Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Sinh vật lông roi sau

Thời điểm hóa thạch: Neoproterozoic–Recent
Một tế bào tinh trùng động vật có vẩy sau cố gắng xâm nhập vào một buồng trứng
Phân loại khoa học
Liên vực (superdomain)Neomura
Vực (domain)Eukaryota
(không phân hạng)Unikonta
(không phân hạng)Opisthokonta
Các phân nhóm

Sinh vật lông roi sau (danh pháp khoa học: Opisthokonta, từ tiếng Hy Lạp: ὀπίσθιος (opísthios) = "hậu, sau" + κοντός (kontós) = "sào, cột" nghĩa là "lông roi, tiên mao") là một nhóm rộng các sinh vật nhân chuẩn (Eukaryota), bao gồm cả các giới quen thuộc như động vậtnấm[1], cùng với các vi sinh vật nhân chuẩn khác mà đôi khi được gộp trong ngành cận ngànhChoanozoa (trước đây xếp trong giới sinh vật nguyên sinh (Protista)[2]. Các nghiên cứu di truyền cũng như siêu cấu trúc đều hỗ trợ mạnh quan điểm cho rằng Opisthokonta tạo thành một nhóm đơn ngành.

"Opisthokonta" và "nhóm Fungi/Metazoa" đôi khi được coi là đồng nghĩa của nhau[3].

Lông roi

Một đặc trưng phổ biến trong nhóm này là ở chỗ các tế bào lông roi, chẳng hạn như ở tinh trùng của phần lớn động vật và các bào tử của ngành nấm Chytridiomycota, đẩy chính chúng di chuyển bằng một lông roi sau. Chính đặc trưng này đem lại tên gọi cho nhóm.

Ngược lại, các tế bào lông roi ở các nhóm sinh vật nhân chuẩn khác đẩy chính chúng di chuyển bằng một hay nhiều lông roi trước.

Lịch sử

Quan hệ gần gũi của động vật và nấm đã được Cavalier-Smith đề xuất vào năm 1987[4], khi đó ông sử dụng tên gọi không chính thức opisthokonta (tên gọi chính thức đã từng được sử dụng để chỉ nấm trong nhóm Chytridiomycota), và nó được xác nhận trong các nghiên cứu di truyền muộn hơn[5].

Các nghiên cứu phát sinh chủng loài đầu tiên đặt chúng gần thực vật và các nhóm sinh vật khác có ti thể với nếp màng trong phẳng, nhưng đặc trưng này không ổn định.

Cavalier-Smith và Stechmann[6] cho rằng các sinh vật nhân chuẩn một lông rung như Opisthokonta và Amoebozoa, gộp lại cùng nhau tạo thành nhóm sinh vật một lông roi (Unikonta), tách rời với các sinh vật nhân chuẩn hai lông rung khác (gọi là sinh vật hai lông roi - Bikonta), ngay sau khi chúng tiến hóa.

Phân loại

Một trong các giả thiết về các mối quan hệ của sinh vật nhân chuẩn

Plantae

Chromalveolata

Amoebozoa

Opisthokonta 

Animalia

Choanozoa

Fungi

Nucleariida

Một trong các quan điểm về các giới lớn và các nhóm thân cây của chúng.[7]


Ghi chú

  1. ^ Shalchian-Tabrizi K., Minge M. A., Espelund M. và ctv. (2008). “Multigene phylogeny of choanozoa and the origin of animals”. PLoS ONE. 3 (5): e2098. doi:10.1371/journal.pone.0002098. PMC 2346548. PMID 18461162.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Steenkamp E. T., Wright J., Baldauf S. L. (2006). “The protistan origins of animals and fungi”. Mol. Biol. Evol. 23 (1): 93–106. doi:10.1093/molbev/msj011. PMID 16151185.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “Fungi/Metazoa group”. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ Cavalier-Smith, T. (1987). “The origin of fungi and pseudofungi”. Trong Rayner Alan D. M. (chủ biên) (biên tập). Evolutionary biology of Fungi. Cambridge, Anh: Nhà in Đại học Cambridge. tr. 339–353. ISBN 0-521-33050-5.
  5. ^ Wainright P. O., Hinkle G., Sogin M. L., Stickel S. K. (năm 1993). “Monophyletic origins of the metazoa: an evolutionary link with fungi”. Science (tạp chí). 260 (5106): 340–2. PMID 8469985. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ A. Stechmann & Thomas Cavalier-Smith (2002). “Rooting the eukaryote tree by using a derived gene fusion”. Science. 297 (5578): 89–91. doi:10.1126/science.1071196. PMID 12098695.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Cây phát sinh chủng loài dựa vào:
    • Eichinger L. (2005). Pachebat J.A.; Glöckner G.; Rajandream M.A.; Sucgang R.; Berriman M.; Song J.; Olsen R.; Szafranski K.; Xu Q.; và ctv. “The genome of the social amoeba Dictyostelium discoideum”. Nature. 435 (7038): 43–57. doi:10.1038/nature03481. PMID 15875012.
    • Steenkamp E.T. (2006). Wright J.; Baldauf S.L. “The Protistan Origins of Animals and Fungi”. Molecular Biology and Evolution. 23 (1): 93–106. doi:10.1093/molbev/msj011. PMID 16151185.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya