ở kết hợp chợ buôn bán trái cây ở bờ sông Bảo Định
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
Thành phốMỹ Tho
Trụ sở UBND412 Đinh Bộ Lĩnh
Địa lý
Tọa độ: 10°21′11″B 106°22′23″Đ / 10,35306°B 106,37306°Đ / 10.35306; 106.37306
MapBản đồ Phường 2
Phường 2 trên bản đồ Việt Nam
Phường 2
Phường 2
Vị trí Phường 2 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,95 km²[1][2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng34.510 người[1][2]
Mật độ17.697 người/km²
Khác
Mã hành chính28264[3]
Số điện thoại0273.3.872.986

Phường 2 là một phường thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý

Phường 2 nằm ở trung tâm thành phố Mỹ Tho, có vị trí địa lý:

Phường 2 có diện tích 1,95 km², dân số năm 2022 là 34.510 người,[1][2] mật độ dân số đạt 17.697 người/km².

Lịch sử

Năm 1679, một nhóm khoảng 3.000 người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư ở vùng đất mới này. Trong nhóm do Dương Ngạn Địch đứng đầu, lập Mỹ Tho đại phố (chữ Hán: 美萩大浦) ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu vực này hiện tại là xã Mỹ Phong và một phần Phường 2.

Đến thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ. Một khu chợ được xây dựng ở bờ Đông kinh Bảo Định (Phường 2 ngày nay) và nhanh chóng trở thành nơi tập trung mọi hoạt động giao thương, buôn bán. Lúc này ở phía bên kia sông (Phường 1 ngày nay) là khu hành chính của chính quyền Pháp thuộc, chưa có hoạt động thương mại.

Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn. Năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, triều đình đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, cho dời lỵ sở của dinh Trấn Định từ thôn Tân Hiệp (huyện Châu Thành ngày nay) về Mỹ Tho, từ đó hình thành trung tâm thương mại ở khu hành chính.[4] Lúc này khu chợ ở bờ Đông sông Bảo Định được gọi là chợ cũ, ngày nay là Chợ Cũ ở giao lộ Nguyễn Huỳnh Đức – Học Lạc. Khu chợ mới xây lúc đó, ngày nay trở thành Chợ Mỹ Tho ở Phường 1.[5]

Năm 1938, Mỹ Tho được công nhận là thị xã hỗn hợp (còn gọi là Hiệp xã). Ngày 29 tháng 7 năm 1942, chia Hiệp xã Mỹ Tho thành 4 khu hành chánh mà Khu hành chánh 2 tương đương với Phường 2 hiện nay.

Năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV, thị xã Mỹ Tho là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa và là tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Thị xã Mỹ Tho có 6 khu phố mà Khu phố 2 tương đương Phường 2 hiện nay, gồm các ấp Phan Văn Trị, Trịnh Hoài Đức, Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Chánh.

Cùng giai đoạn đó, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nâng thị xã Mỹ Tho lên thành thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8. Thành phố Mỹ Tho có 4 quận, 1 thị trấn, 6 phường và 5 xã, mà Quận 2 tương đương Phường 2 hiện nay.

Sau năm 1975, thành phố Mỹ Tho được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang, gồm có 8 phường và 5 xã. Phường 2 thuộc thành phố Mỹ Tho. Địa bàn Phường 2 hiện tại bao gồm Phường 2, Phường 3 và Phường 8 của giai đoạn này.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, Phường 2 có diện tích 0,71 km² và quy mô dân số là 12.879 người. Phường 3 có diện tích 0,54 km² và quy mô dân số là 10.530 người. Phường 8 có diện tích 0,7 km² và quy mô dân số là 11.101 người.[2]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó, sáp nhập toàn bộ 0,54 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 10.530 người của Phường 3 và toàn bộ 0,7 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 11.101 người của Phường 8 vào Phường 2.

Phường 2 có 1,95 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 34.510 người.

Xã hội

Cơ quan nhà nước

  • Công an thành phố Mỹ Tho
  • Công ty Điện Lực Tiền Giang
  • Thành đoàn Mỹ Tho – Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên thành phố Mỹ Tho
  • Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Mỹ Tho

Giáo dục

  • Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Mỹ Tho
  • Trường Cao đẳng Tiền Giang
  • Trường Tiểu học Hồ Văn Nhánh
  • Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
  • Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh
  • Trường THCS Học Lạc
  • Trường THCS Trịnh Hoài Đức

Chợ

  • Chợ Cũ – chợ đã tồn tại từ thế kỷ 17, sớm hơn chợ Mỹ Tho ở Phường 1
  • Chợ Nhị Tỳ
  • Chợ thủy sản Mỹ Tho – Cảng cá Mỹ Tho

Văn hóa

Phường 2 có nhiều di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự lâu đời. Địa bàn Phường 2 ngày nay là nơi đặt chân của nhóm người Minh Hương đến mở đất vào thế kỷ 17, lúc đó là làng Mỹ Chánh.[5] Một số công trình cổ ở Phường 2 vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay như Chùa Bửu Lâm, Chợ Cũ, Nhà Bạch Công Tử, Cầu Quay.

Di tích

Tôn giáo, tín ngưỡng

  • Chùa Bửu Lâm
  • Chùa Bửu Hưng
  • Chùa Bửu Sơn
  • Chùa Kim Liên
  • Chùa Phước Linh
  • Nhà thờ Thánh Giuse Lao Công
  • Nhà thờ Thánh An Tôn
  • Hội thánh Tin Lành Việt Nam – Chi hội Mỹ Phúc
  • Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ
  • Tịnh xá Ngọc Mỹ
  • Tịnh xá Mỹ Đức

Giải trí

  • Rạp chiếu phim Cinestar

Công viên

  • Công viên bờ kè sông Bảo Định chân cầu Nguyễn Trãi
  • Công viên bờ kè đường Trường Sa

Giao thông

Phường 2 có Đường tỉnh 879 đi qua, kết nối với xã Mỹ Phong và Quốc lộ 50. Phường 2 kết nối với Phường 1 bằng cầu Nguyễn Trãi và cầu Quay, cả hai đều bắc qua sông Bảo Định. Cầu Quay được người Pháp xây dựng lần đầu tiên vào khoảng những năm 1890.

Phía Tây có sông Bảo Định, tạo nên khu nhà ở kết hợp chợ mua bán trái cây sầm uất từ trước năm 1975. Đây là khu nhà còn giữ nguyên kiến trúc và bảng hiệu với lối viết thủ công. Phía Nam có sông Tiền, thuận lợi cho hoạt động mua bán thủy hải sản và nông sản quy mô lớn bằng đường thủy.

Ba nhà xe tư nhân ở Mỹ Tho đều đặt văn phòng và trạm xe đón trả khách ở Phường 2 vì có tuyến đường thuận tiện kết nối với phía Tây của thành phố Mỹ Tho, chặng đường đến Thành phố Hồ Chí Minh và những huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang.

Đường

Các tuyến đường chính của Phường 2:

Cầu

  • Cầu Nguyễn Trãi
  • Cầu Quay
  • Cầu Vĩ

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Phương án số 10/PA-UBND về việc tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tiền Giang”. Cổng thông tin điện tử thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. 10 tháng 1 năm 2025. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Tiền Giang trong thời kỳ khai hoang và những cuộc đấu tranh trong các thế kỷ XVII - XIX”. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Tiền Giang. 20 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ a b “Miền Tây muôn nẻo chợ: Mỹ Tho chợ cũ”. vovgiaothong.vn. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2025.

Tham khảo

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya