Tỉnh ủyKhánh Hòa hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh ủy Khánh Hòa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh bầu.[1]
Tỉnh ủy Khánh Hòa có chức năng thi hành nghị quyết, quyết định của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư và Bộ Chính trị.
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trong thời gian từ 1925-1929 Tân Việt Cách mạng Đảng phát triển rộng khắp tại Khánh Hòa. Sau khi đường lối cộng sản được truyền bá chủ trương của Đảng Tân Việt là thành lập Đảng Cộng sản. Ngày 1/1/1930, Đảng Tân Việt được đổi tên thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, sau hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Tân Việt Khánh Hòa chuyển sang Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, rồi từ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chuyển sang Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khánh Hòa diễn ra trong thời gian ngắn, không bị gián đoạn; cũng có một số cơ sở còn nguyên là đảng Tân Việt chuyển thẳng sang Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tỉnh ủy lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa được thành lập ngay sau đó gồm: Trần Hữu Duyệt, Lê Dung, Đỗ Long, Trần Đình Giáp, Trương Hiệu. Trần Hữu Duyệt làm Bí thư Tỉnh ủy. Ban đầu, Đảng bộ do Xứ ủy Nam kỳ trực tiếp quản lý, sau Xứ ủy Trung kỳ quản lý.
Trong giai đoạn từ 1930-1932, các phong trào biểu tình, bãi công, bãi khóa... ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản chỉ đạo phát triển rộng lớn. Sau đó Pháp liên tục thực hiện các cuộc bắt bớ, đàn áp, đến đầu năm 1931 tỉnh ủy lâm thời buộc giải tán.
Đầu năm 1932, Phạm Xuân Hòa, bí thư Ban cán sự Trung Nam của Xứ ủy Trung kỳ trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhằm khôi phục Đảng bộ. Phạm Xuân Hòa móc nối được với Phan Đán khôi phục lại Đảng bộ. Cuối năm 1932, Ban cán sự Đảng Khánh Hòa được thành lập, Phan Đán được bầu làm Bí thư Ban Cán sự.
Cuối năm 1938, Hội nghị bầu Tỉnh ủy lâm thời được tổ chức. Đoàn Bá Thừa được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tại Hội nghị. Cuối năm 1939, Thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng trong nước, tỉnh ủy lâm thời bị vỡ.
Đầu tháng 4/1945, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập tại làng Mỹ Lệ (nay thuộc xã Ninh Đa huyện Ninh Hòa), Trịnh Huy Quang được bầu làm Bí thư. Tỉnh ủy lâm thời cùng Việt Minh tỉnh đã giành thắng lợi trong cách mạng tháng tám ngày 19/8, sau đó xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân tại tỉnh.
Đầu tháng 10/1945, Pháp đưa quân đổ bộ vào tỉnh. Để chống lại sự xâm nhập của Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp tại tỉnh nổ ra.
Sau Hiệp định Giơnevơ, tỉnh Khánh Hòa thuộc Việt Nam Cộng hoà quản lý đến năm 1975.
Sau khi thống nhất, tỉnh Khánh Hòa sáp nhập với tỉnh Phú Yên thành tỉnh Phú Khánh tốn tại đến 1986 phân tách lại.
Từ ngày 12/10 - 14/10/2020, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Khánh Hòa (46 Trần Phú, TP. Nha Trang). Tham dự Đại hội có 349 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 44.216 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.[4][5]
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII (2020 - 2025)
Ngày 13/10/2020, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XVII đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII với 50 đồng chí trúng cử Ban Chấp hành.[10]