Sư tử đá Trung QuốcSư tử đá Trung Quốc hay sư tử Tàu hay còn gọi là Thạch sư (chữ Hán: 石獅, bính âm: Shíshī) hay Phúc cẩu là một biểu tượng con sư tử được tác bằng đá và được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc ngoài ra nó còn được phổ biến một cách rộng rãi tại phố người Hoa, Việt Nam. Nguồn gốcVề nguồn gốc, sư tử đá ở Trung Quốc có nguồn gốc ngoại lai. Chúng được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán. Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ Sư (獅/Shi trong Hán tự) có gốc từ tiếng Ba Tư là từ Shiar (شیر) chỉ sư tử[1]. Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm[2] bắt nguồn từ người Ba Tư, thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc. Từ đó, Trung Quốc du nhập sư tử đá vào lãnh thổ và biến nó thành linh vật để canh mộ, đôi sư tử đá trước điện Thái Hòa là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa Minh và Thanh. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa[2] Sư tử được Phật giáo nhận làm một biể̀u tượng rồi truyền vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Vào lúc đó, tôn giáo này đã đem vào Nhật Bản những tác phẩm điêu khắc kiểu Phật giáo. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Từ đây bắt đầu truyền thống hai sư tử đứng trước tượng Phật ở Nhật Bản[1]. Trên thế giớiỞ Trung Quốc
Sư tử đá được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc. Chúng dùng để đặt trước những lăng mộ, cũng có những cặp sư tử to được đặt ngay ở Thiên An Môn, ngày nay nằm dưới ảnh Mao Trạch Đông. Các nước khácKhông chỉ xuất hiện ở những nơi có cộng đồng người gốc Hoa sinh sống, mà ngay cả với những người dân phương Tây hoặc các nền văn hóa khác, thì con sư tử đá kiểu Trung Quốc bây giờ cũng đang dần trở thành một sản phẩm phổ cập cho thấy sự xâm lấn mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Người ta có thể bắt gặp con sư tử đá kiểu Tàu ở khắp mọi nơi, từ châu Âu, Bắc Mỹ cho đến Trung Mỹ dù có hay không có sự tác động của người Trung Quốc. Chẳng hạn như Mỹ, Pháp, Ý, Nga...[3] Ở Việt NamỞ Việt Nam trong Phật giáo, sư tử biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội). Sư tử đá nhập vào Việt Nam từ thời Lý, theo xu hướng của Ấn Độ với nghĩa đó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo Việt Nam. Qua thời gian sử tử đá đã tồn tại phát triển theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, sư tử đá được dùng để canh gác Tử Cấm Thành Bắc Kinh và có mặt ở các mộ táng quan lại và những người giàu Trung Quốc[4]. Trong khi sư tử đá ở Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, nó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Sư tử đá của Việt Nam có tạo hình rất nuột nà, mềm mại, trang trí cực kỳ tinh mỹ, mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống hổ hoặc lân, là những con sư tử dạng cách điệu[2]. Ngày nay, có ý kiến cho rằng ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ nhưng nhiều người Việt Nam thiếu hiểu biết lại vẫn sử dụng như một biểu tượng may mắn. Ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Khi được du nhập vào Việt Nam thì nó được ở lối ra vào các đình, chùa, công sở và một số nhà dân với suy nghĩ cặp sư tử đá này sẽ giúp phát tài phát lộc[5] nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của người dân tin vào những thông tin đồn thổi về sự linh thiêng của sử tử đá như có sư tử đá án ngữ sẽ bảo vệ gia chủ, sử tử đá giúp phát tài phát lộc nhưng thực chất đây là những thông tin sai sự thật, không phải quan điểm chính thống, mà rõ ràng ở Trung Quốc, sư tử đá được dùng để canh mộ[2]. Rất người đã thản nhiên chấp nhận những con sư tử Tàu này khắp phố phường, trước cổng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, và thậm chí là trước các di tích, đề chùa vì sự tương đồng nhất định giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam khiến cho cái ranh giới giữa sư tử Tàu và phần còn lại của khung cảnh Việt Nam trông không rõ ràng[6]. Quan niệm của rất nhiều người Việt Nam cho rằng Sư tử được coi là một loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của cơ quan hay Sư tử đá biểu trưng cho sự uy nghiêm, hóa giải tà khí và thu hút tài lộc, trấn phong thủy trước cổng nhà, cửa công ty từ đó có phong trào trang trí sư tử đá[1] từ đó dẫn đến hiện trạng sư tử đá kiểu Trung Quốc được sử dụng rộng rãi, tràn lan tại các đình, chùa và công sở Việt Nam những con sư tử đá kiểu Trung Quốc được đặt trước nơi thờ tự của tổ tiên người Việt cũng như tại các công ty, công sở hay nhà riêng. Đáng lưu ý là nhiều di tích lịch sử, chùa chiền Sư tử đá canh mộ kiểu Trung Quốc kiểu dáng dữ dằn không phù hợp với khung cảnh chùa chiền Việt Nam vốn thanh tịnh, hiền hoà. Phần lớn sư tử đá ở các nơi thờ tự Việt là do các tín chủ phát tâm công đức. Những người công đức thường là những người giàu và có chức có quyền nên Ban quản lý di tích và các vị sư rất khó lòng từ chối. Chúng được phát tán tại làng đá Non nước, Đà Nẵng, nơi sản xuất hàng loạt những con sư tử đá kiểu Trung Quốc, mặt hàng sư tử đá kiểu Trung Quốc là bán chạy nhất. Các nghệ nhân và chủ cửa hàng đều không biết đây là mẫu sư tử đá dập khuôn kiểu Trung Quốc, họ chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu của khách hàng còn không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của nguyên mẫu[4]. Sư tử đá kiểu Trung Quốc dễ dàng có mặt tại các di tích lịch sử văn hoá nơi đã được kiểm kê nghiêm ngặt và theo Luật Di sản nghiêm cấm thay đổi, thêm bớt mọi vật dụng thờ tự[5]. Tại một số đình chùa, công sở Việt Nam xuất hiện cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc được đặt ở hai bên lối vào. Có người cho rằng những con sư tử đá này biểu trưng cho quyền lực, có người nói sư tử đá thể hiện sức mạnh của Phật giáo… Sư tử vào chùa thứ nhất là do sính ngoại nhưng mà không phải sính ngoại vô ý thức mà do các thí chủ mong điều tốt lành. Họ muốn đặt vào nơi linh thiêng để đạt được mong cầu của họ. Nhưng tại nơi linh thiêng như ở ngôi chùa thì các nhà sư cũng không ý thức được. Họ nghĩ sư tử tạc bằng đá, thậm chí, bằng đá quý thì rất đẹp, nên chiều lòng thí chủ rồi cho đặt trong ngôi chùa mà không ý thức được tác hại phản cảm của nó. Có ý kiến cho rằng đây là hiện tượng đáng buồn về ý thức văn hoá, các nghệ nhân dân gian đều ra sức tạc sư tử đá Bắc Kinh. Con sư tử đá ở lăng Lương Vũ Đế, nó thiêng liêng trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh, nhưng mà về cơ bản và phổ biến là con sư tử đá canh mộ[2]. Tẩy chayNăm 2012, ở Dominica, Trung Mỹ, người ta cũng tranh cãi gay gắt vì hai con sư tử đá Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ vốn cho nước này xây lên một cây cầu, gọi là cầu Hữu nghị Dominica - Trung Quốc. Đầu cầu đặt một đôi sử tử đá khiến người dân Dominica tức giận. Họ cho rằng không thể tồn tại một biểu tượng của Trung Quốc ở giữa lòng thủ đô, nơi có rất nhiều khách du lịch qua lại. Họ cùng phá sư tử Tàu, cuối cùng chính quyền đành lòng dẹp hai con sư tử. Người dân nước này vạch ra một ranh giới rõ ràng về văn hóa, để một biểu tượng văn hóa ngoại lai ở trung tâm thủ đô thì họ không chấp nhận được, không như đại đa số người Việt Nam[6]. Khi sư tử đá Trung Quốc đã há miệng cất tiếng gầm khắp mọi miền Việt Nam, người ta mới loay hoay phân biệt ranh giới văn hóa Việt Nam và Trung Quốc[6]. Tại Việt Nam hiện nay rộ lên việc phong trào dọn ‘Sử tử đá Trung Quốc’ khỏi nhiều đền chùa, bắt đầu từ vào tháng 8/2013, trang web Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã nêu chuyện Loạn sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp. Sau một đợt thanh tra của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, nhiều đình chùa ở Việt Nam đã dọn những đôi sư tử đá theo mẫu Trung Quốc bị xếp hạng linh vật ngoại lai và có khuyến cáo phải di dời. Công tác này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành thoát li khỏi ảnh hưởng trên nhiều mặt về văn hoá cũng như kinh tế của Trung Quốc nên phong trào dọn sư tử đá Trung Quốc được một phần không nhỏ dư luận trên báo chí Việt Nam ủng hộ. Chú thích
|