Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Sát Tất

Sát Tất
察必
Nguyên Thế Tổ Hoàng hậu
Chính hậu nhà Nguyên
Tại vị1273 - 1281
Tiền nhiệmHoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệmNam Tất
Thông tin chung
Sinh1227 (?)
Hoằng Cát Lạt, Mông Cổ
Mất20 tháng 3, 1281
Đại Đô, Đại Nguyên
Phu quânHốt Tất Liệt
Hậu duệ
Thụy hiệu
Chiêu Duệ Thuận Thánh Hoàng hậu
(昭睿順聖皇后)
Tước vịTrinh Ý Chiêu Thánh Thuận Thiên Duệ Văn Quang Ứng Hoàng hậu
(貞懿昭聖順天睿文光應皇后)
Thân phụÁn Trần
Thân mẫuNa Chân

Sát Tất (chữ Hán: 察必; chữ Mông Cổ: ᠴᠠᠪᠢ; Romaji: Čabui; khoảng năm 1216 - 20 tháng 3, 1281), Hoằng Cát Lạt thị, kế thất của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, nhưng là Hoàng hậu đầu tiên chính thức nhận sắc phong của triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Bà sinh 4 người con trai cho Hốt Tất Liệt, bao gồm Hoàng thái tử Chân Kim. Trong Thái miếu nhà Nguyên, bà là vị nữ nhân duy nhất phối thờ cùng Hốt Tất Liệt, sinh thời tình cảm phu thê vô cùng thâm hậu.

Tiểu sử

Hoàng hậu thuộc bộ tộc Hoằng Cát Lạt (chỉ là tên bộ tộc, nhưng sách văn lấy tên làm họ cho bà), một trong những bộ tộc lớn nhất của Đế quốc Mông Cổ. Sử sách không ghi lại năm sinh của bà, chỉ ước tính khoảng năm Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn thứ 22 (1227). Bà là con gái Tế Ninh Trung Vũ vương Án Trần (按陳) và Vương phi Na Chân (哈真). Theo tư liệu gia tộc, Án Trần là anh của Bột Nhi Thiếp - một người vợ của Thành Cát Tư Hãn.

Năm Trung Thống nguyên niên (1260), Sát Tất được chọn làm Khả đôn của Hốt Tất Liệt - lúc này vẫn còn đang là Đại hãn của Mông Cổ, được liệt vào vị trí Đệ nhị Oát Nhĩ Đóa (第二斡耳朵), vì Đệ nhất được giữ cho Thiếp Cổ Luân, nguyên phối quá cố của Hốt Tất Liệt.

Năm Chí Nguyên thứ 10 (1276), tháng 10, sau khi Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên, bà nhận Hoàng hậu sách bảo. Từ đó Hậu cung nhà Nguyên có lệ, chỉ Hoàng hậu nào nhận sách bảo, mới được xem là ["Chính cung Hoàng hậu"; 正宮皇后], tức chính thê của Hoàng đế, do Hậu cung nhà Nguyên chỉ có 2 bậc là Hoàng hậu và Phi tần, số lượng người ở mỗi bậc không giới hạn, bậc Hoàng hậu của nhà Nguyên thường có hai người trở lên. Tôn hiệu đầy đủ của bà là Trinh Ý Chiêu Thánh Thuận Thiên Duệ Văn Quang Ứng Hoàng hậu (貞懿昭聖順天睿文光應皇后).

Năm Chí Nguyên thứ 18 (1281), ngày 29 tháng 2 âm lịch (tức ngày 20 tháng 3 dương lịch), Hoàng hậu Sát Tất băng thệ, không rõ bao nhiêu tuổi. Khi Nguyên Thành Tông kế vị, truy tôn thụy hiệu cho tổ mẫu là Chiêu Duệ Thuận Thánh Hoàng hậu (昭睿順聖皇后), phối thờ trong Thế Tổ miếu cùng Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt.

