Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Philippe của Pháp, Công tước xứ Orléans

Philippe của Pháp
Công tước xứ Orléans
Bức chân dung được cho là chân dung của Jean xứ Artois. Trên thực tế, dòng chữ không chính xác, đó phải là chân dung về Philippe xứ Orléans. Ông mặc một chiếc áo dài với phù hiệu của mình, khá giống với phù hiệu của Quận Artois.
Thông tin chung
Sinh1 tháng 7 năm 1336
Vincennes
Mất1 tháng 9 năm 1375(1375-09-01) (39 tuổi)
Orléans
Phối ngẫuBlanche của Pháp
Hậu duệLouis xứ Orléans (không hợp pháp)
Hoàng tộcNhà Valois
Thân phụPhilippe VI của Pháp
Thân mẫuJeanne xứ Bourgogne

Philippe xứ Orléans (tiếng Pháp: Philippe d'Orléans; 1 tháng 7 năm 1336 - 1 tháng 9 năm 1375) là Công tước các xứ Orléans, Touraine, và Bá tước xứ Valois. Ông là con trai thứ năm của Vua Philippe VI của Pháp[1] và vương hậu Jeanne xứ Bourgogne, nên ông còn được gọi là Philippe de France (Philippe của Pháp).

Ông được vua cha phong tước hiệu Công tước xứ Orléans, một công quốc mới được thành lập vào năm 1344.

Kết hôn và hậu duệ

Vào ngày 18 tháng 1 năm 1345, Philippe kết hôn với người em họ của mình, Blanche của Pháp, con gái vua Charles IV của Pháp và vương hậu Jeanne xứ Évreux,[1][2] nhưng họ không có con chung.

Philippe có hai con trai ngoài giá thú, và một trong số đó là Louis xứ Orléans, người đã trở thành Giám mục xứ Poitiers và Giám mục xứ Beauvais. Ông cũng có một cô con gái ruột ngoài giá thú Marie xứ Orléans kết hôn với Gédéon V xứ Beauvilliers.

Như một hệ quả của Hiệp ước Brétigny, một thời gian ông phải làm con tin ở Anh để thay cho anh trai mình là Vua Jean II của Pháp, khi Jean được tạm thời thả tự do.

Công tước xứ Orléans qua đời vào năm 1375 mà không có bất kì hậu duệ hợp pháp. Tước vị và các vùng đất của ông trở lại lãnh địa hoàng gia của Pháp.

Phù hiệu của Philippe

Phả hệ

Chú thích

  1. ^ a b Christine De Pizan, David F. Hult, Debate of the Romance of the Rose, University of Chicago Press, 15 April 2010, p 59
  2. ^ Tanya Suella Stabler, Now She is Martha, Now She is Mary: Beguine Communities in Medieval Paris (1250-1470), ProQuest, 2007, p 64.[1][liên kết hỏng]
  3. ^ a b c d Anselme de Sainte-Marie, Père (1726). Histoire généalogique et chronologique de la maison royale de France [Genealogical and chronological history of the royal house of France] (bằng tiếng Pháp). 1 (ấn bản thứ 3). Paris: La compagnie des libraires. tr. 100–101.
  4. ^ a b Anselme 1726, p. 103.
  5. ^ a b Anselme 1726, pp. 87–88.
  6. ^ a b Anselme 1726, pp. 81–82
  7. ^ a b “MARIA d'Ungheria, regina di Sicilia”. Dizionario Biografico degli Italiani (bằng tiếng Ý). 70. 2008.
  8. ^ a b c d Anselme 1726, pp. 542–544
  9. ^ a b Anselme 1726, pp. 426–427
  10. ^ a b c d e f Anselme 1726, pp. 83–87.
  11. ^ a b Anselme 1726, pp. 393–396
  12. ^ a b James I of Aragon (2010). The book of deeds of James I of Aragon: a translation of the medieval Catalan Llibre dels Fets. Crusade texts in translation. 10. Smith, Damian J; Buffery, Helena biên dịch. Ashgate Publishing. tr. 139. ISBN 9781409401506.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya