Từ Hàng chân nhân
Từ Hàng chân nhân (慈航真人; Cíháng Zhēnrén; Tz'u-hang Chen-jen) là một vị thần tiên được thờ phụng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, xuất hiện trong Lịch đại thần tiên thông giám, Linh bảo kinh. Từ triều đại nhà Đường về sau, giới sĩ phu đưa ra chủ trương "Tam giáo hợp nhất", Từ Hàng của Đạo giáo dần được đồng hóa với Quán Thế Âm của Phật giáo.[1] Từ Hàng chân nhân thường được dân gian Trung Quốc tạc tượng với hình tượng cưỡi rồng, quy xà, ngao (một loài rùa trong thần thoại Trung Quốc) hoặc là thuyền độc mộc. Nguồn gốcTừ Hàng chân nhân được cho là xuất hiện sớm nhất trong "Linh bảo kinh" của Đạo giáo, được hoàn thành trong khoảng những năm 397-402, tuy nhiên bản gốc của Linh bảo kinh đã bị thất truyền, Linh bảo kinh hiện tại không còn thấy ghi chép về Từ Hàng chân nhân. Chỉ còn được biết thông qua "Văn tuyển khảo dị", trích dẫn từ "Văn tuyển Lý Thiện chú", sách này lại trích dẫn từ "Linh bảo kinh".
Phong thần diễn nghĩaTiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa đời nhà Minh của Hứa Trọng Lâm gọi Từ Hàng chân nhân là Từ Hàng đạo nhân, là một trong Côn Luân 12 Tiên, sư phụ là Nguyên Thủy Thiên Tôn, lập động phủ ở động Lạc Già, núi Phổ Đà. Trong tiểu thuyết này, Từ Hàng đạo nhân về sau lại đầu phục Tây Phương giáo (tức Phật giáo) trở thành Quán Thế Âm bồ tát. Như vậy, tác giả đem Từ Hàng đạo nhân của Đạo giáo và Quan Thế Âm bồ tát của Phật giáo kết hợp thành một người, dưới sự ảnh hưởng của tiểu thuyết này, dân gian Trung Quốc thường xem Từ Hàng đạo nhân là tương đồng với Quán Thế Âm bồ tát.[2] Tham khảo
|