Sử sách ghi lại, Sát Tất sinh thời tính nhân minh, tùy sự khuyên can, am hiểu chính trị, đồng thời lại cần kiệm tự hạn chế, mọi chuyện dụng tâm, cũng thường xuyên ở bất đồng trường hợp, lấy bất đồng phương thức khuyên can Hốt Tất Liệt, nhắc nhở cho ông. Bà đem viện cũ bị bỏ hoang làm nơi dạy cung nhân dệt vải vóc. Khi Hốt Tất Liệt săn bắn than chói mắt, bà thường đem mũ che cho ông[1]. Bà lại đặt ra thứ trang phục cho tiện việc cưỡi ngựa, cắt tay áo, trước ngắn sau dài, về sau chính là [Bỉ giáp; 比甲][2]. Bà còn là người thiện lương, khi quân Nguyên tấn công Lâm An của Nam Tống và bắt Tống Cung Đế cùng Thái hậu Tạ Đạo Thanh, cả triều hoan hỉ chúc mừng, Sát Tất lại không vui. Hốt Tất Liệt dò hỏi, bà đáp:「"Thiếp nghe từ xưa không có quốc gia nào trường tồn, con cháu ta không như của họ, là phước đức rồi"」. Mẹ của Cung Đế là Toàn Hoàng hậu sau khi bị bắt đến Đại Đô, khí hậu không hợp, thường sinh bệnh tật. Sát Tất Hoàng hậu thương cảm, nhiều lần khuyên can Hốt Tất Liệt trả về Giang Nam. Hốt Tất Liệt không đồng ý vì sợ Toàn hậu trở thành con bài chính trị cho phe phản Nguyên ở phía Nam, nên chỉ cho phép Hoàng hậu Sát Tất chiếu cố Toàn hậu[3].

Sách dâng thụy hiệu

Sau khi Sát Tất qua đời, triều đình nhà Nguyên theo lệ Hán mà dâng thụy hiệu cho bà. Sách văn rằng:

Hậu duệ

  1. Đóa Nhân Chỉ (朵儿只), mất sớm.
  2. Chân Kim (真金), năm 1273 lập làm Thái tử. Mất năm 1286. Sinh phụ của Nguyên Thành Tông Thiết Mục Nhĩ.
  3. Mang Ca Lạt (忙哥剌), tước An Tây vương (安西王).
  4. Na Mộc Hãn (那木罕), tước Bắc An vương (北安王).

Chú thích

  1. ^ 《元史·卷一百十四·列傳第一》: 一日,四怯薛官奏割京城外近地牧馬,帝既允,方以圖進,后至帝前,將諫,先陽責太保劉秉忠曰:「汝漢人聰明者,言則帝聽,汝何為不諫。向初到定都時,若以地牧馬則可,今軍蘸俱分業已定,奪之可乎?」帝默然,命寢其事。后嘗於太府監支繒帛表裏各一,帝謂后曰:「此軍國所需,非私家物,后何可得支?」后自是率宮人親執女工,拘諸舊弓絃練之,緝為紬,以為衣,其韌密比綾綺。宣徽院羊臑皮置不用,后取之合縫為地毯。其勤儉有節而無棄物,類如此。
  2. ^ 《元史·卷一百十四·列傳第一》: 胡帽舊無前簷,帝因射日色炫目,以語后,后即益前簷。帝大喜,遂命為式。又製一衣,前有裳無衽,後長倍於前,亦無領袖,綴以兩襻,名曰比甲,以便弓馬,時皆倣之。后性明敏,達於事機,國家初政,左右匡正,當時與有力焉。
  3. ^ 《元史·卷一百十四·列傳第一》: 十三年,平宋,幼主朝于上都。大宴,眾皆歡甚,唯后不樂。帝曰:「我今平江南,自此不用兵甲,眾人皆喜,爾獨不樂,何耶?」后跪奏曰:「妾聞自古無千歲之國,毋使吾子孫及此則幸矣。」帝以宋府庫故物各聚置殿庭上,召后視之,后徧視即去。帝遣宦者追問后,欲何所取。后曰:「宋人貯蓄以遺其子孫,子孫不能守,而歸於我,我何忍取一物耶!」時宋太后全氏至京,不習北方風土,后為奏令回江南,帝不允,至三奏,帝乃答曰:「爾婦人無遠慮,若使之南還,或浮言一動,即廢其家,非所以愛之也。苟能愛之,時加存卹,使之便安可也。」后退,益厚待之。

Tham khảo

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya