Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Sydney 2000 (trò chơi điện tử)

Sydney 2000
Nhà phát triểnAttention to Detail
Nhà phát hành
Âm nhạcJonathan Colling
Nền tảngPlayStation, PC, Dreamcast
Phát hànhPlayStation
  • NA: 31 tháng 7 năm 2000
  • EU: 25 tháng 8 năm 2000
  • JP: 26 tháng 10 năm 2000
PC
  • EU: 25 tháng 8 năm 2000
  • NA: 31 tháng 8 năm 2000
Dreamcast
  • EU: Tháng 8, 2000
  • NA: 31 tháng 8 năm 2000
  • JP: 26 tháng 10 năm 2000
Thể loạiThể thao (Thế vận hội)
Chế độ chơiChơi đơn, hai người chơi, hot seat hoặc tương tự

Sydney 2000 là tựa game chính thức của Thế vận hội Mùa hè XXVII, diễn ra tại Sydney, Úc năm 2000.[1] Game do hãng Attention to Detail phát triển và Eidos phát hành cho hệ máy Sony PlayStation, PC (Microsoft Windows) và Sega Dreamcast. Bản chuyển thể dành cho Nintendo 64Game Boy Color đã được lên kế hoạch phát hành cùng với bản PlayStation nhưng sau đó đã bị hủy bỏ. Với tổng số 32 quốc gia và 12 môn thi đấu, trò chơi là phần nối tiếp của tựa game Olympic Summer Games: Atlanta '96. Nhờ vào doanh thu tốt và không kể hầu hết những lời đánh giá khác nhau từ giới phê bình, trò chơi đã đoạt giải BAFTA dành cho tựa Game thể thao của năm.

Môn thi đấu

Quốc gia tham dự

Tổng cộng có tới 32 quốc gia tham dự trong game gồm những nước sau đây:

Các quốc gia có mặt trong game

Lối chơi

Sydney 2000 có tất cả 12 môn thi đấu truyền thống như: cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, đua xe đạp, bơi lội, bắn súng, ném tạ, chạy 100m, chạy rào, đua thuyền... Các cuộc tranh tài trong trò chơi đều diễn ra theo đúng thể thức thi đấu thực tế vì đây là tựa game chính thức của Thế vận hội. Game có hai chế độ: Arcade, Olympic và Head to head. Muốn tham dự Thế vận hội, người chơi phải là một vận động viên đủ năng lực và phẩm chất. Để đạt được điều này thì phải ra sức rèn luyện. Có một số bài tập dành riêng cho người chơi, và tùy theo môn thi đấu mà các bài tập sẽ khác nhau. Điều đáng nói trong trò chơi này là cách điều khiển. Game chỉ sử dụng có 3 phím nên người chơi sẽ phải nhấn phím liên tục cho đến khi mỏi nhừ cả tay là điều không thể tránh khỏi. Ở chế độ mặc định, người chơi chỉ có thể theo dõi các sự kiện xảy ra cho riêng mình, nếu muốn biết nhiều hơn về những gì xảy ra xung quanh thì người chơi phải thay đổi thiết lập tùy chọn.[2]

Đón nhận

Đón nhận
Các điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
GameRankings(PS) 60.28%[3]
(PC) 59.30%[4]
(DC) 54.31%[5]
Metacritic(PS) 57/100[6]
(DC) 53/100[7]
(PC) 51/100[8]

Sydney 2000 đã nhận được đánh giá trái chiều từ giới phê bình. Các website tổng hợp kết quả đánh giá GameRankingsMetacritic đều chấm cho bản PlayStation số điểm là 60.28% và 57/100,[3][6] bản PC số điểm là 59.30% và 51/100[4][8] và bản Dreamcast số điểm là 54.31% và 53/100.[5][7]

Tham khảo

  1. ^ “Sydney 2000 release”. GameFAQs. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Thế Giới Vi Tính – PC World Việt Nam, CLB Chơi Game, số 96 tháng 10 năm 2000, tr. 124.
  3. ^ a b “Sydney 2000 for PlayStation”. GameRankings. ngày 31 tháng 7 năm 2000.
  4. ^ a b “Sydney 2000 for PC”. GameRankings. ngày 31 tháng 8 năm 2000.
  5. ^ a b “Sydney 2000 for Dreamcast”. GameRankings. ngày 31 tháng 8 năm 2000.
  6. ^ a b “Sydney 2000 for PlayStation Reviews, Ratings, Credits, and More”. Metacritic. ngày 31 tháng 7 năm 2000.
  7. ^ a b “Sydney 2000 for Dreamcast Reviews, Ratings, Credits, and More”. Metacritic. ngày 31 tháng 8 năm 2000.
  8. ^ a b Robin (ngày 31 tháng 8 năm 2000). “Sydney 2000 for PC Reviews, Ratings, Credits, and More”. Metacritic.

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Olympic Summer Games: Atlanta '96
Tựa game chính thức của Thế vận hội Mùa hè
2000
Kế nhiệm:
Athens 2004
Tiền nhiệm:
Nagano Winter Olympics '98
Tựa game chính thức của Thế vận hội
2000
Kế nhiệm:
Salt Lake 2002
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya