Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Sân khấu

Sân khấu
Nhà hát David H. Koch, Trung tâm Lincoln, Hoa Kỳ

Sân khấu hoặc nhà hát là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Các diễn viên có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật, chẳng hạn như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm.[1] Nơi trình diễn sân khấu cũng được gọi tên là sân khấu. Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời nhất trong 7 loại hình nghệ thuật.

Dù một vài loại trình diễn được xem là sân khấu - như một nghệ thuật trình diễn, nó thường được xem là những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch.[2] Một sự trình diễn mang tính kịch tạo ra sự ảo tưởng trong khán giả.[3] Theo định nghĩa trên, sân khấu đã tồn tại từ buổi bình minh của loài người, như một sự phát triển của quá trình kể chuyện. Trong tiếng Hy Lạp cổ theatron (θέατρον) có nghĩa là "nơi để xem."[4]

Sân khấu phương Tây hiện đại chủ yếu bắt nguồn từ nghệ thuật kịch Hy Lạp cổ đại. Sân khấu hiện đại đã kế thừa các thuật ngữ, cách phân loại, chủ đề, nhân vật và cách xây dựng mâu thuẫn của nghệ thuật kịch Hy Lạp cổ đại. Nghệ sĩ sân khấu Patrice Pavis định nghĩa sân khấu, ngôn ngữ sân khấu, viết kịch bản sân khấu, và đặc trưng của sân khấu như các biểu hiện đồng nghĩa nhằm phân biệt sân khấu với nghệ thuật biểu diễn, văn học, và nghệ thuật nói chung.[5]

Sân khấu hiện đại ngày nay được định nghĩa rộng là các buổi biểu diễn của các vở kịch và nhạc kịch. Có kết nối giữa sân khấu và các hình thức nghệ thuật ba lê, opera (có sử dụng màn trình diễn được dàn dựng với trang phục đi kèm hát và nhạc đệm của dàn nhạc) và các hình thức trình diễn khác nhau.

Lịch sử

Hy Lạp cổ điển và thời Hellenic

Tranh minh họa các diễn viên đóng vai người chủ (phải) và nô lệ của ông ta (trái) trong một vở kịch phlyax Hy Lạp cổ đại, khoảng năm 350-340 TCN

Thành bang Athens là nơi sân khấu phương Tây được khai sinh.[6] Nó là một phần của một văn hóa sân khấu và biểu diễn lớn hơn trong thời Hy Lạp cổ điển, bao gồm các lễ hội, phong tục tôn giáo, chính trị, luật pháp, điền kinh, thể dục dụng cụ, âm nhạc, thi ca, đám cưới, đám tang, và symposia.[7]

Việc tham gia vào nhiều lễ hội của thành bang và tham gia Thành phố Dionysia như một khán giả nói chung, hoặc thậm chí là một diễn viên trong các tác phẩm sân khấu nói riêng, là một phần quan trọng của các công dân.[8] Sự tham gia của các công dân cũng bao gồm việc đánh giá các kỹ năng diễn đạt của những người diễn thuyết bằng chứng là trong buổi biểu diễn trong phòng xử của tòa án hoặc nhà quốc hội, cả hai hình thức hùng biện này đều được coi là gần với sân khấu và ngày càng hấp thu vốn từ vựng kịch tính của sân khấu.[9] Người Hy Lạp cũng phát triển các khái niệm về những lời chỉ trích kịch tính và kiến trúc sân khấu.[10] Diễn viên hoặc là nghiệp dư, cùng lắm là bán chuyên nghiệp.[11] Các sân khấu của Hy Lạp cổ đại bao gồm ba loại kịch: bi kịch, hài kịch và kịch thần thoại.[12]

Nguồn gốc của nhà hát Hy Lạp cổ đại, theo Aristotle (384-322 TCN), nhà nghiên cứu đầu tiên về sân khấu, được tìm thấy trong những ngày lễ hội tôn vinh thần Dionysus. Các buổi biểu diễn đã được thực hiện trong các phòng bán nguyệt dựa lưng vào sườn đồi, với khả năng chứa 10,000-20,000 người. Sân khấu bao gồm một sàn nhảy (dàn nhạc), phòng thay đồ và khu vực xây dựng phối cảnh. Vì ngôn ngữ là phần quan trọng nhất, việc phát âm thanh tốt và truyền tải rõ ràng là tối quan trọng. Các diễn viên (luôn luôn là nam) đeo mặt nạ phù hợp với nhân vật mà họ đóng, và mỗi người có thể đóng nhiều vai.[13]

Bi kịch Athen - hình thức còn tồn tại lâu đời nhất của bi kịch, là một loại kịch múa. Thể loại kịch này tạo thành một phần quan trọng của văn hóa sân khấu của thành bang.[14] Sau khi xuất hiện một thời gian trong thế kỷ thứ 6 TCN, nó nở rộ trong thế kỷ thứ 5 TCN (và sau đó nó bắt đầu lan rộng khắp thế giới Hy Lạp), và tiếp tục được phổ biến cho đến đầu giai đoạn Hellenistic.[15]

Chú thích

  1. ^ M. Carlson, Journal of Dramatic Theory and Criticism, [1], 2011
  2. ^ Encyclopedia Britannica, Volume 28 page 521
  3. ^ Encyclopedia Britannica, Volume 28 page 561
  4. ^ “Welcome omnipelagos.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Pavis (1998, 345). Drawing on the "semeiotics"of Charles Sanders Peirce, Pavis goes on to suggest that "the specificity of theatrical signs may lie in their ability to use the three possible functions of signs: as icon (mimetically), as index (in the situation of enunciation), or as symbol (as a semiological system in the fictional mode). In effect, theatre makes the sources of the words visual and concrete: it indicates and incarnates a fictional world by means of signs, such that by the end of the process of signification and symbolization the spectator has reconstructed a theoretical and aesthetic model that accounts for the dramatic universe" (1998, 346).
  6. ^ Brown (1998, 441), Cartledge (1997, 3–5), Goldhill (1997, 54).
  7. ^ Cartledge (1997, 3, 6), Goldhill (1997, 54) and (1999, 20-xx), and Rehm (1992. 3).
  8. ^ Pelling (2005, 83).
  9. ^ Goldhill (1999, 25) and Pelling (2005, 83–84).
  10. ^ Dukore (1974, 31), Janko (1987, ix), and Ward (1945, 1).
  11. ^ novaonline.nvcc.edu/eli/spd130et/ancientgreek.htm
  12. ^ Brockett and Hildy (2003, 15–19).
  13. ^ "Credo Reference Library Login Page". 
  14. ^ Brown (1998, 441), Cartledge (1997, 3–5), Goldhill (1997, 54), Ley (2007, 206), and Styan (2000, 140).
  15. ^ Brockett and Hildy (2003, 32–33), Brown (1998, 444), and Cartledge (1997, 3–5).

Nguồn

  • Aston, Elaine, and George Savona. 1991. Theatre as Sign-System: A Semiotics of Text and Performance. London and New York: Routledge. ISBN 978-0-415-04932-0.
  • Banham, Martin, ed. 1998. The Cambridge Guide to Theatre. Cambridge: Cambridge UP. ISBN 0-521-43437-8.
  • Beacham, Richard C. 1996. The Roman Theatre and Its Audience. Cambridge, MA: Harvard UP. ISBN 978-0-674-77914-3.
  • Benedetti, Jean. 1999. Stanislavski: His Life and Art. Revised edition. Original edition published in 1988. London: Methuen. ISBN 0-413-52520-1.
  • ---. 2005. The Art of the Actor: The Essential History of Acting, From Classical Times to the Present Day. London: Methuen. ISBN 0-413-77336-1.
  • ---. 2008. "Stanislavski on Stage". In Dacre and Fryer (2008, 6–9).
  • Benjamin, Walter. 1928. The Origin of German Tragic Drama. Trans. John Osborne. London and New York: Verso, 1998. ISBN 1-85984-899-0.
  • Brown, John Russell. 1997. What is Theatre?: An Introduction and Exploration. Boston and Oxford: Focal P. ISBN 978-0-240-80232-9.
  • Brandon, James R., ed. 1997. The Cambridge Guide to Asian Theatre.' 2nd, rev. ed. Cambridge: Cambridge UP. ISBN 978-0-521-58822-5.
  • Burt, Daniel S. 2008. The Drama 100: A Ranking of the Greatest Plays of All Time. New York: Facts on File. ISBN 978-0-8160-6073-3.
  • Carlson, Marvin. 1993. Theories of the Theatre: A Historical and Critical Survey from the Greeks to the Present. Expanded ed. Ithaca and London: Cornell UP. ISBN 0-8014-8154-6.
  • Carnicke, Sharon M. 1998. Stanislavsky in Focus. Russian Theatre Archive Ser. London: Harwood Academic Publishers. ISBN 90-5755-070-9.
  • ---. 2000. "Stanislavsky's System: Pathways for the Actor". In Hodge (2000, 11–36).
  • Counsell, Colin. 1996. Signs of Performance: An Introduction to Twentieth-Century Theatre. London and New York: Routledge. ISBN 978-0-415-10643-6.
  • Dacre, Kathy, and Paul Fryer, eds. 2008. Stanislavski on Stage. Sidcup, Kent: Stanislavski Centre Rose Bruford College. ISBN 1-903454-01-8.
  • Deal, William E. 2007. Handbook to Life in Medieval and Early Modern Japan. Oxford: Oxford UP. ISBN 978-0-19-533126-4.
  • Deleuze, GillesFélix Guattari. 1972. Anti-Œdipus. Trans. Robert Hurley, Mark Seem and Helen R. Lane. London and New York: Continuum, 2004. Vol. 1. New Accents Ser. London and New York: Methuen. ISBN 0-416-72060-9.
  • Dukore, Bernard F., ed. 1974. Dramatic Theory and Criticism: Greeks to Grotowski. Florence, KY: Heinle & Heinle. ISBN 978-0-03-091152-1.
  • Elam, Keir. 1980. The Semiotics of Theatre and Drama. New Accents Ser. London and New York: Routledge. ISBN 978-0-415-03984-0.
  • Felski, Rita, ed. 2008. Rethinking Tragedy. Baltimore: Johns Hopkins UP. ISBN 0-8018-8740-2.
  • Fergusson, Francis. 1949. The Idea of a Theater: A Study of Ten Plays, The Art of Drama in a Changing Perspective. Princeton, NJ: Princeton UP, 1968. ISBN 0-691-01288-1.
  • Gauss, Rebecca B. 1999. Lear's Daughters: The Studios of the Moscow Art Theatre 1905–1927. American University Studies ser. 26 Theatre Arts, vol. 29. New York: Peter Lang. ISBN 978-0-8204-4155-9.
  • Gordon, Mel. 1983. Lazzi: The Comic Routines of the Commedia dell'Arte. New York: Performing Arts Journal. ISBN 0-933826-69-9.
  • Gordon, Robert. 2006. The Purpose of Playing: Modern Acting Theories in Perspective. Ann Arbor: U of Michigan P. ISBN 978-0-472-06887-6.
  • Harrison, Martin. 1998. The Language of Theatre. London: Routledge. ISBN 978-1-85754-374-2.
  • Hartnoll, Phyllis, ed. 1983. The Oxford Companion to the Theatre. 4th ed. Oxford: Oxford UP. ISBN 978-0-19-211546-1.
  • Hodge, Alison, ed. 2000. Twentieth-Century Actor Training. London and New York: Routledge. ISBN 978-0-415-19452-5.
  • Janko, Richard, trans. 1987. Poetics with Tractatus Coislinianus, Reconstruction of Poetics II and the Fragments of the On Poets. By Aristotle. Cambridge: Hackett. ISBN 978-0-87220-033-3.
  • Johnstone, Keith. 1981. Impro: Improvisation and the Theatre Rev. ed. London: Methuen, 2007. ISBN 0-7136-8701-0.
  • Jones, John Bush. 2003. Our Musicals, Ourselves: A Social History of the American Musical Theatre. Hanover: Brandeis UP. ISBN 1-58465-311-6.
  • Kuritz, Paul. 1988. The Making of Theatre History. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. ISBN 978-0-13-547861-5.
  • Leach, Robert. 1989. Vsevolod Meyerhold. Directors in perspective ser. Cambridge: Cambridge UP. ISBN 978-0-521-31843-3.
  • ---. 2004. Makers of Modern Theatre: An Introduction. London: Routledge. ISBN 978-0-415-31241-7.
  • Leach, Robert, and Victor Borovsky, eds. 1999. A History of Russian Theatre. Cambridge: Cambridge UP. ISBN 978-0-521-03435-7.
  • Meyer-Dinkgräfe, Daniel. 2001. Approaches to Acting: Past and Present. London and New York: Continuum. ISBN 978-0-8264-7879-5.
  • Meyerhold, Vsevolod. 1991. Meyerhold on Theatre. Ed. and trans. Edward Braun. Revised edition. London: Methuen. ISBN 978-0-413-38790-5.
  • Milling, Jane, and Graham Ley. 2001. Modern Theories of Performance: From Stanislavski to Boal. Basingstoke, Hampshire and New York: Palgrave. ISBN 978-0-333-77542-4.
  • Mitter, Shomit. 1992. Systems of Rehearsal: Stanislavsky, Brecht, Grotowski and Brook. London and NY: Routledge. ISBN 978-0-415-06784-3.
  • Moreh, Shmuel. 1986. "Live Theater in Medieval Islam." In Studies in Islamic History and Civilization in Honour of Professor David Ayalon. Ed. Moshe Sharon. Cana, Leiden: Brill. 565–601. ISBN 978-965-264-014-7.
  • O'Brien, Nick. 2010. Stanislavski In Practise. London: Routledge. ISBN 978-0415568432.
  • Pavis, Patrice. 1998. Dictionary of the Theatre: Terms, Concepts, and Analysis. Trans. Christine Shantz. Toronto and Buffalo: U of Toronto P. ISBN 978-0-8020-8163-6.
  • Peterson, Richard A. 1982. "Five Constraints on the Production of Culture: Law, Technology, Market, Organizational Structure and Occupational Careers." The Journal of Popular Culture 16.2: 143–153.
  • Pfister, Manfred. 1977. The Theory and Analysis of Drama. Trans. John Halliday. European Studies in English Literature Ser. Cambridige: Cambridge University Press, 1988. ISBN 978-0-521-42383-0.
  • Rayner, Alice. 1994. To Act, To Do, To Perform: Drama and the Phenomenology of Action. Theater: Theory/Text/Performance Ser. Ann Arbor: University of Michigan Press. ISBN 978-0-472-10537-3.
  • Rehm, Rush. 1992. Greek Tragic Theatre. Theatre Production Studies ser. London and New York: Routledge. ISBN 0-415-11894-8.
  • Richmond, Farley. 1998. "India." In Banham (1998, 516–525).
  • Richmond, Farley P., Darius L. Swann, and Phillip B. Zarrilli, eds. 1993. Indian Theatre: Traditions of Performance. U of Hawaii P. ISBN 978-0-8248-1322-2.
  • Roach, Joseph R. 1985. The Player's Passion: Studies in the Science of Acting. Theater:Theory/Text/Performance Ser. Ann Arbor: U of Michigan P. ISBN 978-0-472-08244-5.
  • Speirs, Ronald, trans. 1999. The Birth of Tragedy and Other Writings. By Friedrich Nietzsche. Ed. Raymond Geuss and Ronald Speirs. Cambridge Texts in the History of Philosophy ser. Cambridge: Cambridge UP. ISBN 0-521-63987-5.
  • Spolin, Viola. 1967. Improvisation for the Theater. Third rev. ed Evanston, Il.: Northwestern University Press, 1999. ISBN 0-8101-4008-X.
  • Taxidou, Olga. 2004. Tragedy, Modernity and Mourning. Edinburgh: Edinburgh UP. ISBN 0-7486-1987-9.
  • Ward, A. C. 1945. Specimens of English Dramatic Criticism XVII-XX Centuries. The World's Classics ser. Oxford: Oxford UP, 2007. ISBN 978-1-4086-3115-7.
  • Williams, Raymond. 1966. Modern Tragedy. London: Chatto & Windus. ISBN 0-7011-1260-3.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya