Quốc hội Việt Nam khóa VI
Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981) là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (lần đầu kể từ năm 1954) được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976 với 492 đại biểu trúng cử. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI cũng chính là cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo các điều khoản trong Hiệp định hoà bình Paris 1973 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.[2] Thành phần quốc hộiQuốc hội khóa VI gồm có 492 đại biểu, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Cơ cấu thành phần của Quốc hội
Danh sách lãnh đạoNgày 2-7-1976, Quốc hội khóa VI đã tiến hành bầu các lãnh đạo các cơ quan cao nhất của Nhà nước và thành lập Chính phủ mới. - Nhà nước
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Các Ủy ban của Quốc hội
- Hội đồng Chính phủ
- Hội đồng Quốc phòng
- Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Trần Hữu Dực Ủy ban Dự thảo Hiến phápTheo đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã bầu Ủy ban Dự thảo Hiến pháp cho nước Việt Nam thống nhất. Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 thành viên sau đây: - Chủ tịch: Trường Chinh - Ủy viên:
Quá trình thực hiện thống nhất về mặt nhà nướcQuá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước bao gồm ba bước 1. Đại biểu nhân dân hai miền họp Hội nghị hiệp thương chính trị để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của toàn bộ sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà; về tầm quan trọng và tính cấp bách cũng như về bước đi và biện pháp của việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Hội nghị này họp vào trung tuần tháng 11 năm 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh và đã thành công tốt đẹp 2. Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử này đã được tiến hành trong cả nước ngày 25 tháng 4 năm 1976 theo những nguyên tắc thật sự dân chủ là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thắng lợi vang dội đã giành được trong cuộc tổng tuyển cử có tính chất quyết định đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. 3. Quốc hội chung của cả nước họp để xác nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử; quyết định thể chế nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; thảo luận về tình hình và nhiệm vụ, về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta;quyết định tên nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, v.v.; quyết định và bầu những cơ quan lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam thống nhất để điều hành công việc của cả nước, bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa[2]. Các kỳ họpKỳ họp thứ nhấtKỳ họp thứ nhất diễn ra từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã bầu ra:
Tại kỳ họp này, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã đưa ra Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI,[3] trong đó:
Kỳ họp thứ haiKỳ họp thứ 2 diễn ra từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 15 tháng 1 năm 1977. Kỳ họp thứ baKỳ họp thứ 3 diễn ra từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1977. Kỳ họp thứ tưKỳ họp thứ 4 diễn ra từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978. Kỳ họp thứ nămKỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 1979. Kỳ họp thứ sáuKỳ họp thứ 6 diễn ra từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1979. Kỳ họp thứ bảyKỳ họp thứ 7 diễn ra từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 26 tháng 12 năm 1980. Ngày 18 tháng 12 năm 1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1980. Tham khảo
|